Mâm cơm thắp hương gia tiên, cúng giỗ đơn giản hấp dẫn

15/11/2023 11:43:57 2179 lượt xem

Từ xa xưa, người Việt Nam luôn duy trì phong tục truyền thống dâng mâm cơm thắp hương lên tổ tiên vào ngày giỗ chạp hay lễ tết. Đây là cách thể hiện lòng kính trọng, biết ơn của con cháu với tổ tiên của mình. Vậy cách làm mâm cơm thắp hương như thế nào sẽ được giải đáp chi tiết qua nội dung dưới đây.

Ý nghĩa mâm cơm thắp hương cúng của người Việt

Người Việt quan niệm cho dù tổ tiên, ông bà đã mất nhiều năm nhưng sẽ vẫn luôn ở bên, theo dõi, giúp đỡ con cháu. Do vậy, việc dâng mâm cơm cúng là cách để thể hiện sự tôn kính, ghi nhớ công ơn của tổ tiên, người đã mất. Đây cũng là lời cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ cho mọi thành viên được bình an, may mắn, thuận lợi công việc.

mâm cơm thắp hương

Đặc biệt, cuộc sống hiện đại kéo theo mỗi người với những nỗi lo toan vất vả riêng. Vào ngày cúng giỗ cũng chính là thời điểm để anh em, họ hàng có cơ hội được quây quần, hỏi thăm nhau. Đây là dịp đặc biệt để gắn kết tình cảm của các thành viên với nhau.

Mâm cơm cúng gia Tiên, giỗ có những món gì?

Mâm cơm thắp hương dâng cúng gia tiên không cần chuẩn bị quá cầu kỳ hay bắt buộc phải có cao lương mỹ vị. Thay vào đó sẽ tùy theo từng vùng miền, gia đình khác nhau mà các món ăn có thể thay đổi tương ứng. Trong đó sẽ có những món cơ bản như gà luộc, xôi, bánh chưng, canh, rau xào, giò, chả… Đặc biệt quan trọng chính là tấm lòng thành mà con cháu, người sắp lễ muốn dâng lên tổ tiên.

mâm cơm thắp hương (5)

Gợi ý mâm cơm thắp hương 3 miền đơn giản

Mỗi vùng miền sẽ có các phong tục, tập quán riêng nên mâm cúng thắp hương cũng có nhiều khác biệt. Ngoài ra còn tùy theo điều kiện tài chính của từng gia đình mà mâm cỗ cúng sẽ thay đổi đôi chút. Dưới đây là một số mâm cơm thắp hương gia tiên cơ bản nhất của 3 vùng miền Bắc, Trung, Nam.  

Mâm cơm cúng miền Bắc đơn giản

Đối với mâm cơm thắp hương của người miền Bắc gồm có các món đồ lễ như sau:

  • Cơm trắng có 6 bát cơm nhỏ và 6 đôi đũa 
  • 1 đĩa xôi đỗ xanh hoặc xôi gấc
  • Bánh chưng hoặc bánh dầy
  • 1 đĩa giò lụa, chả 
  • 1 đĩa thịt nạc luộc
  • 1 bát thịt kho tàu
  • 1 bát canh xương hầm rau củ
  • 1 đĩa gà luộc  
  • 1 đĩa nộm rau tùy chọn
  • 1 đĩa miến xào lòng gà hay miến nấu canh
  • 1 đĩa nem rán 

Ngoài ra trên mâm cúng luôn có bình hoa tươi, mâm ngũ quả, hương, vàng mã… 

mâm cơm thắp hương (2)

Mâm cơm cúng miền Trung đơn giản

Mâm cơm thắp hương ở miền Trung có đầy đủ 4 món chính là món xào, canh, món thịt, tôm cá như sau:

  • Thịt vịt luộc, mắm gừng
  • Thịt gà luộc
  • Thịt heo luộc kèm với mắm tôm, rau sống
  • Thịt heo quay
  • Thịt bò nướng
  • Thịt lợn kho
  • Nem rán
  • Cá cắt khúc chiên
  • Cá chiên
  • Tôm rang
  • Đậu trắng
  • Khoai tây chiên

mâm cơm thắp hương (3)

Mâm cơm cúng miền Nam đơn giản

Mâm cúng giỗ ở miền Nam gồm các món sau:

  • 1 món kho như heo kho hoặc cá kho
  • 1 món luộc như thịt ba chỉ luộc hoặc thịt gà luộc
  • 1 món hầm như xương hầm, móng giò hầm măng
  • 1 món xào như thịt xào rau củ, hải sản xào. 
  • 1 món rau củ luộc

mâm cơm thắp hương (4)

Hướng dẫn cách bày mâm cơm cúng thắp thương 

Sau khi gia chủ chuẩn bị đầy đủ các món ăn phù hợp với mâm cỗ vùng miền thì sẽ tiến hành bày mâm cơm cúng như sau:

  • Các món ăn thịt gà, thịt vịt, thịt lợn cần được đặt trung tâm mâm cỗ cúng. Tiếp đến là món chiên, rán, xào và ngoài cùng là món canh, hầm. Khi bày mâm cỗ cần đặt các đĩa và bát thành hình vòng tròn tăng tính thẩm mỹ. 
  • Gia chủ cần lưu ý tạo sự cân đối giữa lượng thức ăn và kích thước bát đĩa. Tránh sử dụng bát đĩa quá to đối với lượng thức ăn ít gây mất thẩm mỹ. 
  • Nên sử dụng chén bát riêng cho gia vị chấm.
  • Bát đĩa, đũa thìa cần sử dụng cùng bộ, cùng họa tiết và đặt đối xứng trong mâm cơm. 
  • Vàng mã, giấy tiền nên đặt bên cạnh mâm cơm và đặt ở mâm nhỏ hơn. 

mâm cơm thắp hương (6)

Lưu ý khi chuẩn bị mâm cơm thắp hương

Mâm cỗ cúng từng vùng miền có sự khác nhau ra sao thì khi bày mâm cỗ gia chủ cũng cần lưu ý những điều sau:  

  • Đối với bàn thờ gia tiên nên để bát cơm vào mâm cỗ mà không được để dưới đất.
  • Bát đĩa khi đựng món ăn cúng cần được nguyên vẹn, tránh sứt mẻ gây thiếu sự tôn trọng tổ tiên.
  • Không bày biện những đồ ăn còn sống lên bàn thờ cúng gia tiên.
  • Nếu gia đình có 3 bàn thờ thì cần chuẩn bị 3 mâm cúng với thức ăn giống nhau.
  • Tránh cúng hoa quả giả trên bàn thờ gia tiên.

mâm cơm thắp hương (7)

Tuân thủ các lưu ý khi bày mâm cỗ cúng nêu trên chính là cách để chúng ta bày tỏ lòng tôn kính với ông bà tổ tiên. Hơn nữa, sự thành tâm sẽ giúp những lời cầu mong của bạn sớm thành sự thật.

Bài viết chia sẻ đến bạn cách bày mâm cơm thắp hương lên gia tiên cực chi tiết, cụ thể. Tùy theo quan niệm vùng miền Bắc – Trung – Nam, tùy hoàn cảnh gia đình mà  bạn có thể lựa chọn mâm cỗ phù hợp. Ngày cúng giỗ chính là lúc để con cháu bày tỏ sự biết ơn với ông bà tổ tiên và là dịp để mọi người tụ họp sau thời gian xa cách.

Đăng ký cầu an

Quý Phật tử có thể phát tâm công đức cho
Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo thông tin sau:

STK: 12 12 12 5577

Tên tài khoản: Văn phòng Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

54 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Văn khấn nguyện Phật Dược Sư cầu an, tiêu trừ bệnh tật

Sự kiện 23/01/2025 11:17:10

Nghi thức tụng kinh cầu an đầu năm chuẩn

Sự kiện 23/01/2025 11:11:04

Nghi thức tụng kinh cầu an đầu năm chuẩn

Sự kiện 23-01-2025 11:11:04

Tụng niệm là hành động đọc và nhớ lời Phật dạy, là sự kết hợp giữa miệng và tâm để tạo nên một sự tập trung sâu sắc vào lời kinh, giúp thanh lọc tâm hồn và hướng con người đến những giá trị đạo đức, tinh thần.
579 lượt xem 0 Bình luận

Bài tụng kinh cầu an tại nhà: Tụng Kinh gì? Ý nghĩa

Sự kiện 23/01/2025 11:05:17

Bài tụng kinh cầu an tại nhà: Tụng Kinh gì? Ý nghĩa

Sự kiện 23-01-2025 11:05:17

Tụng kinh cầu an tại nhà là nghi thức giúp gia đình cầu mong bình an, sức khỏe và hạnh phúc. Qua việc tụng kinh, gia đình thể hiện lòng kính trọng với Phật và tổ tiên, tạo không gian bình yên và thanh tịnh.
273 lượt xem 0 Bình luận

Tụng kinh ngày 23 tháng chạp: Tụng Kinh gì? Hướng dẫn, nghi thức

Tết An Viên 20/01/2025 17:00:55

Tụng kinh ngày 23 tháng chạp: Tụng Kinh gì? Hướng dẫn, nghi thức

Tết An Viên 20-01-2025 17:00:55

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày cúng ông Công ông Táo về trời. Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật cúng bái, nhiều gia đình còn lựa chọn tụng kinh như một hình thức thể hiện lòng thành kính và cầu mong bình an cho gia đạo. Vậy ngày 23 tháng Chạp tụng kinh gì? Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách tụng kinh ngày 23 tháng Chạp chuẩn, bao gồm cả nghi thức và ý nghĩa của việc làm này.
228 lượt xem 0 Bình luận

Cách cúng giao thừa ở chung cư: Đồ lễ, lưu ý, ý nghĩa

Tết An Viên 18/01/2025 18:07:01