9 điều cần làm vào giao thừa 30 Tết để năm mới bình an, may mắn

24/11/2023 16:26:09 1424 lượt xem

Ngày 30 Tết là thời điểm chúng ta chuẩn bị cúng giao thừa, ăn cơm tất niên và chào đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Vậy 30 Tết làm gì để nhận được may mắn, tài lộc cho cả năm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về điều nên làm vào ngày 30 Tết sắp đến. 

Thắp hương trước khi giao thừa

Ngày 30 Tết làm gì? Trước 12h đêm ngày 30 Tết thì gia chủ nên thắp nén hương lên bàn thờ Phật và tổ tiên. Việc thắp hương lên bàn thờ chính là lời mong ước được các vị thần, tổ tiên chở che, mong ước 1 năm mới an lành, hạnh phúc. Lưu ý trước khi thắp hương gia chủ cần dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ.

9 điều cần làm vào 30 tết giao thừa

Mở cửa sổ và cửa ra vào

Vào đêm 30 Tết, nhà nên mở cửa sổ, cửa chính ra vào để xua đuổi điều không may mắn của năm cũ và chào đón tài lộc cho năm mới. Việc mở cửa cũng là để rước các vị thần và tổ tiên về chung vui ăn Tết với gia đình.

9 điều cần làm vào 30 tết giao thừa (2)

Quên hết muộn phiền năm cũ

Đêm giao thừa là thời khắc thiêng liêng kết thúc năm cũ và bắt đầu năm mới. Do đó, mọi người hãy quên hết muộn phiền của năm cũ, quên hết những điều chưa đạt được để hy vọng về những điều tốt đẹp. Đây cũng chính là một trong những điều bạn nên làm vào ngày 30 để chào đón năm mới tươi vui hơn.

Xem thêm: 6 bài văn khấn cúng 30 Tết chuẩn phong tục Việt

Kiểm tra đèn, hệ thống chiếu sáng 

Đừng quên kiểm tra đèn, hệ thống chiếu sáng trong gia đình trước ngày 30 Tết. Hãy đảm bảo mọi thiết bị đèn điện bị hư hỏng được thay mới. Bởi theo phong thủy, việc đầu năm bóng đèn bị hỏng sẽ đem đến vận rủi cho gia chủ.  

9 điều cần làm vào 30 tết giao thừa (3)

Nên làm cỗ cúng vào buổi chiều và tối

Ngày 30 Tết, nhiều nhà tổ chức lễ cúng để tiễn đưa năm cũ. Tuy nhiên, tốt nhất chúng ta nên tổ chức lễ vào buổi chiều hoặc buổi tốt. Đây là nghi lễ quan trọng để mời ông bà, tổ tiên về sum họp cùng gia đình vào những ngày Tết.

Xem thêm: 3 bài văn khấn mời các cụ, ông bà tổ tiên về ăn Tết

Cần chuẩn bị lễ cúng trước khi ăn Tất niên

Ngày 30 Tết làm gì? Gia chủ nên chuẩn bị lễ cúng dâng lên bàn thờ Phật, thần linh, gia tiên trước khi ăn Tất Niên. Theo quan niệm người Việt, lễ cúng được chia làm 2 mâm, mâm cúng gia tiên tại bàn thờ trong nhà và mâm cúng thiên địa ngoài sân trước nhà.

Việc chuẩn bị lễ cúng tươm tất, đầy đủ là cách để gia chủ thể hiện lòng thành đối với bề trên. Lúc này, gia chủ sẽ cầu khấn thần linh, tổ tiên che chở cho gia đình may mắn, bình an trong năm mới. Sau khi lễ cúng kết thúc thì gia chủ sẽ ăn tất niên để cả gia đình cùng quây quần bên nhau.

9 điều cần làm vào 30 tết giao thừa (4)

Mâm cơm cúng chu đáo

Chúng ta nên chuẩn bị mâm cơm cúng thật đầy đủ, chu đáo để dâng lên thần linh, tổ tiên. Mâm cơm cúng không cần quá cao sang nhưng hãy chuẩn bị những món ăn cơ bản để bày tỏ tấm lòng của mình. Sự chân thành, kính trọng và biết ơn của gia chủ đối với bề trên sẽ được chứng giám thông qua mâm lễ cúng. 

Xem thêm: Cách chuẩn bị mâm cúng 30 Tết ba miền Bắc, Trung, Nam

Tạo không khí vui vẻ trong bữa tất niên

Ngày 30 Tết làm gì? Mọi người nên tạo không khí vui vẻ trong bữa tất niên để chào đón năm mới. Tránh gây gổ, tranh cãi, mắng trẻ con sẽ làm tổn thương hòa khí và xua đuổi đi tài lộc, may mắn. 

9 điều cần làm vào 30 tết giao thừa (5)

Bữa cơm tất niên là lúc để mọi thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, tâm sự mọi điều của cuộc sống. Do đó, đây là cơ hội hiếm hoi để mọi người gần nhau hơn nên hãy tránh tâm trạng buồn đau mà thay vào đó là sự vui vẻ, hạnh phúc.

Tránh làm vỡ đồ đạc

Tránh làm đổ vỡ đồ đạc vào ngày 30 Tết bởi đây là hành động sẽ khiến bạn và gia đình gặp nhiều vận xui, gia đạo không hòa thuận. Đặc biệt khi bạn làm vỡ gương vào ngày này là điều đại kỵ cần tránh.

9 điều cần làm vào 30 tết giao thừa (6)

Trên đây là nội dung chia sẻ các việc chúng ta nên làm vào giao thừa ngày 30 Tết để nhận về nhiều may mắn, tài lộc cho năm mới mà bchannel.vn muốn thông tin đến quý khán giả.

Đăng ký cầu an

Quý Phật tử có thể phát tâm công đức cho
Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo thông tin sau:

STK: 12 12 12 5577

Tên tài khoản: Văn phòng Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

48 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm

Tết An Viên 13/02/2024 13:59:47

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’

Sự kiện 12/02/2024 11:52:27

Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người

Sự kiện 12/02/2024 10:02:41

Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí

Tết An Viên 10/02/2024 17:57:10

Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn

Tết An Viên 10/02/2024 00:16:38