Có nên lau dọn bàn thờ hàng ngày không? Khi làm nên lưu ý gì?
Việc lau dọn bàn thờ đúng cách sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới con đường tài lộc và may mắn cho gia chủ. Có rất nhiều người thắc mắc không biết có nên lau dọn bàn thờ thường xuyên không? Vậy chúng ta hãy cùng nhau đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây.
Theo quan niệm dân gian, việc tránh lau dọn bàn thờ thường xuyên là bởi khi đặt bát hương cần tụ khí. Trong quá trình thờ cúng, việc dọn dẹp hoặc xê dịch bát hương là điều kiêng kỵ. Khi thắp hương, gia chủ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ bàn thờ, tránh mạng nhện, bụi bẩn. Đây là cách thể hiện sự tôn kính với ông bà, tổ tiên và các vị Thần linh.
Có cần lau dọn bàn thờ hàng ngày không?
Theo quan điểm của nhiều gia đình việc lau chùi bàn thờ thường xuyên thể hiện sự tôn trọng và lòng thành kính với gia tiên và các vị Thần linh vì thế mà bề trên nhìn thấy được tấm lòng thành của gia chủ sẽ phù hộ, độ trì cho gia đình nhiều may mắn, tài lộc.
Bên cạnh đó, theo tâm linh việc chúng ta lau dọn thường xuyên sẽ vô tình làm xê dịch bát hương. Vì thế, gia chủ cần lưu ý lau dọn xung quanh sau khi thắp hương để dọn sạch bụi bẩn và mạng nhện là được.
Xem thêm: Cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc: Mâm cúng, hoa, lễ vật
Cách lau dọn bàn thờ hàng ngày
Việc lau dọn bàn thờ hàng ngày là điều không cần thiết nhưng gia chủ cần phải lưu ý khi thực hiện dọn dẹp bàn thờ sao cho đúng cách và hợp lý, không phải cứ lau chùi sạch sẽ, gọn gàng là được mà cần phải thực hiện theo đúng quy trình:
- Đầu tiên, người bao sái bàn thờ cần phải tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo kín đáo, chỉnh tề, gọn gàng và nghiêm trang. Giữ tâm thanh tịnh, tuyệt đối không mặc quần áo ngắn, hở hang, phản cảm.
- Trước khi tiến hành lau dọn bàn thờ cần phải thắp hương xin phép gia tiên và Thần linh để bắt đầu dọn dẹp.
- Những ngày bình thường không nên dọn dẹp bàn thờ tổng thể như ngày Lễ, Tết mà chỉ cần lau bụi bặm và mạng nhện xung quanh là được.
- Khi bao sái bàn thờ phải sử dụng khăn sạch, nước sạch nếu có điều kiện có thể sử dụng nước ngũ vị được chiết xuất từ 5 loại thảo mộc khác nhau hoặc có thể sử dụng rượu trắng ngâm với nước gừng giã nát. Đặc biệt, chậu sử dụng lau bàn thờ cũng phải sử dụng chậu riêng không dùng chung trong sinh hoạt.
- Sau khi lau rửa sạch sẽ gia chủ cần để phơi đồ dùng nơi khố tháng và cất riêng một vị trí để tránh dùng chung lẫn lộn. Đồ thờ sau khi bao sái sạch sẽ để lại vào vị trí như cũ. Tiếp đó, gia chủ thắp 3 nén hương báo cáo với gia tiên và Thần linh đã hoàn thành xong việc dọn dẹp.
Việc lau dọn bàn thờ tổ tiên giúp cho con cháu thể hiện lòng thành kính. Điều này giúp cho mọi người trong gia đình được bề trên che chở, công danh sự nghiệp thuận lợi. Tuy nhiên, không nhất thiết người lau dọn bàn thờ là gia chủ mà con cháu trong nhà cũng có thể thực hiện.
Lau dọn bàn thờ hằng ngày cần lưu ý gì?
Lau dọn bàn thờ hàng ngày không cần quá cầu kỳ, mất nhiều thời gian như lau dọn bàn thờ ngày Tết. Tuy nhiên, dù là lau dọn ngày thường hay lau dọn ngày Tết cũng cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Để chuẩn bị cho việc dọn dẹp bàn thờ chúng ta cần phải chuẩn bị những vật dụng cơ bản như sau:
- Khăn sạch.
- Nước sạch.
- Giấy sạch.
- Nước ngũ hương hoăc tinh dầu quế, rượu trắng ngâm nước gừng giã nát.
- 1 chiếc thìa sạch (để xúc bớt tàn nhang trong bát hương nếu đầy).
- Chậu sạch.
Nên nhớ rằng, việc lau dọn bàn thời phải nghiêm túc và thành tâm. Sau đó cuối cùng, gia chủ hãy thắp hương 3 nén và mời tổ tiên cùng thần linh về ngự sau khi đã dọn dẹp xong sạch sẽ.
Xem thêm: 9 loại nước dùng để lau bàn thờ chuẩn phong tục Việt
Những thông tin chia sẻ trên đây của kênh Truyền hình Bchannel – BTV9, hy vọng sẽ cung cấp một kiến thức hữu ích cho bạn đọc khi đang phân vân trước thủ tục dọn dẹp bàn thờ cũng như có nên lau dọn bàn thờ hàng ngày hay không. Một bàn thờ sạch sẽ và sang trọng sẽ là điều tuyệt vời nhất mà con cháu thể hiện sự tôn kính, tri ân đến bền trên của mình. Đừng quên cập nhật thêm nhiều thông tin hay tại bchannel.vn nhé!
Quý Phật tử có thể phát tâm công đức cho
Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo thông tin sau:
STK: 12 12 12 5577
Tên tài khoản: Văn phòng Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)
Tin liên quan
Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm
Tết An Viên 13/02/2024 13:59:47
Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm
Tết An Viên 13-02-2024 13:59:47
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’
Sự kiện 12/02/2024 11:52:27
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’
Sự kiện 12-02-2024 11:52:27
Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người
Sự kiện 12/02/2024 10:02:41
Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người
Sự kiện 12-02-2024 10:02:41
Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí
Tết An Viên 10/02/2024 17:57:10
Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí
Tết An Viên 10-02-2024 17:57:10
Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn
Tết An Viên 10/02/2024 00:16:38
Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn
Tết An Viên 10-02-2024 00:16:38
34 lượt thích 0 bình luận