Mâm cúng Rằm tháng Giêng 2024: Chuẩn bị, gợi ý thực đơn và lưu ý

23/11/2023 11:22:37 746 lượt xem

Người xưa thường nói “Cúng cả năm không bằng cúng rằm tháng Giêng”. Vậy chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng Giêng ra sao? Cần chuẩn bị những gì là những câu hỏi được quan tâm rất nhiều. Vậy bài viết dưới đây sẽ trả lời mọi thắc mắc về mâm cúng Rằm tháng Giêng một cách chi tiết và đầy đủ để bạn đọc tham khảo.

Rằm tháng Giêng là một trong những ngày rằm quan trọng trong năm với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn gốc về ngày lễ này không phải ai cũng biết rõ. Theo truyền thuyết, ngày Rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên Tiêu đều bắt nguồn từ công việc đồng áng. Vào ngày này bà con tấp nập chuẩn bị việc đồng áng nên tối ngày 15/1 Âm lịch là thời điểm ra ruộng để tập trung nhổ cỏ, dọn lá khổ, đốt lửa để tiêu hủy sâu bọ. 

Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng ngày rằm tháng Giêng khởi nguồn từ hoạt động trong Phật giáo. Vào ngày này các vị chư Tăng sẽ tập trung đầy đủ để nghe Phật thuyết pháp. Bởi vậy, nhiều Phật tử thường sử dụng ngày này để tưởng nhớ đến Đức Phật. 

Dù trong kinh điển Phật giáo không đề cập đến ngày Rằm tháng Giêng, nhưng với người dân Việt đây là dịp mọi nhà đều lên chùa đầu năm cầu bình an, cầu nguyện một năm mới bình an, hạnh phúc. Chính vì vậy mới có câu: “Lễ phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” đã nói lên sự quan trọng của ngày lễ này.

Chính bởi những ý nghĩa đó, các gia đình Việt đều rất quan tâm và chú trọng chuẩn bị mâm cúng dâng lên tổ tiên, ông bà và thần linh vào ngày Rằm tháng Giêng.

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng 2024 đầy đủ

Cúng Rằm tháng Giêng có thể chuẩn bị mâm cúng khác nhau theo từng văn hóa truyền thống, phong tục tập quán của từng vùng miền. Nhưng điểm chung có một số lễ vật đều giống nhau chính là:

Ngoài ra, gia chủ có thể chuẩn bị mâm cúng chay hoặc mâm cúng mặn tùy vào thời gian chuẩn bị và điều kiện kinh tế của từng gia đình sẽ có mâm cúng ngày rằm mang đặc điểm riêng biệt. 

mâm cúng rằm tháng giêng

Mâm cỗ chay cúng Rằm tháng Giêng 2024

Với gia đình cầu kỳ trong từng bữa ăn, thì mâm cỗ chay cũng có thể lên đến 10 đến 20 món vì phải có đầy đủ màu sắc của ngũ hành như: Màu đỏ tượng trưng cho hỏa, đen tượng trưng cho thổ, xanh tượng trưng cho mộc và màu của nguyên tố tượng trưng cho đất. Màu vàng tượng trưng cho hòa hợp âm dương, màu trắng thuộc hành thủy. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện của từng gia đình, mâm cỗ chay sẽ được chuẩn bị cầu kỳ hay đơn giản, ít món hay nhiều món. Điều quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành kính tri ân ông bà, tổ tiên và thần linh. 

Một số thực đơn gợi ý cho mâm cỗ chay cơ bản:

– Thực đơn số 1:

  1. Xôi vò, chè đường
  2. Bánh su sê
  3. Bánh gio
  4. Cơm gạo lứt rang với hạt sen sấy
  5. Canh sủi cảo
  6. Canh nấm thập cẩm
  7. Nấm đùi gà kho sả
  8. Nộm su hào
  9. Phở chiên giòn xào giá, đậu
  10. Há cảo nhân nấm chiên
  11. Đậu phụ chiên với lá rong biển
  12. Cải chíp xào nấm

– Thực đơn số 2:

  1. Xôi gấc
  2. Xôi vò
  3. Bánh trôi
  4. Mía hấp gừng lá nếp hương bưởi
  5. Bánh rán mật
  6. Chè cau xôi vò
  7. Chè bà cốt
  8. Chè đậu đen lá dứa
  9. Chè đậu xanh cốt dừa
  10. Chè xôi mật

Mâm cỗ mặn cúng Rằm tháng Giêng 2024

Ngoài chuẩn bị mâm cỗ chay cúng Rằm tháng Giêng, gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ mặn. Thông thường mâm cỗ mặn bao gồm 4 bát, 6 đĩa. Một số món trong thực đơn mâm cỗ mặn bao gồm:

Xanh măng, canh bóng bò, bát canh miến, bát canh mộc: Đây là 4 loại canh phổ biến thường xuyên xuất hiện trong mâm cỗ của người Việt Nam. 

Gà trống luộc, thịt lợn luộc: Theo quan niệm của người xưa, một mâm cỗ cúng không thể thiếu con gà bởi đây là món ăn truyền thống. Tuy nhiên, hiện nay nhiều gia đình đã thay thế bằng thịt lợn luôn bởi tính tiện lợi và đơn giản, nhanh chóng. 

Dưa muối: Đây là món thường được chuẩn bị trước Tết Nguyên đán nên trong mâm cúng rằm tháng Giêng sẽ không thể thiếu. 

Xôi hoặc bánh chưng: Thông thường nhiều gia đình sẽ cẩn thận đồ xôi gấc bởi quan niệm xôi gấc có sắc đỏ điều này tượng trưng cho sự may mắn. Còn bánh chưng là loại bánh cổ truyền trong dịp Tết mang ý nghĩa của sự sinh sôi, nảy nở ở muôn loài. 

mâm cúng rằm tháng giêng (2)

Mâm cơm cúng còn có những món khác như xào, canh, chiên,… Những món ăn này sẽ được thay đổi tùy vào sở thích của gia đình. Tại miền Nam không thể thiếu canh khổ qua, thịt kho tàu. Mâm cúng Rằm tháng Giêng luôn đầy đủ các món ăn truyền thống, đầy đủ hương vị tượng trưng cho ước vọng bình an. Vị cay của ớt, vị chua của dưa hành, vị mặn của mắm, vị ngọt của bánh,.. tất cả hòa quyện tạo nên một mâm cúng đầy đủ đậm đà.

Xem thêm: Cúng Rằm tháng Giêng 2024 vào giờ nào ngày nào?

Gợi ý thực đơn mâm cỗ cúng rằm tháng giêng 

Thực đơn mâm cỗ cúng rằm tháng giêng rất đa dạng và phong phú. Mỗi vùng miền sẽ có cách chuẩn bị món ăn mang đậm nét riêng. Tuy nhiên, mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng sẽ có những món ăn cơ bản như:

  • Gà luộc
  • Xôi gấc
  • Nem rán
  • Bánh chưng
  • Canh măng
  • Canh mộc
  • Miến xào
  • Gỏi củ quả
  • Rau củ luộc
  • Canh củ quả
  • Giò lụa
  • Chả cốm
  • Sườn xào chua ngọt
  • Khoai tây chiên
  • Thịt kho tàu
  • Dưa muối hoặc củ kiệu muối
  • Các loại bánh của từng mùa 

Ngoài ra, có thể thay đổi theo sở thích và từng mùa của món ăn. Việc chuẩn bị mâm cúng đầy đặn thể hiện tấm lòng thành của con cháu dâng lên bề trên mong muốn có một năm mới làm ăn, buôn bán thuận lợi, gặp nhiều may mắn và thành công. 

mâm cúng rằm tháng giêng (3)

Xem thêm: 18 điều kiêng kỵ vào ngày Rằm tháng Giêng 2024

Lưu ý khi chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng là ngày rằm lớn nhất trong năm. Do đó, khi chuẩn bị mâm cúng bạn cần nên chuẩn bị kỹ lưỡng tránh xảy ra sai sót. Lưu ý, không nên cúng Rằm tháng Giêng bằng trái cây giả, hoa giả, đầu lợn và món chay giả mặn. 

Ngoài ra, trong ngày Rằm tháng Giêng chúng ta cần kiêng kỵ một số điều như:

  • Để thùng gạo cạn đáy: Người xưa quan niệm rằng đầu năm thùng gạo trong nhà cạn đáy thì quanh năm sẽ đói kém.
  • Kiêng câu cá: Dân gian có quan niệm rằng câu cá vào ngày trăng tròn sẽ mang đến vận xui xẻo. 
  • Kiêng chửi bậy, nói tục: Nếu ngày rằm mà chửi bậy, nói tục sẽ mang đến nhiều thị phụ. 

Xem thêm: 5 bài văn khấn cúng Rằm tháng Giêng chuẩn

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc biết  cách chuẩn bị mâm cúng trong dịp Rằm tháng Giêng năm 2024. Đây là một trong những lễ hội quan trọng tại Việt Nam, vì vậy, hãy tự chuẩn bị một bữa cúng chu đáo để mong đón những điều tốt lành và may mắn trong năm mới. Đừng quên cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích tại website bchannel.vn.

Đăng ký cầu an

Quý Phật tử có thể phát tâm công đức cho
Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo thông tin sau:

STK: 12 12 12 5577

Tên tài khoản: Văn phòng Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

40 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm

Tết An Viên 13/02/2024 13:59:47

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’

Sự kiện 12/02/2024 11:52:27

Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người

Sự kiện 12/02/2024 10:02:41

Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí

Tết An Viên 10/02/2024 17:57:10

Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn

Tết An Viên 10/02/2024 00:16:38