Lì xì là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và cách lì xì độc đáo

21/12/2023 10:37:19 932 lượt xem

Mỗi dịp tết đến xuân về thì có một tục lệ truyền thống diễn ra từ bao đời nay tại các nước Á Đông chính là lì xì tết. Vậy lì xì tết là gì? Đây là hành động đem lại may mắn cho các bạn nhỏ và cũng là cách để lấy lộc cho người lớn. Bạn đọc có thể tham khảo thêm về tục lệ lì xì này của người dân Việt qua nội dung dưới đây.   

Lì xì là gì?

“Lì xì” theo phiên âm của tiếng Trung Quốc có ý nghĩa là được lợi, có may mắn. Lì xì ngày tết mang ý nghĩa là đem đến may mắn, điều lành tốt đẹp cho trẻ em vào năm mới. 

Phong bao mừng tuổi đầu năm chính là thiện ý tốt đẹp của người lớn dành cho các em nhỏ. Người nhận lì xì sẽ vô cùng vui vẻ, thích thú bởi vừa mang giá trị kinh tế và giá trị lớn về tinh thần. 

Lì xì là gì_ Nguồn gốc, ý nghĩa và cách lì xì độc đáo

Nguồn gốc của tập tục lì xì vào dịp Tết Nguyên Đán

Tại các nước Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng thì tục lệ lì xì tết thường diễn ra trong dịp Tết Nguyên đán. Theo tục lệ này thì người tặng lì xì sẽ đặt tiền vào chiếc phong bì nhỏ để mừng tuổi trẻ em.

Tục lệ lì xì ngày tết có xuất xứ từ Trung Quốc xa xưa. Tương truyền kể lại có một con yêu quái thường xuyên xoa đầu trẻ nhỏ vào đêm giao thừa khiến trẻ bị ngớ ngẩn, sốt cao. Do đó mà nhiều gia đình thưởng phải thức cả đêm giao thừa để canh con trẻ không bị yêu quái làm hại.

Lì xì là gì_ Nguồn gốc, ý nghĩa và cách lì xì độc đáo (2)

Khi thấy điều này, 8 vị tiên liền hóa thành những đồng tiền nằm bên chỗ đứa trẻ. Lúc này, cha mẹ bọn trẻ gói những đồng tiền đó vào tấm vải đỏ nhằm xua đuổi yêu quái và phép lạ trở nên hữu dụng vô dùng. Khi con quái vật đến, những đồng tiền mà 8 vị tiên hóa thành lóe sáng khiến chúng sợ hãi phải bỏ chạy.

Đây cũng chính là nguồn gốc cho việc nhiều gia đình bỏ tiền vào túi màu đỏ tặng trẻ em vào ngày Tết. Đây là hành động lì xì đầu năm với lời chúc các bạn nhỏ khỏe mạnh và may mắn.

Ý nghĩa của lì xì 

Lì xì ngày tết được xem là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp từ xưa của người dân Á Đông. Mừng tuổi đầu xuân có thể kéo dài suốt 3 ngày lễ hay thậm chí có thể đến mùng 9, 10 tùy theo từng vùng miền.

Lúc này, người lớn tuổi sẽ lì xì cho con cháu và các cháu chúc Tết lại để lấy may mắn cho năm mới. Ngoài ra, người lớn tuổi cũng được nhận lì xì ngày tết từ con cháu đã đi làm xa, từ chủ nhà… 

Ý nghĩa của phong tục mừng tuổi ngày Tết chính là mong ước các bạn nhỏ nhanh lớn, chăm chỉ, ngoan ngoãn, khoẻ mạnh. Đây là tục lệ mang ý nghĩa tốt đẹp với sự kín đáo khi số tiền được cất giữ bên trong phong bao. Bên cạnh đó, phong bao màu đỏ, vàng đại diện cho sự như ý, thịnh vượng, bình an và may mắn.

Lì xì là gì_ Nguồn gốc, ý nghĩa và cách lì xì độc đáo (3)

Cách lì xì ngày Tết độc đáo

Mừng tuổi đầu năm hay lì xì tết chính là tục lệ truyền thống mang giá trị nhân văn to lớn. Hiện nay, có khá nhiều cách lì xì độc đáo, mới lạ mà chúng ta có thể áp dụng cho ngày Tết Nguyên Đán cận kề như sau:

Sử dụng bao lì xì độc lạ

Bạn có thể chọn các mẫu bao mừng tuổi có thiết kế độc đáo, ấn tượng cho Tết 2024. Những phong bao này có in các câu nói bắt trend trên thị trường đầy thú vị như “trứng rán cần mỡ, bắp cần bơ, chỉ cần lì xì cơ…”. Khi nhận phong bao mừng tuổi này, người nhận sẽ cảm thấy thích thú và phấn khích.

Lì xì là gì_ Nguồn gốc, ý nghĩa và cách lì xì độc đáo (4)

Câu chúc theo trend, vui vẻ

Ngoài ra, sẽ không thể thiếu các câu chúc Tết độc lạ dành tặng cho người nhận. Trong đó, câu chúc bắt trend cùng thiết kế thiệp tết vui nhộn tăng thêm phần thú vị cho bữa tiệc đầu xuân. Cả gia đình sẽ rộn vang tiếng cười với những câu chúc tết vui vẻ và độc lạ này.  

Lì xì đồ vật kỉ niệm khác tiền mặt

Nếu bạn muốn tạo sự khác biệt cho tục lệ lì xì tết có thể chọn đồ vật kỉ niệm để dành tặng thay tiền mặt. Ví dụ bạn có thể chọn các voucher giá trị, chuyến du lịch năm mới, trang sức,… để mừng tuổi. Những món quà kỷ niệm này chắc hẳn sẽ khiến người nhận thêm phần hứng khởi. 

Lì xì là gì_ Nguồn gốc, ý nghĩa và cách lì xì độc đáo (6)

Chuyển khoản số đẹp

Đặc biệt hơn, bạn có thể chuyển khoản số đẹp để lì xì ngày tết cho người thân, bạn bè… Bởi hiện tại, các ứng dụng điện tử rất phát triển nên bạn có thể mừng tuổi bằng chuyển khoản khi ở cách xa nhau. Đây là hình thức lì xì tết tiện lợi đối với người con xa quê hay các bạn trẻ thời nay. 

Lưu ý khi lì xì Tết

Việc mừng tuổi ngày tết không chỉ đòi hỏi tình cảm chân thành, hiểu rõ ý nghĩa mà chúng ta cần tránh những điều kiêng kị để mọi thứ diễn ra hoàn hảo nhất. Trong đó, một số lưu ý bạn cần tránh khi trao và nhận lì xì dịp đầu năm mới như sau: 

Không sử dụng phong bao lì xì có màu sắc khác ngoài màu vàng và đỏ

Từ xa xưa đã quan niệm rằng phong bao mừng tuổi sử dụng màu đỏ hoặc vàng để thể hiện sự may mắn và tài lộc. Tuy nhiên hiện nay có nhiều mẫu phong bao với màu sắc đa dạng hơn. Bạn có thể lưu ý nên chọn phong bao với 2 gam màu cơ bản này nhưng có kiểu dáng hiện đại, thời thượng hơn để sử dụng.

Lì xì là gì_ Nguồn gốc, ý nghĩa và cách lì xì độc đáo (7)

Không dùng tiền cũ khi mừng tuổi

Lưu ý tiếp theo khi lì xì tết chính là bạn nên dùng tiền mới, không nên dùng tiền cũ. Lý do bởi quan niệm rằng vào ngày đầu năm mới bất cứ ai cũng muốn bỏ lại những điều cũ kỹ để chào đón điều mới mẻ. 

Mặt khác tiền cũ đặt trong phong bao mừng tuổi được xem là mang lại âm khí xấu. Do vậy, bạn nên đổi tiền mới để mừng tuổi vào dịp đầu xuân để nhận may mắn nhé!

Kiêng kỵ số 4 khi mừng tuổi

Tiền lì xì tết nên tránh số 4 như 40, 400, 4000… Lý do bởi vì theo dân gian số 4 được đọc là “ Tứ” và phát âm gần giống với “Tử” là chết. Do vậy tốt nhất chúng ta nên kiêng kỵ mừng tuổi số tiền có liên quan số 4. Thay vào đó hãy lì xì tiền với con số thích hợp như số 8 mang nghĩa phát tài, phát lộc. 

Lì xì là gì_ Nguồn gốc, ý nghĩa và cách lì xì độc đáo (8)

Không nhận tiền lì xì đầu năm bằng 1 tay

Để thể hiện sự tôn trọng đối với người tặng thì chúng ta phải nhận tiền mừng tuổi bằng 2 tay. Tránh nhận tiền lì xì bằng 1 tay gây thất lễ, thiếu lịch sự.  

Không mở phong bao mừng tuổi ngay trước mặt người trao

Một điều cần tránh khi nhận tiền mừng tuổi chính là mở phong bao ngay trước mặt người tặng. Bởi tiền lì xì là tùy tâm, tùy vào khả năng kinh tế của  người tặng nên con số sẽ khác nhau. Hành động mở phong bao ngay trước mặt họ rất bất lịch sự, không xem trọng tấm lòng của họ.

Lì xì là gì_ Nguồn gốc, ý nghĩa và cách lì xì độc đáo (9)

Không mừng tuổi tiền số lẻ (ngoại trừ số tài lộc)

Lưu ý tiếp theo khi lì xì tết là nên để số tiền chẵn trong phong bao với hàm ý cầu mong năm mới đầy đủ và trọn vẹn. Tránh để số tiền lẻ vào phong bao mừng tuổi, ngoại trừ con số may mắn, tài lộc như 168, 188. 

Không vòi thêm tiền mừng tuổi

Có rất nhiều bé nhỏ để ý số tiền trong phong bao mừng tuổi và muốn xin thêm khi thấy ít. Điều này là không nên và phụ huynh nên dạy dỗ, chỉ bảo các em từ nhỏ. Vòi thêm tiền mừng tuổi là điều bất kính với người tặng lì xì và mất đi  ý nghĩa truyền thống của tục lệ lấy lộc đầu xuân này.

Lì xì là gì_ Nguồn gốc, ý nghĩa và cách lì xì độc đáo (10)

Bài viết đã chia sẻ những điều cần biết về lì xì tết là gì đến bạn đọc. Đây là tục lệ có từ lâu đời của người dân Việt với ý nghĩa nhân văn cầu chúc may mắn, lấy lộc đầu năm.  

29 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm

Tết An Viên 13/02/2024 13:59:47

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’

Sự kiện 12/02/2024 11:52:27

Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người

Sự kiện 12/02/2024 10:02:41

Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí

Tết An Viên 10/02/2024 17:57:10

Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn

Tết An Viên 10/02/2024 00:16:38