Ý nghĩa của ngày Rằm tháng Giêng trong Phật giáo

23/02/2024 10:32:30 1750 lượt xem

Bởi mang nhiều ý nghĩa đặc biệt trong cả văn hoá và Phật giáo, dân gian mới có câu: “Lễ cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”.

Là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, Rằm tháng Giêng có nhiều tên gọi và ý nghĩa. Người ta có thể gọi ngày này là Rằm tháng Giêng, Lễ Thượng Nguyên, Lễ Nguyên Tiêu…

Trong tâm thức của người Việt Nam, ngày Rằm tháng Giêng có ba ý nghĩa. Thứ nhất, đây là một ngày lễ văn hoá truyền thống có từ lâu đời. Thứ hai, đây là ngày lễ cầu phúc cho thế giới hòa bình, tổ quốc hưng thịnh, nhà nhà hạnh phúc. Ngày này, người ta có thể lễ phóng sinh, bá thí cho bước đường năm mới được mạnh mẽ và nhiều thành tựu hơn. Cuối cùng, đây là ngày do ông cả Thượng Nguyên Thiên Quan Dưỡng Phúc cai quản. Vị thần này là đệ tử của Đức Phật, phụ trách nuôi dưỡng phúc lành và ban phát phúc lành cho chúng sinh.

Đối với nhà Phật, đây là ngày Đức Phật triệu tập các thánh tăng, đệ tử của Ngài tại Trúc Lâm Tịnh Xá để giải mọi nghi vấn trong tu hành. Đây cũng là ngày Đức Phật căn dặn các đệ tử và nói ra bộ kinh cuối cùng – Kinh Di Giáo.

Chính vì những ý nghĩa sâu xa đó, dân gian mới có câu: “Lễ cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”.

Theo Thượng tọa Thích Thanh Ân, việc lễ cúng trong ngày Rằm tháng Giêng, phúc lớn hay nhỏ thì cũng như bao ngày khác trong năm. Tuy nhiên, ngày Rằm tháng Giêng hội tụ các yếu tố như thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Ngày này thường có rất đông người đi lễ, cho nên Phật thánh thần quan cũng giáng lâm chứng minh nhiều hơn. Rằm tháng Giêng còn là ngày văn hoá truyền thống của dân tộc, cúng lễ trong ngày này cũng làm người lễ phát khởi trí tuệ, niềm tin tốt hơn.

Tuy nhiên, mặc cho những ý nghĩa thiêng liêng và sâu xa đó, việc lễ có thành hay không lại phụ thuộc vào sự nỗ lực tự thân. Cửa Phật chỉ là nơi giúp gieo hạt ước nguyện, niềm tin, tạo động lực cho con người khai phát trí tuệ, sức mạnh của chính mình để dễ thực hiện các nguyện cầu.  

Đi lễ ngày Rằm tháng Giêng hay bất cứ ngày nào khác, người lễ cũng cần ghi nhớ 03 điều: Thứ nhất là kính Phật, thứ hai là trọng thần và thứ ba là trọng Tứ trọng ân. Lễ bái phải đi đôi với việc làm, và quả phúc ta đạt được cũng sẽ tương ứng với việc làm đó.

Trong chương trình Đâu Khó Có An Viên, Thượng toạ Thích Thanh Ân cũng lý giải những hiểu lầm thường gặp về việc lễ cúng ngày Rằm tháng Giêng, đồng thời hướng dẫn khán giả cách soạn lễ cúng sao cho đúng chuẩn tinh thần Phật giáo. Mời Quý khán giả lắng nghe đầy đủ những chia sẻ của Thượng toạ Thích Thanh Ân về ngày Rằm tháng Giêng tại: ĐÂY.

20 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Kinh Phật là gì? Tổng hợp những loại kinh Phật thường tụng

Ứng dụng 16/10/2024 15:35:43

Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc

Ứng dụng 15/10/2024 11:23:12

Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc

Ứng dụng 15-10-2024 11:23:12

Kinh cầu an là những bộ kinh được soạn ra nhằm cầu nguyện cho mọi chúng sinh được bình an, hạnh phúc, và tìm thấy sự thanh thản trong cuộc sống, giúp họ vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong đời.
12582 lượt xem 0 Bình luận

Bài văn khấn cúng rằm tháng 9 Giáp Thìn 2024

Ứng dụng 15/10/2024 10:00:23

Bài văn khấn cúng rằm tháng 9 Giáp Thìn 2024

Ứng dụng 15-10-2024 10:00:23

Cúng gia tiên, thần linh vào ngày rằm là một truyền thống văn hóa dân gian của người Việt. Dưới đây sẽ là những điều bạn cần nắm rõ khi thực hiện nghi thức cúng rằm đầy đủ và chi tiết.
779 lượt xem 0 Bình luận

Lời di huấn của Cố Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

Ứng dụng 14/10/2024 10:14:55

Lời di huấn của Cố Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

Ứng dụng 14-10-2024 10:14:55

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ- Đức Đệ Tam Pháp chủ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã nhập cõi Niết Bàn sau 105 năm trụ thế trên cõi sa-bà cống hiến cho Đạo Pháp và Dân tộc. Ngài để lại sự nghiệp trước tác đồ sộ và những lời di huấn sách tấn hàng hậu học.
45273 lượt xem 0 Bình luận

Bốn nguyên tắc để nhận biết Chánh pháp và Tà pháp?

Ứng dụng 05/10/2024 10:29:34