Tìm hiểu về 6 vị Tổ Thiền Tông nổi tiếng 

29/03/2024 11:40:09 338 lượt xem

6 vị Tổ Thiền Tông nổi tiếng trong phái Thiền Tông phải nhắc đến là Bồ Đề Đạt Ma, Đại Sư Huệ Khả, Đại sư Tăng Xán… Mỗi vị Tổ Thiền Tông đều đóng góp những công sức quý báu cho nền Phật giáo bấy giờ. Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu thêm về các vị Tổ Thiền Tông này qua nội dung dưới đây.

Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma

Bồ Đề Đạt Ma là sơ tổ của phái Thiền Tông Trung Quốc và là tổ thứ 28 Phật giáo Ấn Độ. Bồ Đề Đạt Ma kế thừa Phật Pháp từ đệ nhất Tổ – Tổ Ca Diếp. Ngài xưa là con thứ 3 của vua Hương Chí có tên thật là Bồ Đề Đa La khi được nối dòng Tông pháp đã đổi tên thành Đạt-Ma. 

Ngài đã làm nhiệm vụ thống nhất các giáo phái giữa Thiền sư Phật Đại-Tiên và Phật Đại-Thắng. Bên cạnh đó, Ngài còn khuyên vua Dị-Kiến tu tịnh nghiệp, hộ trì Tam bảo. Sau đó, Ngài di chuyển đến đất Quảng Châu, rồi lại vượt sông sang đất Ngụy, Ngài dừng chân tại chùa Thiếu Lâm ngồi tọa thiền xoay mặt vào vách. 

6 vị tổ thiền tông

Trong thời gian ở chùa Thiếu Lâm ngài đã giảng dạy cho rất nhiều thiền giả, trong đó có Ngài Huệ Khả. Năm Kỷ Dậu (529), Bồ Đề Đạt Ma thấy nhân duyên đã hết nên giao y bát cho Huệ Khả rồi thị tịch.  

Nhị Tổ Đại sư Huệ Khả 

Một trong 6 vị Tổ Thiền Tông tiếp theo của phái Thiền Tông là Đại sư Huệ Khả. Ngài là một trong những học trò xuất sắc của Bồ Đề Đạt Ma đóng góp nhiều công sức vào việc truyền bá Thiền Tông.

Đại sư Huệ Khả (486-593) họ Cơ, sinh trưởng ở Võ Lão đã thông tuệ tự nhỏ, đàm luận học thuyết Lão và Trang Tử. Năm Ngài 30 tuổi đã xem qua sách Phật và chuyển qua nghiên cứu Phật pháp. Trên con đường đi học đạo đến Lạc Dương, núi Hương Sơn, chùa Long Môn thì Ngài đã gặp Thiền sư Bảo Tịnh và xuất gia tu hành. Ngài đến chùa Vĩnh Mục thọ giới tại Phù Du Giang Tử và tinh thông kinh điển Luật-Luận.

6 vị tổ thiền tông (2)

Năm 33 tuổi Ngài tu thiền trên núi Hương Sơn suốt 8 năm. Sau đó Ngài đến phương Nam gặp Tổ Bồ Đề Đạt Ma và khi đắc pháp được đổi tên là Huệ Khả.

Tiếp đến, Ngài qua xứ Nghiệp Đô giáo hóa chúng sanh như giả dạng thế gian, hóa thân người giúp việc, làm mướn… Ngài đóng góp nhiều công sức trong việc truyền bá Phật pháp đến chúng sinh.

Tam Tổ – Đại sư Tăng Xán 

Đại Sư Tăng Xán là một trong 6 vị Tổ Thiền Tông đưa Thiền Tông lên một tầm cao mới. Ở đây phải nói đến sự phát triển của Thiền Tông Tỳ-ni-đa-lưu-chi. 

Đại Sư Tăng Xán là người đất Từ Châu, là Cư sĩ bị bệnh phong cùi nên lập ngôi thiếu thất cúng dường Tam Bảo. Ngài cầu nhị tổ Huệ Khả xin sám hối nghiệp chướng để có thể bớt bệnh. Và Ngài đã hoát nhiên đại ngộ, bệnh phong cùi giảm dần rồi dứt hẳn. Hai năm sau, Ngài đã truyền giao tâm ấn và y bát cho đệ tử là Đạo Tín. 

6 vị tổ thiền tông (3)

Tứ Tổ – Đại sư Đạo Tín 

Đại sư Đạo Tín đóng vai trò quan trọng để khai sáng và truyền bá Thiền Tông. Ngài là người đất Châu Kỳ, dòng dõi họ Tư Mã, có xuất chúng phi thường, hâm mộ đạo Phật. Ngài đã thu nhiếp thân tâm hơn 60 năm trường trước khi được thừa kế di phong của Tổ Tăng Xán.

Vào năm Quý Mão niên hiệu Trinh Quan, Ngài đã dâng sớ từ tạ 2, 3 lần khi vua Thái Tông triệu vào kinh. Điều này đã khiến nhà Vua nổi giận và định giết chết Ngài. Tuy nhiên trước thần sắc vẫn nghiễm nhiên tự tại không hề lo sợ cái chết của Ngài đã khiến nhà Vua khen ngợi và ban tặng châu báu để Ngài tùy ý.

Ngài phó chúc kệ xong liền vào thị tịch và Tháp Ngài được xây sau núi Phá Đầu. Đến đời vua Đại Tông, pháp hiệu của Ngài đổi thành Đại Y Thiền Sư.

6 vị tổ thiền tông (4)

Ngũ Tổ – Đại sư Hoằng Nhẫn 

Đại sư Hoằng Nhẫn là một trong 6 vị Tổ Thiền Tông đóng công sức lớn cho việc phổ cập Thiền tới đại chúng và cải cách, xây dựng hệ thống giáo dục Thiền. Ngài thửa nhỏ đã có cốt cách khác thường, được Tổ xin cho Ngài đi xuất gia.   

Trao pháp xong, Ngài thị tịch sau 4 năm và Tháp của Ngài được xây ở núi Hoàng. Đặc biệt, giáo pháp của Ngài được lập thành hai tông và Ngài thần Tú truyền về Bắc tông, Ngài Huệ Năng truyền về Nam tông. Ngài được vua Đại Tông suy tôn là Đại Mãn Thiền Sư.

6 vị tổ thiền tông (5)

Lục Tổ – Đại sư Huệ Năng 

Đại Sư Huệ Năng là người tiếp tục truyền thống Thiền Tông và có công sức cho sự phổ biến của Thiền ở Trung Hoa. Ngài là người họ Lư, lúc nhỏ mồ côi cha, gia đình nghèo khó. Khi Ngài đem củi vào chợ bán có nghe người tụng kinh Kim-Cang nên ngộ được thâm ý và tìm tới yết kiến Đại sư Hoằng Nhẫn.

Đại Sư Hoằng Nhẫn thấy kỳ lạ nên cho vào chái bếp làm việc đặt tên là Lư Hành Giả. Sau khi Lư đã trình bài kệ hợp ý đã được Tổ truyền tâm pháp.  Ngài đã trở thành lục tổ trong các vị Tổ Thiền Tông thời bấy giờ.

6 vị tổ thiền tông (6)

Bài viết đã giới thiệu đến bạn đọc về 6 vị Tổ Thiền Tông khác nhau. Từ công sức của các vị tổ sư Thiền Tông này mà Thiền Tông Trung Hoa đã ảnh hưởng rộng rãi trên toàn cầu. Hy vọng những kiến thức mà chúng tôi cung cấp mang đến cho quý Phật tử thông tin hữu ích về Phật giáo.

26 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Câu chuyện của Lê Thị Hà: Từ nỗi đau đến nghị lực phi thường

Nhân vật 21/11/2024 11:20:57

Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo

Ứng dụng 16/11/2024 10:43:06

Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024

Phật pháp ứng dụng 14/11/2024 14:42:19

Có duyên với Phật pháp, tháo gỡ mọi khó khăn trong cuộc sống nhờ bài giảng của Thiền sư Minh Niệm

Nhân vật 14/11/2024 10:11:47

Niệm Phật giữ bình tâm đưa người bệnh len qua vách núi hiểm trở

Nhân vật 14/11/2024 09:56:35