Bài văn khấn cúng tảo mộ cuối năm chi tiết chuẩn phong tục Việt

26/10/2023 16:33:45 1034 lượt xem

Tảo mộ cuối năm là truyền thống tốt đẹp của người dân Việt bao đời nay. Dưới đây là thông tin và kiến thức về chủ đề văn khấn tảo mộ đầy đủ và chi tiết giúp cho bạn đọc có thêm kinh nghiệm trong việc tảo mộ cuối năm.

Theo truyền thống của người Việt, dịp Thanh Minh hoặc cuối năm các gia đình thường tiến hành lễ tảo mộ để sửa sang lại phần mộ cho ông bà tổ tiên nhằm thể hiện tấm lòng biết ơn. Đây cũng là một nét đẹp trong văn hóa đời sống của ông bà ta lưu truyền cho đến tận bây giờ và thường được thực hiện từ đời này sang đời khác. 

Ý nghĩa khi đi tảo mộ

Tảo mộ là phong tục truyền thống có từ lâu đời mang ý nghĩa tốt đẹp về truyền thống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”. Tảo mộ diễn ra trong dịp cuối năm, thanh minh, chạp mả,…Trong dịp này các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau đến thăm khu mộ của ông bà dòng họ cùng nhau dọn dẹp sạch sẽ và dâng lên mâm lễ vật cúng bái thần linh, tổ tiên để thể hiện lòng hiếu thảo. 

văn khấn tảo mộ

Đây cũng là dịp để gia đình sum vầy và giãi bày những tâm tư, tình cảm với người đã khuất trong một năm qua. Tảo mộ còn có ý nghĩa thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu với ông bà, nhắc nhở con cháu về đạo lý “Chim có tổ, người có tông”. Tảo một thực sự là một nét đẹp đáng quý của người Việt Nam.

Ngày tảo mộ cuối năm

Lễ tảo mộ có thể làm độc lập vào tất cả các ngày trong tháng chạp tùy thuộc vào nét văn hóa và đặc trưng riêng của từng vùng miền. Hoặc có nhiều gia đình thường kết hợp với lễ mời gia tiên về ăn Tết sau ngày 23 tháng Chạp. Thông thường, tùy vào điều kiện mỗi gia đình và phong tục tập quán từng miền nên mỗi nơi có cách sắm sửa lễ lạc và chọn ngày thực hiện lễ tảo mộ khác nhau.

văn khấn tảo mộ (2)

Cách sắm lễ và mâm cúng tảo mộ cuối năm

Việc chuẩn bị lễ vật cúng sao cho đúng và đủ khi đi tảo mộ là vô cùng quan trọng. Có một số lễ vật là không thể thiếu như Trà, đèn, rượu, nước trong, trầu cau, tiền vàng, nhang và có thể chuẩn bị lễ chay hoặc mặn tuy vào truyền thống của mỗi gia đình. Đối với lễ chay, cần chuẩn bị thêm bánh, gạo, muối, chén mật, xôi chè. Lễ mặn có thêm gà luộc, khoanh giò, chân giò. 

Một điều đặc biệt và quan trọng nhất chính là tấm lòng thành của con cháu hướng đến ông bà, tổ tiên. Mọi việc dọn dẹp xuất phát từ chính cái tâm với tấm lòng biết ơn với bề trên. 

Vào ngày này gia chủ cần phải chuẩn bị mâm cúng thanh minh đầy đủ tại nhà và ngoài mộ để thờ cúng tổ tiên.

Xem thêm: Chuyên mục Tết An Viên

văn khấn tảo mộ (3)

Văn khấn tảo mộ cuối năm

Bài cúng tảo mộ cuối năm thứ nhất

Kính lạy:

– Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào phán quan.

– Ngài bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương.

– Ngài bản xứ thần linh Thổ địa tôn thần.

– Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ long mạch Tôn thần, Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh long, Hữu Bạch hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản ở trong xứ này.

Chúng con (Họ tên vợ, chồng)……………………………………………………

Địa chỉ…………………………………………………………………………………

Sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Tôn thần, kính viếng vong linh là:………………………………

(Tên của Ông, bà, cha mẹ v.v…): Tuổi………………………….

Tạ thế ngày…………………………………………………………..

Phần mộ ký táng tại……………………………………………….

Nay nhân ngày (Ví dụ: Cuối năm, hoặc Thanh minh, hoặc thăm mộ) con xin cúi lạy Thần linh đất này, Thành hoàng bản thổ nơi đây, đất lành chim đậu, đức dày thanh cao, giữ lành công lao, có kết có phát nhờ vào thần quan, tôn thần long mạch cao sang, nhị thập tứ hướng nhị thập tứ sơn quanh vùng.

Chọn đây an táng mộ phần, thỏa yên muôn thủa, hồng ân đời đời, gia ân mãi mãi không thôi, chúng con xin có vài lời cầu xin: Bái tạ thủ mộ thần quan, cho chân linh dưỡng cho hài cốt nguyên vẹn toàn, phù hộ con cháu trần gian, an khang mạnh khỏe ăn làm gặp may. Âm dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Phục duy cẩn cáo!

(Khấn 3 lần rồi đốt vàng tiền).

văn khấn tảo mộ (4)

Bài cúng tảo mộ cuối năm thứ 2

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy ngài Địa tạng vương bồ tát.

– Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.

– Con kính lạy ngày Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương quản cai nơi nghĩa trang.

– Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong nơi nghiã trang này.

– Con kính lạy hương linh cụ:………………………………………………………

Hôm nay là ngày… …….tháng Chạp, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.

Tín chủ (chúng) con là:………………………………………………………………

Ngụ tại:………………………………………………………………………………….

Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa trà quả,kim ngân tài mã, dâng hiến trình cáo Tôn thần, kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là:……………kỵ nhật là…….có phần mộ táng tại…………được về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa.

Âm dương cách trở

Bát nước nén hương

Thành tâm kính lễ

Cúi xin chứng giám

Phù hộ độ trì

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!.

Lưu ý khi đi tảo mộ cuối năm

Tảo mộ không đơn giản chỉ là chú trọng đến mâm cao, cỗ đầy mà quan trọng chính là tấm lòng thành tâm con cháu tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên. Ngoài ra, có những lưu ý khi tảo mộ cần nắm rõ như:

  • Cười đùa
  • Không được giẫm đạp lên mộ nhà hoặc xung quanh
  • Gọi tên nhau
  • Phá hoại mộ
  • Chửi bới, nói tục
  • Chụp ảnh
  • Sửa sang, dọn dẹp 4 mặt phần mộ, tránh chỉ dọn dẹp mặt trước.
  • Con gái đến tháng và phụ nữ mang thai được khuyên không nên viếng mộ…

Hy vọng với những thông tin cung cấp trên đây sẽ giúp cho bạn có được thông tin về bài văn khấn cúng tảo mộ cuối năm chi tiết chuẩn phong tục Việt. Đừng quên cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích tại Bchannel nhé!

Đăng ký cầu an

Quý Phật tử có thể phát tâm công đức cho
Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo thông tin sau:

STK: 12 12 12 5577

Tên tài khoản: Văn phòng Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

48 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Văn khấn nguyện Phật Dược Sư cầu an, tiêu trừ bệnh tật

Sự kiện 23/01/2025 11:17:10

Nghi thức tụng kinh cầu an đầu năm chuẩn

Sự kiện 23/01/2025 11:11:04

Nghi thức tụng kinh cầu an đầu năm chuẩn

Sự kiện 23-01-2025 11:11:04

Tụng niệm là hành động đọc và nhớ lời Phật dạy, là sự kết hợp giữa miệng và tâm để tạo nên một sự tập trung sâu sắc vào lời kinh, giúp thanh lọc tâm hồn và hướng con người đến những giá trị đạo đức, tinh thần.
538 lượt xem 0 Bình luận

Bài tụng kinh cầu an tại nhà: Tụng Kinh gì? Ý nghĩa

Sự kiện 23/01/2025 11:05:17

Bài tụng kinh cầu an tại nhà: Tụng Kinh gì? Ý nghĩa

Sự kiện 23-01-2025 11:05:17

Tụng kinh cầu an tại nhà là nghi thức giúp gia đình cầu mong bình an, sức khỏe và hạnh phúc. Qua việc tụng kinh, gia đình thể hiện lòng kính trọng với Phật và tổ tiên, tạo không gian bình yên và thanh tịnh.
241 lượt xem 0 Bình luận

Tụng kinh ngày 23 tháng chạp: Tụng Kinh gì? Hướng dẫn, nghi thức

Tết An Viên 20/01/2025 17:00:55

Tụng kinh ngày 23 tháng chạp: Tụng Kinh gì? Hướng dẫn, nghi thức

Tết An Viên 20-01-2025 17:00:55

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày cúng ông Công ông Táo về trời. Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật cúng bái, nhiều gia đình còn lựa chọn tụng kinh như một hình thức thể hiện lòng thành kính và cầu mong bình an cho gia đạo. Vậy ngày 23 tháng Chạp tụng kinh gì? Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách tụng kinh ngày 23 tháng Chạp chuẩn, bao gồm cả nghi thức và ý nghĩa của việc làm này.
190 lượt xem 0 Bình luận

Cách cúng giao thừa ở chung cư: Đồ lễ, lưu ý, ý nghĩa

Tết An Viên 18/01/2025 18:07:01