Ngày bao sái bát hương năm 2024? Cách bao sái bát hương

25/10/2023 16:18:23 1200 lượt xem

Bao sái bát hương được biết tới rất quan trọng trong nếp sống tâm linh thờ cúng của người Việt chúng ta. Thế nhưng không phải ai cũng biết chọn ngày và cách thực hiện sao cho đúng. Hãy tham khảo ngay thông tin dưới đây nhé!

Bao sái bát hương là gì?

Bao sái bát hương là một nghi thức đặc biệt quan trọng được diễn ra vào dịp cuối năm âm lịch và trở thành nếp sống tâm linh không thể thiếu. Hay hiểu đơn giản, bao sái bát hương chính là công việc vệ sinh ban thờ, lau chùi bát hương, tỉa chân nhang và thay phần tro trong bát nhang.

Ngày bao sái bát hương năm 2024_ Cách bao sái bát hương

Người xưa quan niệm, ban thờ là nơi linh thiêng, ban thờ sạch sẽ thể hiện tấm lòng thành kính với ông bà, tổ tiên và thần linh. Sau khi bát nhang sử dụng qua một thời gian bát hương sẽ đầy tàn nhang nếu không được vệ sinh sạch sẽ bị tàn nhang vươn ra làm bẩn bát nhanh và ban thờ gây khó khăn trình vệ sinh. Điều này còn gây mất trang nghiêm, thanh tịnh. Để ý nghĩa của việc thờ phụng được trọn vẹn thì con cháu trong gia đình nên bao sái bát hương đây là biểu hiện của sự thành tâm, thành kính đến bề trên.

Ngày bao sái bát hương năm 2024 vào ngày nào?

Theo chia sẻ của các chuyên gia văn hoá, gia chủ có thể lựa chọn bất kỳ một ngày tốt bất kỳ để lau dọn ban thờ. Tuy nhiên, nhiều gia đình sẽ thực hiện bao sái ban thờ vào ngày cúng ông Công, ông Táo 23 tháng Chạp hoặc vào ngày Tất niên ngày cuối cùng của năm âm lịch. Năm 2024, ngày cuối cùng của năm là ngày 30 Tết tức ngày 09/02/2024 Dương lịch.

Ngày bao sái bát hương năm 2024_ Cách bao sái bát hương (2)

Lễ vật và vật dụng khi bao sái cần chuẩn bị

Lễ vật để cúng bao sái

Lễ vật chuẩn bị trước khi bao sái ban thờ gia chủ không cần chuẩn bị quá cầu kỳ mà chỉ cần những lễ vật cơ bản như:

  • 1 đĩa xôi
  • 1 miếng thịt luộc
  • 1 đĩa hoa trái theo mùa
  • 1 ấm trà và bộ 5 chén nhỏ
  • 3 chén rượu nhỏ
  • 1 chén nước sôi để nguội
  • 3 lễ tiền vàng
  • 2 lọ hoa tươi

Ngày bao sái bát hương năm 2024_ Cách bao sái bát hương (3)

Vật dụng cần thiết

  • Rượu gừng sạch: Gừng mua về rửa sạch, giã nát hòa cùng với rượu.
  • Nước hoa (Nếu có).
  • Tờ báo hoặc tấm vải mới.
  • Khăn sạch.
  • Chậu nước sạch.

Xem thêm: 5 Bước thay tro bát hương và thời điểm thay tro bát hương chuẩn

Cách bao sái bát hương cuối năm

Bước 1: Xin phép trước khi dọn

Trước khi tiến hành bao sái bát hương, gia chủ cần xin phép trước khi dọn dẹp. Những công việc cần thực hiện khi xin phép bao gồm:

  • Chuẩn bị một đĩa trái cây, sau đó đặt lên trên ban thờ.
  • Tắm gội sạch sẽ, ăn mặc lịch sự chỉnh tề và thắp 1 nén hương để xin phép ông bà, tổ tiên trước khi bao sái bát hương và dọn dẹp ban thờ. 
  • Khi cúng vái xin thần linh, tổ tiên tạm lánh một bên để con cháu có thể tiến hành lau dọn. 
  • Trong khi lau dọn cần phải hết sức cẩn thận, tỉ mỉ không được làm rơi vỡ đồ cúng trên ban thờ.

Ngày bao sái bát hương năm 2024_ Cách bao sái bát hương (4)

Bước 2: Dọn dẹp bàn thờ 

Sau khi đã xin phép ông bà, tổ tiên chúng ta cần chuẩn bị dụng cụ để lau dọn ban thờ như sau:

  • Chổi và khăn lau ban thờ.
  • Nước lau ban thờ được làm từ 5 loại thảo dược gồm đinh hương, hồi, tô mộc, quế, bạch đàn hoặc rượu gừng để tẩy uế cũng như làm sạch làm thờ.
  • Đun nước nóng để thực hiện quá trình bao sái, tuyệt đối không dùng nước lạnh để lau.
  • Chuẩn bị bàn đã được trải khăn sạch sẽ sau đó di chuyển bát hương, bài vị của thần linh xuống. 

Lưu ý: Nên để riêng để tránh nhầm lẫn và lau bụi bẩn trước khi để lại trên ban thờ.

Xem thêm: 5 bài văn khấn cúng bao sái bàn thờ, tỉa chân nhang chuẩn

Lưu ý khi bao sái bát hương 

Để việc bao sái bát hương đúng cách đem lại tài lộc cho gia chủ chúng ta cần phải chú ý một số điều kiêng kỵ như sau:

  • Khi lau dọn ban thờ cần đặt tấm lòng thành kính để tổ tiên, ông bà và các vị thần chứng giám. 
  • Tuyệt đối không làm xê dịch hay di chuyển bát hương, bài vị. Nếu lỡ tay hoặc tình huống bất khả kháng phải lập tức sám hối và hoàn lại mọi thứ đúng vị trí ban đầu. 
  • Chổi và khăn lau dùng riêng biệt với chổi và khăn sử dụng trong nhà.

Xem thêm: 15+điều kiêng kỵ khi bốc bát hương 80% gia chủ không biết

Quan điểm của đạo Phật về bốc bát hương

Đạo Phật chỉ có luật nhân quả, nghiệp báo luân hồi. Hạn hay không hạn là do bản thân có tự tạo nghiệp ác hay không. Nếu ai làm điều ác thì sẽ gặp tai họa. Nếu ai làm điều thiện, sống thiện, tu nhân tích đức thì sẽ được phúc báo. Chính vì không hiểu thấu đáo bản chất của nghiệp báo luân hồi nên người dân nảy sinh các điều kiêng kỵ không cần thiết. Người dân chỉ cần sống và thực hành điều thiện, hướng thiện thì chuyện tốt sẽ đến.

Trong Phật giáo cũng có cách bao sái bát hương nhưng hoàn toàn khác với phong tục dân gian kể trên. Bát nhang chỉ là vật để cắm nhang cúng Phật, cúng ông bà nên không hề kiêng cữ, chỉ cần mỗi ngày đều vệ sinh bàn thờ giữ luôn luôn sạch sẽ, tôn nghiêm là được.

 

62 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm

Tết An Viên 13/02/2024 13:59:47

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’

Sự kiện 12/02/2024 11:52:27

Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người

Sự kiện 12/02/2024 10:02:41

Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí

Tết An Viên 10/02/2024 17:57:10

Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn

Tết An Viên 10/02/2024 00:16:38