Bất hiếu là gì? Những điều cần biết về tội bất hiếu

11/03/2024 10:41:39 549 lượt xem

Trong Phật giáo, bất hiếu là một trong những tội lớn nhận quả báo nặng nề mà chúng ta cần tránh. Vậy bất hiếu là gì? Nguyên nhân gây nên sự bất hiếu là gì? Cách sám hối tội bất hiếu trong quá khứ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một cách chi tiết đến bạn đọc về trọng tội bất hiếu này.

Bất hiếu là gì?

Bất hiếu là những hành động, cư xử thiếu đạo đức của những đứa con đối với ông bà, cha mẹ. Sự bất hiếu này được thể hiện qua cách đối xử hàng ngày, qua lời nói. 

Hiện nay xã hội ngày càng phát triển khiến tâm tính con người thay đổi nên việc con cái bạc đãi bố mẹ diễn ra khá nhiều. Đây là tội ác không thể nào tha thứ theo Phật pháp. Bất hiếu sẽ khiến chúng ta nhận quả báo nặng nề và khi bố mẹ già yếu, nhắm mắt xuôi tay thì cơ hội để bù đắp và sửa sai khó có được nữa.

bất hiếu là gì (2)

Nguyên nhân con cái hình thành bất hiếu đối với cha mẹ

Nguyên nhân hình thành bất hiếu là gì? Hành vi bất hiếu của con cái đối với cha mẹ không tự nhiên có mà hình thành từ nhiều điều nhỏ nhặt. Trong đó, lý do có hành vi bất hiếu được phân chia như sau: 

Nguyên nhân hình thành tiểu bất hiếu:

  • Sự vô tâm: Khi bố mẹ trao yêu thương vô điều kiện và đứa trẻ hưởng thụ hiển nhiên nhưng không cho đi thì chúng dần hình thành sự ngang bướng, cứng đầu, không nghe lời.
  • Kiêu ngạo: Cha mẹ yêu thương chiều chuộng con cái vô điều kiện đã hình thành cho con cảm giác kiêu ngạo. Con trẻ huênh hoang không biết trên dưới, đố kị, không biết cảm thông với mọi người.
  • Lêu lổng: Bạn trẻ thường xuyên tụ tập với bạn bè, không thích gặp mặt người thân, không coi trọng gia đình và bố mẹ.
  • Vong ơn: Con cái hưởng trọn vẹn tình yêu thương của bố mẹ nhưng xem là điều hiển nhiên, vô ơn dẫn đến ác nghiệp.

bất hiếu là gì (3)

Khi tiểu bất hiếu tích tụ thành đại bất hiếu:

  • Phóng đãng: Con cái sử dụng tiền bố mẹ làm ra nhưng bỏ mặc họ không phụng dưỡng chăm sóc khi về già. Nhiều trường hợp còn bắt bố mẹ đau ốm kiếm tiền nuôi con.
  • Giàu có: Con cái đã giàu có nhưng vô tâm cho rằng bố mẹ không có công lao gì đối với họ. Con cái nảy sinh oán giận, không phụng dưỡng, không chăm sóc cha mẹ khi về già.
  • Tranh đoạt: Gia đình đông anh em với lòng đố kỵ, tham lam tranh giành tiền bạc, tài sản mà đùn đẩy trách nhiệm chăm lo cha mẹ.

Nguyên nhân bất hiếu là gì theo quan điểm đạo Phật

Theo đạo Phật, mọi hiện tượng trong cuộc sống đều thuộc nhân quả và bất hiếu cũng vậy. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là nhân duyên, có thể là thiện duyên và ác duyên.

Việc con cái bất hiếu với cha mẹ cũng có thể do oán kết từ tiền kiếp nên sinh ra đã oán thù cha mẹ. Ví dụ như câu chuyện về ông vua A Xà Thế khi tiền kiếp Ngài là vị đạo sư tu trong rừng. Khi đó, vua Bình Sa vào rừng săn bắn thì các tỳ thiếp đã đến chỗ vị đạo sĩ trò chuyện. Tuy nhiên nhà vua cho rằng đạo sĩ đã quyến rũ tỳ thiếp của mình nên quyết định chém đầu. Lúc này vị đạo sĩ phát một lời nguyền lấy mạng vua. Khi đại sĩ chết đi đã đầu thai luôn làm con của vua Bình Sa là A Xà Thế. Vua A Xà Thế cướp ngôi vị, ác hại vua cha đến chết. Vua A Xà Thế được Phật giáo hóa nên phát tâm sám hối.

bất hiếu là gì (4)

Quả báo mà kẻ bất hiếu cha mẹ bị trừng phạt là gì? 

Quả báo của tội bất hiếu là gì? Khi con cái gây nên tội bất hiếu với cha mẹ sẽ nhận quả báo thích đáng như sau:

Hay gây chuyện làm cha mẹ buồn đau sẽ nhận quả báo bệnh tật ốm yếu

Công sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc con cái với tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ không có gì sánh được. Tuy nhiên nhiều người con đã đối xử tệ bạc với cha mẹ khiến họ buồn phiền, lo lắng. Đức Phật đã dạy đối với những người con này sẽ chịu quả báo gặp nhiều bệnh tật, ốm yếu.

Kẻ chiếm đoạt tài sản cha mẹ sẽ nhận quả báo ít tài sản

Ngay cả đối với người sinh ra mình mà người con vẫn có lòng tham sân si muốn chiếm đoạt tài sản thì là tội bất hiếu. Tài sản của cha mẹ là của cha mẹ, khi cha mẹ cho thì nhận còn tuyệt đối bạn không được ép buộc. Đây là tội bất kính đáng khinh bỉ và người con đó sẽ nhận được quả báo là sự nghèo hèn.

bất hiếu là gì (5)

Không yêu quý cha mẹ là con cái đang gieo nghiệp xấu

Cha mẹ có tướng mạo xấu xí hay tật nguyền như thế nào thì con cái không được phép ghét bỏ. Thay vào đó chúng ta cần luôn yêu thương người sinh thành, nuôi dưỡng mình để hưởng những điều tốt đẹp. Khi không yêu quý cha mẹ chính là cái nhân mà con người gieo nghiệp xấu cho chính cuộc đời của mình.

Bất kính với cha mẹ sẽ đầu thai vào dòng họ thấp kém

Việc đối xử tệ bạc, thất đức với cha mẹ bạn thì người con sẽ không đáng để hưởng đặc ân. Lúc này, theo Đức Phật thì người con khi chết đi sẽ đầu thai vào dòng họ thấp kém. Khi cha mẹ sinh thành khỏe mạnh mà con cái không hiếu kính, khi mất đi mới khóc lóc là kẻ độc ác đáng trừng phạt.

bất hiếu là gì (6)

Pháp luật trừng phạt tội bất hiếu như thế nào?

Ở trên chúng ta đã hiểu rõ tội bất hiếu là gì. Vậy Pháp luật Việt Nam trừng trị những người phạm tội bất hiếu như thế nào. Bên cạnh việc họ bị tòa án lương tâm trừng phạt và nhận quả báo luân hồi trong tương lai thì kẻ bất hiếu còn bị Pháp luật định tội xứng đáng. 

Theo Điều 70 Luật hôn nhân và gia đình 2014 của Pháp Luật Việt Nam quy định sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ như sau:

  • Bổn phận con cái là kính trọng, biết ơn, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự truyền thống gia đình.
  • Nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc khi cha mẹ già yếu, ốm đau, khuyết tật…
  • Nghĩa vụ tham gia sản xuất, đóng góp nhằm đảm bảo đời sống chung của gia đình dựa theo khả năng.

Con cái khi có hành vi bất hiếu với cha mẹ sẽ bị xử phạt rất nặng như truy cứu xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm.

bất hiếu là gì (7)

Sám hối tội bất hiếu trong quá khứ như thế nào?

Việc con cái phạm tội bất hiếu trong quá khứ nhưng đã nhận ra sai lầm và muốn bù đắp sẽ giảm bớt oán nghiệp trong tương lai. Biết sai lầm và quay đầu hối lỗi là điều không bao giờ muộn đối với mọi người. 

Nếu bạn còn may mắn cha mẹ vẫn còn sống thì việc báo đáp và chuộc lỗi của bạn sẽ làm giảm bớt sự dằn vặt, ân hận. Đầu tiên bạn nên sám hối, xin lỗi  người bạn gây tổn thương. Sau đó hãy thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng, đối xử tốt với cha mẹ để cha mẹ cảm nhận tình yêu thương của con cái.

Nếu người sinh thành đã ra đi thì bạn sẽ không còn cơ hội để đối xử tốt mà lúc này bạn sẽ chuyển hóa bằng việc làm nhiều việc thiện, giúp đỡ người già neo đơn,… Việc tích đức sẽ giúp cha mẹ sớm được siêu độ, nhận phước lành ở thế giới bên kia. Chúng ta nên cố gắng gieo trồng nhân lành, kính hiếu với cha mẹ ông bà để không phạm phải tội ác tày trời này.  

Cách tư duy để tránh việc gieo nhân bất hiếu  

Để tránh gieo nhân bất hiếu thì mỗi người con nên thực hiện các cách tư duy như sau: 

Nhìn nhận bản thân, thấu hiểu cha mẹ 

Nhiều người con không hiểu được ý nghĩ của cha mẹ nên sinh ra lòng oán trách. Từ oán trách gây nên những hành động, lời nói hình thành tội bất hiếu. Do đó, mỗi người nên nhìn nhận lại bản thân, đặt mình vào địa vị của cha mẹ để hiểu rõ, thấu hiểu cha mẹ. Đây chính là yếu tố quan trọng tạo dựng nên tấm lòng tôn kính, yêu thương cha mẹ.

bất hiếu là gì (8)

Con cái sám hối tội bất hiếu để xả bỏ oán kết nhiều đời

Đạo Phật cho hay có những hành động bất hiếu của con cái có thể do những oán kết với cha mẹ trong tiền kiếp và theo dòng nghiệp ác tâm đó hiện hữu. Lúc này, mỗi người nên tư duy và thành tâm sám hối với Phật. Chúng ta nên xin xả bỏ kết oán, xin phát nguyện học Phật để tu tâm biết ơn thành người con có hiếu. Đồng thời việc tu học Phật Pháp, ứng dụng lời Phật dạy để có cuộc sống an bình hơn. 

Giác ngộ nhân quả 

Con bất hiếu sẽ phải chịu quả báo vô cùng nặng nề và là nhân quả không trốn tránh được. Do vậy, chúng ta nên giác ngộ nhân quả để cẩn trọng hơn trong việc ứng xử với cha mẹ. Mỗi người hãy dùng trí giác ngộ về tâm linh, về quả báo, về công lao to lớn của cha mẹ… để thực hành hiếu thuận. 

Thông qua bài viết này thì bạn đọc và quý Phật tử đã hiểu rõ hơn về tội bất hiếu là gì. Việc nhìn nhận bản thân để hiểu rõ cha mẹ tránh gieo nhân bất hiếu và không chịu quả báo sẽ giúp chúng ta có được sự hạnh phúc và bình an.

17 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

[Góc Giải Đáp] Tôn kính là gì? Những điều cần tôn kính? 

Kiến thức 02/04/2024 10:12:12

[Góc Giải Đáp] Tôn kính là gì? Những điều cần tôn kính? 

Kiến thức 02-04-2024 10:12:12

Trong cuộc sống hàng ngày chắc hẳn bạn sẽ không thể không có những lúc thể hiện sự tôn kính đến ai đó, đấng thần linh nào đó. Điều này rất dễ hiểu! Vậy tôn kính là gì? Trong Phật giáo có những điều nào cần tôn kính? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết nhất đến bạn đọc về vấn đề tôn kính này.
94 lượt xem 0 Bình luận

Ý nghĩa đặc biệt của 7 vị Phật Dược Sư

Kiến thức 02/04/2024 10:12:08

Ý nghĩa đặc biệt của 7 vị Phật Dược Sư

Kiến thức 02-04-2024 10:12:08

Đức Phật Dược Sư trong Phật giáo có đến 7 hình tướng khác nhau và mang hàm nghĩa tương ứng. Vậy bạn đã biết gì về 7 vị Phật Dược Sư hay chưa? Bài viết dưới đây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa, phước báo nhận được khi thờ phụng các vị Phật Dược Sư này. 
119 lượt xem 0 Bình luận

14 loại pháp khí Mật Tông bạn nên tìm hiểu

Kiến thức 02/04/2024 10:12:02

14 loại pháp khí Mật Tông bạn nên tìm hiểu

Kiến thức 02-04-2024 10:12:02

Pháp khí Mật Tông hỗ trợ việc thực hành pháp sự, trợ ích trong tu chứng Phật pháp. Trong đó, Mật Tông Tây Tạng là môn phái có số lượng pháp khí phong phú với tạo hình đặc biệt như chuông, chày Kim Cang, rìu Kim Cang, kèn Ốc Loa, Kinh Luân,... Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn về những pháp khí này qua nội dung dưới đây.
106 lượt xem 0 Bình luận

Top 8 vị Hộ Pháp Mật Tông bạn nên biết

Kiến thức 02/04/2024 10:11:08

Top 8 vị Hộ Pháp Mật Tông bạn nên biết

Kiến thức 02-04-2024 10:11:08

Pháp môn Mật Tông xuất hiện từ thế kỷ 5 với sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa, sau đó đã trở thành tôn giáo chính ở Tây Tạng. Trong pháp môn này thì các vị Hộ Pháp Mật Tông được xem là người có hạnh nguyện truyền bá chánh pháp. Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn về các vị Hộ pháp này qua nội dung dưới đây. 
170 lượt xem 0 Bình luận

Tìm hiểu về Ngũ Trí Như Lai trong Mật Tông

Kiến thức 02/04/2024 10:08:19

Tìm hiểu về Ngũ Trí Như Lai trong Mật Tông

Kiến thức 02-04-2024 10:08:19

Ngũ Trí Như Lai trong Mật Tông bao gồm năm vị Phật đại diện cho 5 khía cạnh, tích cách hay 5 loại trí tuệ khác nhau với những con đường đi riêng để đạt cảnh giới Niết Bàn. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về thông tin Ngũ Trí Như Lai này qua nội dung dưới đây bạn nhé!
161 lượt xem 0 Bình luận