Bên trong con hẻm có 4 ngôi chùa giữa lòng Sài Gòn
Hẻm 498 đường Lê Quang Định được nhiều người biết đến với tên gọi “hẻm thiền” vì có đến 4 ngôi chùa tọa lạc.
498 Lê Quang Định, phường 1, quận Gò Vấp có lẽ là con hẻm duy nhất ở TP.HCM có bốn ngôi chùa: Chùa Già Lam (Quảng Hương Già Lam), chùa Châu An, chùa Huệ Đức và tịnh xá Ngọc Phương.
Khác hẳn ngoài đường ồn ào náo nhiệt với đông đúc xe cộ nối đuôi nhau không ngớt, bước chân càng sâu vào hẻm 498 đường Lê Quang Định, người ta càng cảm nhận thấy không khí yên bình, thanh tịnh và mát mẻ.
Vừa vào hẻm, chúng ta sẽ bắt gặp ngay tịnh xá Ngọc Phương. Tịnh xá là ngôi Tổ đình của Ni giới Hệ phái Khất sĩ (nguyên là Giáo hội Khất sĩ Ni giới Việt Nam), trụ sở Trung ương của hơn 300 ngôi Tịnh xá ở 3 miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
Từ ngoài nhìn vào, cách đường Lê Quang Định khoảng 30m, cổng tam quan Tịnh xá Ngọc Phương hiện ra khiêm nhường mà trang nghiêm. Bước vào khuôn viên tịnh xá, khách thập phương cảm nhận một không gian yên tĩnh và tao nhã của các cành phong lan, hoa sứ, hoa trang,… Dưới sân trước tịnh xá, bên phải là mộ Tháp cố Đệ nhất Ni trưởng Huỳnh Liên, kiến trúc cổ kính trang nghiêm, đối diện với cổng tam quan. Bên trái là vườn Lâm-tỳ-ni trang nghiêm, thanh tịnh.
Tịnh xá được xây dựng năm 1957 do cố Ni trưởng Huỳnh Liên – Trưởng Ni giới Hệ phái Khất Sĩ, và từ đó đến nay đã trải qua nhiều lần trùng tu.
Phía trái từ cổng chính tịnh xá Ngọc Phương sẽ là một lối rẽ dẫn vào chùa Châu An và chùa Huệ Đức. Trong đó, chùa Châu An được xây dựng từ năm 1952, có kiến trúc mái ngói màu xanh, nhiều tầng, các góc mái được uống cong vừa phải,sân chùa bài trí tiểu cảnh rất đẹp. Chùa Châu An nổi tiếng với những hoạt động thiện nguyện tại chùa lẫn các chương trình ở tỉnh.
Còn Huệ Đức Tự, một ngôi chùa nhỏ nhưng vẫn đều đặn hành pháp mỗi ngày.
Nằm cuối con hẻm là ngôi chùa Già Lam (Quảng Hương Già Lam) một ngôi chùa có khuôn viên khá rộng rãi và thoáng mát. Đây là nơi đặt di cốt của nhạc sĩ Y Vân, nữ nghệ sĩ Kim Cúc, soạn giả Năm Châu… và rất nhiều những gương mặt của lịch sử miền Nam.
Già Lam do Hòa thượng Thích Trí Thủ sáng lập năm 1960. Chùa là nơi tu học của nhiều tăng sinh miền Trung và miền Nam; nhờ đó ngoài khu chính điện, chùa còn có những dãy nhà của chư tăng và trai đường khá rộng.
“Hẻm thiền” quen thuộc với nhiều người Sài Gòn còn được những bệnh nhân ở Bệnh viện Ung Bướu gọi là hẻm “tình thương” vì chùa Châu An hàng tháng sẽ đến bệnh viện đón khoảng 200 bệnh nhân về chùa để nói chuyện, niệm Phật và tặng quà cho tinh thần thoải mái, thêm niềm tin để vượt qua bạo bệnh.
Giữa bao con hẻm khác ở Sài Gòn nhưng “hẻm thiền” vẫn có những nét đặc sắc riêng. Người dân nơi đây nói rằng, những buồi chiều nghe tiếng tụng kinh, gõ mõ mà lòng cảm thấy thanh thản và cảm giác như trút hết đi những muộn phiền của cuộc đời.
Tin liên quan
Chùa Một Mái – Nơi dừng chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Du lịch chùa 31/10/2024 14:59:10
Chùa Một Mái – Nơi dừng chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Du lịch chùa 31-10-2024 14:59:10
Ngôi chùa Phổ Quang 800 tuổi và bảo vật quốc gia – bàn thờ Phật bằng đá
Sống khỏe 24/10/2024 10:14:05
Ngôi chùa Phổ Quang 800 tuổi và bảo vật quốc gia – bàn thờ Phật bằng đá
Sống khỏe 24-10-2024 10:14:05
Khám Phá Chùa Đậu: Danh lam tuyệt sắc và sí ẩn nhục thân bất hoại của hai Thiền sư
Du lịch chùa 11/10/2024 10:49:48
Khám Phá Chùa Đậu: Danh lam tuyệt sắc và sí ẩn nhục thân bất hoại của hai Thiền sư
Du lịch chùa 11-10-2024 10:49:48
Chùa Thần Quang – Ngôi cổ tự “không Sư trụ trì” tại làng hiếu học Nam Định
Du lịch chùa 26/08/2024 15:40:17
Chùa Thần Quang – Ngôi cổ tự “không Sư trụ trì” tại làng hiếu học Nam Định
Du lịch chùa 26-08-2024 15:40:17
Đại danh lam cổ tự chùa Vĩnh Nghiêm – Nơi lưu giữ hơn 3000 báu vật
Du lịch chùa 26/08/2024 15:23:57
Đại danh lam cổ tự chùa Vĩnh Nghiêm – Nơi lưu giữ hơn 3000 báu vật
Du lịch chùa 26-08-2024 15:23:57
4 lượt thích 0 bình luận