Hướng dẫn cách bốc bát hương thần tài, thổ công, gia tiên chi tiết

26/10/2023 16:16:48 465 lượt xem

Bốc bát hương là việc làm quan trọng cần phải được thực hiện đúng cách mới không bị ảnh hưởng đến đường tài lộc và vận khí của gia chủ. Vậy bốc bát hương như thế nào cho đúng cách hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Bốc bát hương đúng cách sẽ đem lại cho gia chủ tài lộc, bình an và sức khỏe. Chính vì vậy khi thực hiện cần phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và tìm hiểu kỹ cách thực hiện.

Chuẩn bị bát hương mới

Chuẩn bị vật dụng trước khi bốc bát hương

Trước khi tiến hành bốc bát hương gia chủ cần phải chuẩn bị những vật dụng như sau:

  • Bát hương (số lượng tùy thuộc vào gia chủ).
  • Tro đốt từ trấu bọc gạo (là ngọc thực vì nó thanh sạch và cao quý) hoặc tro nếp, cát sử dụng tùy vào văn hóa từng vùng miền.
  • Tờ hiệu (sử dụng để ghi tên người được thờ).
  • Bộ thất bảo (cốt bát hương) bao gồm: Mã não, thạch anh, ngọc, bạc, xà cừ, san hô đỏ, vàng.
  • Gói thạch anh ngũ sắc, rượu trắng, gừng, giấy trang kim, chỉ ngũ sắc, ngũ vị hương, trầm hương.
  • Vật dụng cần thiết như: Chậu, thau,…
  • Sắm đồ lễ tùy thuộc vào thờ thần linh, Phật hoặc gia tiên sẽ chuẩn bị khác nhau. 

Lưu ý: Trước khi tiến hành bốc bát hương, gia chủ nên vệ sinh chân tay sạch sẽ. Thay bộ quần áo lịch sự, trang nghiêm. Đồ dùng để bốc bát hương cũng phải được vệ sinh sạch sẽ. Nếu có điều kiện nên sắm một bộ chuyên dụng cho việc thờ cúng. Đặc biệt, con gái đến tháng hay đang đến tháng tuyệt đối kiêng kỵ. 

Hướng dẫn cách bốc bát hương thần tài, thổ công, gia tiên chi tiết

Trong bát hương cần có những gì?

Tờ hiệu

Tờ hiệu in chữ đỏ, giấy vàng dùng để viết tên người được thờ cúng (Viết bằng chữ Việt hay chữ Hán đều được). Cách ghi như sau:

Trường hợp thờ thần linh Thổ Công, Long Mạch thì ghi: PHỤNG THỜ: THÀNH HOÀNG BẢN THỔ THẦN LINH THỔ ĐỊA CHI TÔN THẦN.

Trường hợp thờ gia tiên thì viết: PHỤNG THỜ: ĐẠI NỘI TỔ TIÊN DÒNG HỌ … CHƯ VỊ CHÂN LINH.

Trường hợp thờ ông mãnh, bà cô (những người chết trẻ trong dòng họ hoặc gia đình) thì ghi: PHỤNG THỜ: BÀ CÔ ÔNG MÃNH DÒNG HỌ … CHÂN LINH VỊ TIỀN.

Trường hợp thờ Thổ Địa, Thần Tài thì viết: PHỤNG THỜ: THẦN TÀI THỔ ĐỊA CHƯ VỊ CHÂN LINH.

Trường hợp thờ Ông Táo, Ông Công thì ghi như sau: PHỤNG THỜ: ĐÔNG TRÙ TƯ MỆNH TÁO PHỦ THẦN QUÂN.

Trường hợp bát hương thờ nhiều người, bạn có thể ghi chung vào một tờ hiệu hoặc ghi thêm ở tờ khác đều được.

Hướng dẫn cách bốc bát hương thần tài, thổ công, gia tiên chi tiết (2)

Cốt bát hương – Bộ thất bảo

Bộ thất bảo hay còn gọi là cốt bát hương gồm mã não, xà cừ, ngọc, san hô đỏ, hổ phách, vàng, bạc. Đây là vật phẩm tinh túy trong bát hương không thể thiếu vì nó giúp chiêu cảm thần thức của bị Phật thánh. Vì được làm bằng 7 loại đá quý tự nhiên nên bộ thất bảo có trường năng lượng lớn giúp tụ khí đem lại linh khí trong việc thờ cúng. Bên cạnh đó, nó còn giúp gia đình gặp nhiều may mắn, công danh, sự nghiệp thuận lợi, sức khỏe dồi dào được bề trên phù hộ.

Cốt bát hương sử dụng 7 loại đá quý tự nhiên được làm bằng vàng và bạc thật. Bên cạnh đó, bộ thất bảo được tẩy uế để khô ráo nước trước khi sử dụng. Chú ý, không được tẩy uế vàng, bạc. 

Để vận hành thất bảo bạn cần sử dụng thêm gạo vàng thần tài làm chất dẫn. Giống như cam thảo trong Đông y, Gạo vàng Thần Tài chạy được 12 kim mạch. Việc sử dụng này làm dẫn chất sẽ giúp toàn bộ khí trong thất bảo được lưu thông tốt hơn.

Hướng dẫn cách bốc bát hương thần tài, thổ công, gia tiên chi tiết (3)

Gạo vàng thần tài hay còn gọi là gạo vàng chiêu tài nạp phúc được xem là vật phẩm may mắn được chế tạo từ cát thạch anh thuần khiết. Mỗi công đoạn chế biến đều vận dụng nguyên lý trong ngũ hành là “Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ”.

  • Kim: Dùng kim phấn thượng đẳng và kim dầu.
  • Mộc: Sử dụng bột từ cây đàn hương.
  • Thủy: Dùng mùi hương tinh chất từ các loại hoa.
  • Hỏa: Được tinh luyện dưới nhiệt độ phù hợp.
  • Thổ: Dùng cát thạch anh tự nhiên.

Tro nếp 

Tro bếp sau khi mua về cần được dàng kỹ cho mịn để loại bỏ tạp chất. Đồng thời sử dụng gói bột ngũ vị hương hoặc dầu thơm rắc lên tro để tẩy uế trước khi bỏ vào bát hương. Bạn có thể sử dụng tro được đốt từ vỏ trấu vì trấu bọc gạo là hạt ngọc trời nên rất thanh sạch và cao quý. 

Hướng dẫn cách bốc bát hương thần tài, thổ công, gia tiên chi tiết (4)

Xem thêm: 5 Bước thay tro bát hương và thời điểm thay tro bát hương chuẩn

Tẩy uế bát hương, bộ thất bảo, thạch anh vụn 

Việc đầu tiên trước khi bốc bát hương chúng ta cần phải rửa sạch gừng, giã nhỏ và cho vào trong rượu trắng để lọc lấy nước dùng để tẩy uế. Bên cạnh đó, chúng ta có thể ngâm ngũ vị hương trong rượu trắng và dùng để tẩy uế cho bát hương.

Bát hương sau khi mua về cần phải tẩy uế sạch sẽ trước khi sử dụng nếu dùng bát hương cũ cũng cần phải tẩy sạch. Tiến hành thực hiện tẩy uế rất đơn giản, bát hương rửa sạch bằng nước sau đó dùng rượu đã chuẩn bị tẩy uế. Cuối cùng, dùng khăn sạch lau khô và để nơi khô thoáng.

Tẩy uế tương tự như vậy với thạch anh vụn ngũ sắc và bộ thất bảo. Tuy nhiên, không nên tẩy uế vàng và bạc vì nó cán ra rất mỏng dễ rách trong quá trình tẩy uế.

Hướng dẫn cách bốc bát hương thần tài, thổ công, gia tiên chi tiết (5)

Xem thêm: 15+điều kiêng kỵ khi bốc bát hương 80% gia chủ không biết

Cách gói bộ dị hiệu để đặt cốt bát nhang

Khi gói bộ dị hiệu đặt cốt bát nhang chúng ta sẽ thực hiện lần lượt theo những bước sau:

Bước 1: Tẩy uế bộ thất bảo sau đó để khô và gói bằng giấy trang kim cùng chỉ ngũ sắc.

Bước 2: Đặt gói thất bảo vừa gói vào trong hộp nhung đỏ. Sau ghi ghi xong tờ hiệu, gấp nhỏ đặt lên phía trên gói thất bảo và đậy hộp nhung đỏ lại.

Bước 3: Gói lại bằng giấy trang kim.

Hướng dẫn cách bốc bát hương thần tài, thổ công, gia tiên chi tiết (6)

Cách sắm lễ bốc bát hương 

Lễ vật sắm sửa trước khi tiến hành bốc bát hương phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình cũng như tập tục của vùng miền, tuy nhiên cơ bản bao gồm như sau:

  • 1 đĩa xôi, 1 khúc thịt
  • 1 đĩa hoa quả theo mùa
  • 1 ấm trà và bộ 5 chén nhỏ
  • 3 chén rượu nhỏ
  • 1 tách nước sôi để nguội
  • 3 lễ tiền vàng
  • 2 lọ hoa hai bên

Hướng dẫn cách bốc bát hương thần tài, thổ công, gia tiên chi tiết (7)

Hướng dẫn cách bốc bát hương

Trước khi tiến hành bốc bát hương, điều đầu tiên cần làm chính là gột rửa lại thân thể sạch sẽ, thay trang phục kín đáo, lịch sự. Sau đó rửa tay bằng nước gừng pha rượu trắng rồi tến hành bốc bát hương như sau:

Bước 1: Rải một lớp thạch anh ngũ sắc xống đáy bát hương.

Bước 2: Đặt bộ dị hiệu đã được gói xuống đáy bát hương.

Bước 3: Bốc tro vào bát hương và đếm theo vòng “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” cho đến khi nào đến nắm tro cuối cùng bỏ vào bát thì dừng lại sở chữ Sinh là được.

Lưu ý: Khi bốc bát hương gia tiên kết hợp đọc văn khấn, đưa lên những tâm nguyện và mong muốn của bản thân và gia đình. Tiếp đến bạn đọc kết hợp câu thần chú trong quá trình bố  như sau: Um Ram, Um Si-Ram, Um Ma Ni Pad Mê Hum, Um Ca Lê Cun Lê Sờ Va Ha, Um B-Rum.

Sau khi cho tro vào bát hương xong bạn nên lau chùi sạch sẽ và đặt lên vị trí trang trọng. Tiếp đến bạn đặt một nén hương vào giữa bát rồi châm lửa đối. Khói hương trầm lan tỏa tẩy uế cho toàn bộ bát hương. Sau khi hương trầm cháy hết sẽ chuyển sang nghi thức đặt bát hương lên bàn thờ.

Xem thêm: Ngày bao sái bát hương năm 2024? Cách bao sái bát hương

Hướng dẫn cách bốc bát hương thần tài, thổ công, gia tiên chi tiết (8)

Ý nghĩa việc bốc bát hương

Bốc bát hương mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp lớn về mặt tinh thần và là một biểu tượng văn hóa, hướng con người đến với những giá trị nhân văn, tốt đẹp. Nén hương trên ban thờ thể hiện lòng thành tâm, hiếu kính của bậc con cháu với ông bà tổ tiên đã khuất. 

Bát hương còn mang trong mình nhiệm vụ lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc là truyền thống thờ cúng tổ tiên, hương hỏa cho người đã khuất. Đây là tín ngưỡng lâu đời đã in sâu vào trong văn hóa tâm linh của người Việt.

Hướng dẫn cách bốc bát hương thần tài, thổ công, gia tiên chi tiết (9)

Việc bốc bát hương hay thay bát hương mới thường được gia chủ làm trong trường hợp chuyển nhà mới hoặc bát hương cũ đã bị hư, hỏng. Nghi lễ này thể hiện sự quan tâm của con cháu trần gian vẫn luôn kính cẩn, quan tâm đến bậc tiền nhân.

Tuy nhiên, những vật phẩm mang tính tâm linh cần phải thực hiện sao cho đúng cách để tổ tiên an nghỉ. Đồng thời việc làm này còn ảnh hưởng đến vận may, tài lộc đến với gia chủ.

Xem thêm: Bài văn khấn cúng bốc bát hương thổ công, thần tài chính xác

Các câu hỏi về bốc bát hương

Ai bốc bát hương thì tốt?

Theo quan điểm Phật giáo, chủ nhà có thể bốc bát hương nếu nắm rõ nghi thức thực hiện theo đúng nguyên tắc và quy trình. Những người bốc bát hương thường là người cao tuổi, hiền lành, có tuổi thọ, cuộc sống hạnh phúc, con cháu đuề huề. Đây cũng được coi là một cách xin vía, xin phúc, xin thọ từ các cụ.

Bên cạnh đó, gia chủ cũng có thể đưa lên chùa nhà các chư Tăng Ni tại chùa bốc bát hương. Theo quan niệm duy tân, nhà sư là những người tu hành có tâm thành hướng thiện nếu bốc bát hương sẽ có tính linh. 

Bốc bát hương vào tháng nào trong năm?

Việc lựa chọn thời điểm bốc bát hương cũng rất quan trọng bởi nếu bốc vào thời điểm thích hợp có thể giúp gia chủ thịnh vượng, sức khỏe, phát tài và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và công việc. Hầu hết gia đình Việt đều lựa chọn bốc bát hương vào tháng Chạp tức tháng 12 âm lịch cuối năm, đây là thời gian mọi gia đình lựa chọn để thay chân nhang và lấy ngày để bốc bát hương trong năm. Ngày tốt nhất được nhiều gia đình lựa chọn để bốc bát hương chính là 23 tháng Chạp vì ngày này mọi người dọn dẹp nhà cửa, ban thờ, đồ thờ để đón ông Công, ông Táo về trời. Bên cạnh đó, gia chủ tùy theo hoàn cảnh gia đình để lựa chọn ngày như 24, 26, 27 âm lịch sao cho phù hợp với tuổi của gia chủ và tránh những ngày xung khắc với tuổi. Tuy nhiên dù có tiến hành bốc bát hương vào tháng nào trong năm thì gia chủ cũng cần có tấm lòng thành kính hướng tới bề trên để mọi chuyện diễn ra suôn sẻ.

Bốc bát hương bằng gạo có được không?

Nhiều người thắc mắc rằng: Bốc bát hương bằng gạo có được không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Và câu trả lời là có thể bốc bát hương bằng gạo khi cúng ngoài trời và áp dụng vào các nghi thức cúng nhỏ trong điều kiện không cho phép mua cát sạch, không uế tạp để bỏ vào bát hương. 

Nếu như bốc bát hương dùng để thờ nên dùng cát sạch và không thể dùng gạo để thay thế bởi gạo chỉ là biện pháp tạm thời. Vì gạo là thực phẩm không được lãng phí sẽ có tội với trời đất.

Quan điểm của đạo Phật về bốc bát hương

Quan điểm của đạo Phật về bốc bát hương Đạo Phật chỉ có luật nhân quả, nghiệp báo luân hồi. Hạn hay không hạn là do bản thân có tự tạo nghiệp ác hay không. Nếu ai làm điều ác thì sẽ gặp tai họa. Nếu ai làm điều thiện, sống thiện, tu nhân tích đức thì sẽ được phúc báo. Chính vì không hiểu thấu đáo bản chất của nghiệp báo luân hồi nên người dân nảy sinh các điều kiêng kỵ không cần thiết. Người dân chỉ cần sống và thực hành điều thiện, hướng thiện thì chuyện tốt sẽ đến. Trong Phật giáo cũng có cách bao sái bát hương nhưng hoàn toàn khác với phong tục dân gian kể trên. Bát nhang chỉ là vật để cắm nhang cúng Phật, cúng ông bà nên không hề kiêng cữ, chỉ cần mỗi ngày đều vệ sinh bàn thờ giữ luôn luôn sạch sẽ, tôn nghiêm là được.

Trên đây là nội dung hướng dẫn cách bốc bát hương thần tài, thổ công, gia tiên chi tiết mà Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên tổng hợp để gửi đến quý khán giả. Mời quý vị đón đọc thêm nhiều thông tin hữu ích khác tại website bchannel.vn.

31 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm

Tết An Viên 13/02/2024 13:59:47

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’

Sự kiện 12/02/2024 11:52:27

Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người

Sự kiện 12/02/2024 10:02:41

Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí

Tết An Viên 10/02/2024 17:57:10

Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn

Tết An Viên 10/02/2024 00:16:38