Hướng dẫn cách chép kinh Chú Đại Bi cho người mới bắt đầu

22/06/2023 11:30:45 5957 lượt xem

Chép kinh Chú Đại Bi là phương pháp thực tập được nhiều Phật tử tu hành áp dụng. Việc chép Chú Đại Bi khá khó nên sẽ tùy nguyện vọng và khả năng mỗi người để thực hiện. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chép kinh Chú Đại Bi chi tiết nhất cho quý bạn đọc tham khảo.

Cách chép Chú Đại Bi 

Phật tử có thể phát tâm thực hiện Chú Đại Bi chép tay tùy theo nguyện vọng và khả năng của mình. Trong đó, mỗi ngày sẽ dành chút thời gian chép chỉ 1 trang hay một biến cũng sẽ nhận được công đức lớn lao. Việc biên chép kinh cần thực hiện một cách từ tốn và chính xác với thái độ nâng niu lời vàng cao quý của Đức Phật.

Hướng dẫn cách chép kinh Chú Đại Bi chi tiết

Bước 1: Trước khi chép kinh Chú Đại Bi nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ, mặc y phục trang nghiêm.
Bước 2: Chuẩn bị cần thiết

  • Nến: Tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ, xua tan vô minh và dẫn dắt tâm hồn đến sự sáng suốt.
  • Nhang: Thắp nhang là cách giao cảm tâm linh giữa Phật tử và chư Phật, Bồ-tát. Hương khói nhẹ nhàng giúp lắng lòng, dừng suy nghĩ, hướng tâm thành kính đến Bậc Giác ngộ. Ngoài ra nhang còn biểu trưng cho giới
  • Nước sạch: Nước sạch biểu trưng cho tâm hồn trong sáng, tinh khiết, dâng lên với lòng chân thành và thanh tịnh.
  • Kệ, bàn đọc Kinh: Kệ, bàn giúp tạo không gian trang nghiêm, hỗ trợ sự tập trung và thể hiện sự tôn trọng đối với kinh điển.
  • Bàn thờ Phật: Nơi tôn nghiêm để kính ngưỡng, tri ân và hướng tâm tu tập theo giáo lý của Đức Phật.

Lưu ý: Tùy theo hoàn cảnh mà Phật tử có thể không cần sử dụng các đồ dùng trên, thậm chí không có tượng Phật vẫn có thể chép được, miễn là chân thành và giữ giới luật Phật chế.

Bước 3: Tiến hành nghi lễ chép Kinh

Trước khi tiến hành chép kinh, cần dọn dẹp không gian sạch sẽ, trang nghiêm, thắp nhang, nến và dâng nước sạch với lòng thành kính.

Bước 4: Ngồi ngay ngắn, giữ tâm thanh tịnh, đọc lời phát nguyện trước khi chép Kinh

Bước 5: Kết thúc chép Kinh và hồi hướng

Sau khi hoàn thành, hồi hướng công đức cho chúng sinh, cầu nguyện bình an và trí tuệ. Cuối cùng, dọn dẹp không gian và giữ tâm thanh tịnh sau nghi lễ.

Cuối cùng, bạn sẽ triển khai việc chép kinh Chú Đại Bi với sự tập trung cao độ. Bài Chú Đại Bi đầy đủ dưới đây để bạn đọc tham khảo và chép theo. Mỗi ngày bạn hãy cố gắng chép được càng nhiều Chú Đại Bi thì sẽ nhận được công lượng, lợi lạc đi kèm.  

“Nam-mô Đại-bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát (3 lần).

Thiên thủ thiên nhãn, Vô ngại Đại-bi tâm đà-la-ni.

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da.

Nam mô a rị da bà lô yết đế, thước bát ra da,

Bồ đề tát đỏa bà da,

Ma ha tát đỏa bà da,

Ma ha ca lô ni ca da.

Án tát bàn ra phạt duệ,

Số đát na đát tỏa.

Nam mô tất kiết lật đỏa,

Y mông a rị da,

Bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà.

Nam mô na ra cẩn trì hê rị,

Ma ha bàn đa sa mế, 

Tát bà a tha đậu du bằng,

A thệ dựng, tát bà tát đa,

Na ma bà già,

Ma phạt đạt đậu,

Đát điệt tha.

Án, a bà lô hê, lô ca đế,

Ca ra đế, di hê rị,

Ma ha bồ đề tát đỏa,

Tát bà tát bà,

Ma ra ma ra, ma hê ma hê,

Rị đà dựng, cu lô cu lô,

Kiết mông độ lô độ lô,

Phạt xà da đế,

Ma ha phạt xà da đế,

Đà ra đà ra, địa rị ni,

Thất Phật ra da, dá ra dá ra.

Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ,

Y hê di hê, thất na thất na,

A ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm,

Phật ra xá da, hô lô hô lô,

Ma ra hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra,

Tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ,

Bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ,

Di đế rị dạ na ra cẩn trì địa rị sắc ni na,

Ba dạ ma na, ta bà ha.

Tất đà dạ, ta bà ha.

Ma ha tất đà dạ, ta bà ha.

Tất đà du nghệ, thất bàn ra dạ, ta bà ha.

Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha.

Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha.

Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha.

Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha.

Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha.

Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha.

Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha.

Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.

Nam mô a rị da, bà lô yết đế,

Thước bàng ra dạ, ta bà ha.

Án, tất điện đô, mạn đa ra,

Bạt đà dạ ta bà ha. (3 lần khi trì biến cuối cùng)”

Hướng dẫn cách chép kinh Chú Đại Bi chi tiết (2)

Cách phát nguyện trước khi chép kinh chú Đại Bi

Con tên là…. sinh ngày….

Hôm nay con thành tâm phát nguyện chép Kinh Chú Đại Bi. Con kinh mời ông bà tổ tiên nhiều đời nhiều kiếp đến nay, oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp của con đến nay, hữu duyên với con, cùng quy tụ về đây chắp tay nghe kinh tu tập và cùng hưởng phước báu này cùng con.

Kính mong chư Phật, chư Bồ Tát, Long Thần, Hộ Pháp, chứng minh cho tấm lòng thành của con. Nguyện dùng công đức này hồi hướng cho oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp, cửu huyền thất tổ được bảng sanh về cổ Cực Lạc. Hồi hướng công đức cho cha mẹ, ông bà , anh chị em quyến thuộc hiện tiền và nhiều kiếp về trước. Nguyện hồi hướng cho cả pháp giới chúng sanh đồng thành Phật đạo.

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Cách hồi hướng sau khi chép kinh chú Đại Bi

HỒI HƯỚNG
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Nam mô Đại Bí Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần)
Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát (3 lần)
Con tên là:.. … Pháp danh (nếu có):.
Con xin nguyện đem công đức của các việc đọc kinh/chép kinh/trì chú và các việc thiện con đã làm trong hôm nay, xin hồi hướng cho thập phương pháp giới chúng sanh, cho Đạo vô thượng Bồ Đề, trên đền tứ trọng ân,  dưới cứu tam đồ khổ, cầu nguyện thế giới hòa bình, tiêu tai giải nạn, chúng sanh an lạc.
Con xin hồi hướng hồi hướng cho lịch đại kiếp số oán thân trái chú, tất cả chúng sanh đã bị con não loạn, hoặc giết hại vì bất cử lý do gì! Hôm nay, con xin thành tâm sám hối. Nguyện cầu chư vị xóa bỏ hận thù, hộ pháp cho nhau, đồng tâm niệm Phật, đồng nguyện văng sanh, đồng sanh Cực Lạc thế giới.
Con xin hồi hướng cho Cửu Quyền Thất Tổ, và các hương linh thân bằng quyến thuộc đã mất (liệt kê tên) dù đang ở trong bất cứ cánh giới nào, đều được cảm ứng, phát tâm Tin – Nguyện – Hạnh niệm Phật, siêu sanh Tịnh Độ.
Con xin hồi hướng cho tất cả thân bằng quyến thuộc (Cha mẹ/vợ chồng/con cái/Anh chị em_) đang hiện tiền, nghiệp chướng tiêu trừ, phước báo tăng trưởng, phát khởi tín tâm, niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ và đều được thành tựu.
Con xin hồi hướng cho tất cả chúng sanh có duyên hay không có duyên với con, sau cùng đều được vãng sanh Cực Lạc thể giới.
Hồi hướng về Tây Phương Trang Nghiêm Tịnh Độ.
Hồi hướng cho ngày lâm chung của con.
Nguyện cầu A Di Đà Phật thọ ký, biết trước ngày giờ, tâm hồn tỉnh táo, lậm chung không chướng ngại. Nguyện A Di Đà Phật, Quán Âm, Thế Chí, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng, tướng hảo quang minh, hiện thân tiếp dẫn văng sanh Cực Lạc thế giới.
Nguyện hoa nở thấy Phật ngộ Vô Sanh, nguyện chứng đắc Vô Thượng Bồ Để, nguyện độ vô biên chúng sanh trong thập phương pháp giới văng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, viên thành Phật Đạo.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Chép kinh Chú Đại Bi như nào cho đúng?

Hình thức chép Kinh Chú Đại Bi

Khi chép Kinh Chú Đại Bi, cần chép nắn nót tập trung vào từng lời kinh. Người chép cần chép với lòng tôn kính và ý thức học hỏi, hiểu rõ ý nghĩa của kinh để áp dụng vào cuộc sống. Nếu có thời gian, hãy chép toàn bộ kinh, còn không đủ thời gian thì có thể chép từng phẩm theo khả năng.

Phối hợp tu hành cùng chép Kinh

Kinh điển là lời Phật dạy, giúp hành giả có được trí tuệ và phương pháp sống đúng đắn. Tuy nhiên, việc chỉ chép kinh mà không thực hành những đức hạnh căn bản như Ngũ Giới, và Thập Thiện Nghiệp, Tịnh Nghiệp Tam Phước sẽ thiếu đi nền tảng đạo đức, khiến công đức chép kinh không được trọn vẹn. Phối hợp các yếu tố này là cách để biến lời kinh thành hành động, giúp sự tu tập đi vào thực tế.

Vai trò của việc chép kinh song song với thực hành

  • Chép kinh là phương tiện: Giúp hành giả hiểu rõ hơn về giáo lý Phật dạy, tăng trưởng trí tuệ, và tạo nên môi trường tâm linh tốt lành.
  • Ngũ Giới, Thập Thiện Nghiệp, Tịnh Nghiệp Tam Phước là nền tảng: Đây là cơ sở để chuyển hóa, giúp hành giả có đủ đức hạnh để thấm nhuần và thực hiện lời kinh trong đời sống.
  • Kết hợp lý tưởng: Chép kinh mà không thực hành thì chỉ là chép suông, không tạo được công đức bền vững. Ngược lại, thực hành mà không hiểu rõ giáo lý từ kinh điển sẽ dễ rơi vào sai lầm hoặc lệch hướng.

Phối hợp trong thực hành

Ngũ Giới

  • Ngũ Giới là năm nguyên tắc đạo đức căn bản (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không rượu).
  • Trước khi chép kinh, hãy kiểm soát thân, khẩu, ý theo Ngũ Giới để chuẩn bị một tâm hồn thanh tịnh.
  • Khi chép kinh, giữ gìn giới luật để lời kinh trở nên hiệu quả và sâu sắc hơn.
  • Sau khi chép kinh, chiêm nghiệm lại những lời dạy trong kinh để tăng cường ý chí thực hành Ngũ Giới trong cuộc sống hằng ngày.

Thập Thiện Nghiệp

  • Thập Thiện Nghiệp là con đường tu tập mười điều lành (tránh sát sinh, trộm cắp, tà hạnh; không nói dối, nói lời ác, nói thêu dệt, nói chia rẽ; và giữ tâm không tham, sân, si).
  • Trước khi chép kinh, hãy phát nguyện giữ mười điều lành, loại bỏ các hành vi bất thiện.
  • Khi chép kinh, quán chiếu lời kinh để thấy rõ hơn những lỗi lầm của mình và phương pháp chuyển hóa chúng.
  • Sau khi chép kinh, ứng dụng Thập Thiện Nghiệp trong từng hành động, lời nói, và suy nghĩ, biến lời kinh thành sự thực hành cụ thể.

Tịnh Nghiệp Tam Phước

  • Trước khi chép kinh, hãy thực hành Phước thứ nhất: Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm, và tu Thập Thiện Nghiệp. Đây là nền tảng của đời sống đạo đức quan trọng..
  • Trong quá trình chép kinh, thực hành Phước thứ hai: Quy y Tam Bảo, giữ giới, và không phạm oai nghi. Điều này giúp việc chép kinh được trang nghiêm và đúng pháp.
  • Sau khi chép kinh, phát tâm Bồ Đề, hồi hướng công đức đến tất cả chúng sinh. Đây là Phước thứ ba, giúp tăng trưởng phước báu và lòng từ bi.

Lưu ý: Nếu chưa giữ giới được ngay thì tuỳ theo mức độ – hoàn cảnh mà giữ giới, tăng tiến dần dần – trong quá trình đó nên chép Kinh hằng ngày.

Chép Chú Đại Bi có lợi ích gì?

Tăng trưởng tâm từ bi và trí tuệ

  • Chú Đại Bi là biểu tượng của lòng từ bi vô lượng của Quán Thế Âm Bồ Tát. Việc chép chú giúp bạn nuôi dưỡng và phát triển tâm từ bi, đồng cảm với nỗi khổ của người khác.
  • Chú Đại Bi chứa đựng những lời dạy sâu sắc về Phật pháp. Chép chú giúp bạn hiểu rõ hơn về những đạo lý này, từ đó phát triển trí tuệ và nhận thức đúng đắn về cuộc sống.

Cầu nguyện bình an và giải trừ tai ách

  • Chú Đại Bi được coi là một thần chú có khả năng hộ trì, bảo vệ và mang lại bình an cho người trì tụng.
  • Việc chép chú thể hiện lòng thành kính và mong cầu sự gia hộ từ chư Phật, Bồ Tát, giúp bạn vượt qua những khó khăn, tai ách trong cuộc sống.

Tịnh tâm và chữa lành tâm hồn

  • Quá trình chép chú đòi hỏi sự tập trung cao độ, giúp tâm trí bạn trở nên tĩnh lặng, an yên.
  • Chép chú là một hình thức thiền định, giúp bạn giảm căng thẳng, lo âu và chữa lành những tổn thương trong tâm hồn.

Tích lũy công đức

  • Chép kinh, chú là một việc làm thiện lành, giúp bạn tích lũy công đức và tạo nhân duyên tốt cho tương lai.
  • Công đức này không chỉ dành cho bản thân mà còn có thể hồi hướng cho gia đình, người thân và tất cả chúng sinh.

Xem thêm: Hướng dẫn cách học thuộc Chú Đại Bi nhanh nhất 

Hướng dẫn cách chép kinh Chú Đại Bi chi tiết (3)

Ý nghĩa của việc chép kinh Chú Đại Bi

Chép Chú Đại Bi có ý nghĩa là sự ca ngợi và lưu truyền lời giảng dạy của Quan Thế Âm Bồ Tát. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để Phật tử tăng trưởng tín tâm và trang nghiêm công đức. Thọ trì chú Đại Bi là phương pháp tu tập tuyệt diệu với công năng tẩy rửa thân tâm để hành giả tiến bộ trên con đường tu tập.

Chép kinh Chú Đại Bi mang ý nghĩa sâu sắc trong Phật giáo, giúp người thực hành nuôi dưỡng tâm từ bi, tích lũy công đức và gieo duyên lành. Dưới đây là một số ý nghĩa quan trọng của việc chép kinh này:

  • Tăng trưởng công đức, phước báu: Chép kinh với tâm thành kính giúp tích lũy phước báo, hóa giải nghiệp chướng, mang lại sự an lạc cho bản thân và gia đình.
  • Rèn luyện tâm nhẫn nại, tĩnh lặng: Khi chép kinh, tâm trí tập trung vào từng chữ, giúp rèn luyện tính kiên nhẫn, giảm căng thẳng và đạt được sự an yên trong tâm hồn.
  • Cầu bình an, sức khỏe cho gia đình: Nhiều người chép Chú Đại Bi để hồi hướng công đức, mong cầu cha mẹ, người thân khỏe mạnh, gia đạo bình an.
  • Tịnh hóa tâm hồn, tạo duyên lành: Chép kinh giúp tâm thanh tịnh, tránh xa phiền não, nuôi dưỡng lòng từ bi và trí tuệ, từ đó dễ dàng hướng thiện, sống an vui.
  • Kết duyên với Bồ Tát Quán Thế Âm: Chú Đại Bi là thần chú của Bồ Tát Quán Thế Âm, chép kinh giúp người thực hành kết nối với lòng từ bi vô lượng của Ngài, nhận được sự gia hộ trong cuộc sống.

Hướng dẫn cách chép kinh Chú Đại Bi chi tiết (4)

Cần lưu ý khi chép Chú Đại Bi

  • Cố gắng nắn nót viết từng chữ cho đẹp, chép đến tên danh hiệu Phật Bồ Tát cần phải viết hoa,….
  • Đặt lòng tôn kính Kinh ở một mức độ cao và thiêng liêng nhất.
  • Cần phải thể hiện lòng biết ơn Chư Tổ đã biên soạn, kết tập kinh điển, giữ gìn lưu truyền để các thế hệ sau mới có kinh để học, để tu.
  • Khi chép chú Đại Bi cần mặc quần áo trang nghiêm, chọn nơi ngồi chép  yên tĩnh, sạch sẽ.
  • Giới thiệu, khuyến khích bạn bè, hàng xóm, người thân,….để họ cùng có cơ hội được chép kinh, gieo phước lành.
  • Giữ tâm thanh tịnh, thành kính – Rửa tay sạch, tránh chép khi tâm rối loạn.
  • Chép đúng từng chữ – Không tự ý thêm bớt, đối chiếu bản chuẩn.
  • Bảo quản trang kinh cẩn thận – Để nơi trang trọng, không vứt bỏ bừa bãi.

Cuối cùng, Phật tử nên biết những gì mình nhận được là kết quả của việc mình đã tạo trong quá khứ. Do đó, mỗi người hãy nhắc nhở nhau tránh làm điều ác, diệt trừ tham – sân – si.

Hướng dẫn cách chép kinh Chú Đại Bi chi tiết (5)

Lưu ý khi chép Chú Đại Bi là chúng ta cần giữ thân trang nghiêm, tâm an định. Hãy biên chép kinh một cách từ tốn và chính xác, biết rõ mình đang chép đến đâu thông qua mắt nhìn, miệng đọc, tâm nghĩ và tay viết.

Xem thêm: 4 hiện tượng lạ khi trì Chú Đại Bi và 2 biện pháp khắc phục

Khi mỗi người nỗ lực trong việc chép kinh Chú Đại Bi sẽ nhận được rất nhiều lợi ích nêu trên. Quan trọng hơn, bên cạnh việc chép Chú Đại Bi thì Phật tử nên thực hành hạnh từ bi ngoài cuộc sống nhằm thiết thực hóa lời dạy của Đức Phật.

151 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Chánh niệm khi bận rộn

Ứng dụng 24/02/2025 09:49:59

Chánh niệm khi bận rộn

Ứng dụng 24-02-2025 09:49:59

Chánh niệm khi bận rộn, nói rõ là giữ chánh niệm trong tất cả mọi sinh hoạt xã hội, chủ yếu nhắm vào việc làm của các Bồ-tát. Vì Đức Phật muốn dạy các Bồ-tát, nên Ngài bảo rằng Phật hiện thân trên cuộc đời, vì hạnh phúc cho số đông, vì an lạc cho chư Thiên và loài người. Để làm an lạc cho số đông, đương nhiên phải gần gũi mọi người.
606 lượt xem 0 Bình luận

Cách tụng Chú Đại Bi tại nhà: Nghi thức, phát nguyện, hồi hướng

Ứng dụng 10/02/2025 10:02:52

Cách tụng Chú Đại Bi tại nhà: Nghi thức, phát nguyện, hồi hướng

Ứng dụng 10-02-2025 10:02:52

Nghi thức tụng Chú Đại Bi mang đến nhiều lợi ích cho chúng sanh nên được nhiều người thực hiện. Tuy nhiên, cách trì Chú Đại Bi tại nhà như thế nào hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho mọi người biết cách đọc Chú Đại Bi chính xác nhất. 
7417 lượt xem 0 Bình luận

Đức Phật dành trọn 7 ngày tri ân cây Bồ Đề và bài học về lòng biết ơn

Ứng dụng 15/01/2025 10:54:23

Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo

Ứng dụng 16/11/2024 10:43:06

Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024

Phật pháp ứng dụng 14/11/2024 14:42:19