Tết Đoan Ngọ 2023: Cách cúng chuẩn nhất và mâm cỗ chi tiết

20/06/2023 15:58:56 1164 lượt xem

Tết Đoan Ngọ diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm được người dân sửa soạn mâm cúng để dâng lên gia tiên. Tùy từng vùng miền khác nhau mà cúng Tết Đoan Ngọ sẽ chuẩn bị các sản vật đặc trưng. Việc chuẩn bị mâm cúng đầy đủ với tấm chân thành để cầu mong sức khỏe an lành, cuộc sống ấm no. 

Mâm cỗ Tết Đoan Ngọ cúng gì?

Khi chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ thì mỗi vùng miền sẽ có những đặc trưng riêng. Dưới đây là một số gợi ý cho mâm cỗ của các vùng miền khác nhau khi cúng ngày 5/5. Bạn có thể chuẩn bị mâm cỗ dựa theo điều kiện tài chính của gia đình, không nhất thiết có đầy đủ các lễ vật. Bởi sự thành tâm của gia chủ mới là điều quan trọng khi cúng ngày Tết Đoan Ngọ.

Cách cúng Tết Đoan Ngọ mâm cỗ, hoa quả 2023 chi tiết

Miền Bắc

Đối với người miền Bắc sẽ không thể thiếu được một số sản vật dâng cúng Tết Đoan Ngọ như: 

  • Hương, hoa tươi
  • Nước sạch, rượu nếp
  • Các loại hoa quả của mùa hè như mận, vải…
  • Xôi, chè các loại
  • Bánh tro, bánh ú làm từ gạo nếp, ngâm trong nước tro và được gói bằng lá chuối. Loại bánh này khá dễ ăn, dễ tiêu, có thể ăn kèm với đường hoặc mật
  • Cơm rượu nếp cái hoa vàng hay cơm rượu nếp cẩm là đặc trưng của người miền Bắc

=>>>Xem thêm: Phật pháp ứng dụng

Cách cúng Tết Đoan Ngọ mâm cỗ, hoa quả 2023 chi tiết (2)

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ của người miền Trung

Theo phong tục người Miền Trung sẽ có những sản vật sau khi dâng lên cúng vào ngày 5/5:

  • Hương, hoa tươi như hoa cúc, hoa hồng…
  • Nước sạch, rượu nếp
  • Các loại hoa quả như quả vải, quả mận…
  • Bánh tro, bánh ú 
  • Chè kê thường xuất hiện trong mâm cúng tết Đoan Ngọ của người Quảng Nam.
  • Thịt vịt có tính mát, giải nhiệt cơ thể, bổ máu và tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Cơm rượu làm bằng phương pháp lên men cổ truyền là món ăn được người dân Miền Trung chọn cúng ngày 5/5.

Cách cúng Tết Đoan Ngọ mâm cỗ, hoa quả 2023 chi tiết (3)

Miền Nam 

Khác biệt đôi chút với Miền Bắc và Miền Trung thì mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ của người Miền Nam gồm có:

  • Hương, hoa tươi
  • Nước sạch, rượu trắng 
  • Trái cây như xoài, chôm chôm…
  • Cơm rượu được vo thành những viên tròn trước khi ủ ăn giống như xôi chè ở Miền Bắc.
  • Bánh ú bá trạng giống như bánh tro nhưng to hơn một chút. Bánh làm từ gạo nếp và có nhiều loại nhân khác nhau vô cùng hấp dẫn.
  • Chè trôi nước được làm bằng bột nếp trắng, nhân đậu xanh thơm bùi, ăn kèm gừng và nước cốt dừa.

Cách cúng Tết Đoan Ngọ mâm cỗ, hoa quả 2023 chi tiết (4)

Lưu ý khi cúng Tết Đoan Ngọ 

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, để thể hiện thành tâm của mình thì gia chủ khi cúng cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Không nên vứt giày dép lộn xộn vào ngày 5/5 để tránh chiêu dụ tà khí.
  • Tránh xa bệnh viện, đám ma vào ngày Tết Đoan Ngọ bởi vì những nơi này âm khí quá nặng nên dễ chiêu bệnh tật vào người.
  • Theo tập tục một số vùng miền thì người lớn sáng ngủ dậy cần súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, ăn 1 quả trứng vịt luộc.
  • Không nên để rơi tiền trong ngày Tết Đoan Ngọ bởi lúc này bạn đã đánh rơi tài lộc, vận may.
  • Không nên chọn phòng đầu tiên và cuối cùng của dãy hành lang khi đi nhà nghỉ, khách hàng. Lý do bởi 2 vị trí này thường hút năng lượng tiêu cực, dễ khiến bạn bị nhiễm bệnh.
  • Cần thành tâm trong việc chuẩn bị mâm cỗ, lễ vật và khi thắp hương khấn vái. Mâm cỗ có thể không cần quá đủ đầy nhưng tấm chân thành của gia chủ sẽ đem lại nhiều lợi lộc to lớn.

=>>> Xem thêm: Bài văn khấn cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn, dễ dàng thực hiện tại nhà

Cách cúng Tết Đoan Ngọ mâm cỗ, hoa quả 2023 chi tiết (5)

Các câu hỏi khi cúng Tết Đoan Ngọ

Một số câu hỏi liên quan vấn đề cúng ngày Tết Đoan Ngọ như sau:

Cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ nào?

Theo quan niệm dân gian, giờ thắp hương đúng nhất vào ngày 5/5 nên vào giờ Ngọ,  từ 11 giờ đến 13 giờ chiều. Do đó tốt nhất chúng ta nên thắp hương đúng giờ để nhận được lợi lộc to lớn. 

Dù lớn hay nhỏ, mâm cúng Tết Đoan Ngọ cũng là dịp để cả gia đình đoàn tụ và mang ý nghĩa trong văn hóa người Việt. Một mâm lễ nhỏ tượng trưng cho lòng thành của gia đình đối với gia tiên, cầu chúc những điều tốt đẹp nhất.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ đặt ở đâu?

Từ xưa, mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ thường được các gia đình chuẩn bị 2 mâm cỗ để đặt cúng trong nhà và ngoài sân. Việc cúng ở trong nhà để cảm ơn tổ tiên đã che chở gia đình luôn bình an, khỏe mạnh. Còn mâm cỗ ngoài sân thể hiện lòng thành kính, cảm tạ trời đất đã phù hộ cho công việc thuận lợi. 

Hiện nay để tránh lãng phí thì mọi gia đình chỉ thực hiện 1 mâm cỗ cúng trong nhà. Điều quan trọng nhất khi cúng ngày 5/5 chính là lòng thành tâm hướng thiện của gia đình đến bề trên.

Bài viết chia sẻ đến bạn đọc cách chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ và các thông tin liên quan. Hy vọng những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích cho bạn đọc khi chuẩn bị mâm cỗ vào ngày 5/5 âm lịch sắp tới. 

29 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo

Ứng dụng 16/11/2024 10:43:06

Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024

Phật pháp ứng dụng 14/11/2024 14:42:19

Phật dạy về 10 điều chớ vội tin

Ứng dụng 23/10/2024 13:45:13

Phật dạy về 10 điều chớ vội tin

Ứng dụng 23-10-2024 13:45:13

Đạo Phật là đạo của giác ngộ, giải thoát nên lúc nào cũng phát khởi tấm lòng vô ngã, vị tha với tinh thần từ bi và trí huệ. Trong suốt 49 năm hoằng dương chính pháp, đức Phật đem hết sự thấy biết của mình qua sự tu chứng, trải nghiệm thực tế, nhằm thức tỉnh và giác ngộ mọi người để có sự hiểu biết chân chính bằng niềm tin nơi chính mình và tin sâu nhân quả.
695 lượt xem 0 Bình luận

Kinh Phật là gì? Tổng hợp những loại kinh Phật thường tụng

Ứng dụng 16/10/2024 15:35:43

Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc

Ứng dụng 15/10/2024 11:23:12

Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc

Ứng dụng 15-10-2024 11:23:12

Kinh cầu an là những bộ kinh được soạn ra nhằm cầu nguyện cho mọi chúng sinh được bình an, hạnh phúc, và tìm thấy sự thanh thản trong cuộc sống, giúp họ vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong đời.
12709 lượt xem 0 Bình luận