Tết Đoan Ngọ là gì? Tết Đoan Ngọ 2023 là ngày nào? Ý nghĩa và sự tích

20/06/2023 13:46:13 3642 lượt xem

Theo quan niệm dân gian Việt Nam, Tết Đoan Ngọ là ngày lễ diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm. Ngày lễ này còn có tên gọi khác là lễ diệt sâu bọ với sự tích và ý nghĩa đặc biệt. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngày Tết Đoan Ngọ này.  

Tết Đoan Ngọ là gì?

Tết Đoan Ngọ là ngày lễ giết sâu bọ, có tên gọi khác là Tết Đoan Dương mang ý nghĩa là bắt đầu khí dương đang hưng thịnh.

Đây được xem là ngày Tết truyền thống các quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc… Tại Việt Nam, ngày lễ này thường diễn ra vào ngày 5 tháng 5 âm lịch. 

Tết Đoan Ngọ là gì_Tết Đoan Ngọ 2023 ngày nào_Ý nghĩa và sự tích

Tết Đoan Ngọ 2023 vào ngày nào?

Năm 2023 thì ngày Tết Đoan Ngọ sẽ rơi vào thứ 5 ngày 22/6 dương lịch. 

Sự tích Tết Đoan Ngọ 

Theo truyền thuyết kể lại thì khi người nông dân ăn mừng vì mùa vụ bội thu thì sâu bọ năm kéo đến đông đảo, ăn hết thực phẩm đã thu hoạch được. Người dân đang lo lắng tìm cách giải quyết nạn sâu bọ thì có ông lão Đôi Truân xuất hiện. 

Xem thêm: Kiến thức Phật giáo

Ông đã hướng dẫn dân chúng lập một đàn cúng gồm các lễ vật đơn giản như bánh gio, trái cây. Ông còn dặn rằng: “Sâu bọ hàng năm vào ngày này rất hung hăng nên chỉ cần đúng ngày này thực hiện theo lời đã chỉ dặn sẽ trị được chúng”.

Tết Đoan Ngọ là gì_Tết Đoan Ngọ 2023 ngày nào_Ý nghĩa và sự tích (2)

Dân chúng biết ơn ông lão nên đã đặt cho ngày này là ngày Tết “diệt sâu bọ”, Tết Đoan Ngọ bởi giờ cúng thường rơi vào giữa giờ Ngọ. Đến ngày nay, ngày tết diệt sâu bọ này đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ, tạo nên nét văn hóa đẹp cho người Việt. Đây cũng chính là nguồn gốc Tết Đoan Ngọ mà chúng ta cần biết.

Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ 

Theo quan niệm dân gian, ý nghĩa của ngày tết diệt sâu bọ là việc người dân làm lễ cúng để phát động phong trào bắt loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng cùng mong ước vụ mùa bội thu.

Vào ngày này, nhiều nơi thực hiện ăn rượu nếp, ăn trái cây để sâu bọ chết. Ngoài ra, nhiều gia đình còn có thói quen ăn bánh tro, chè trôi nước, hạt sen… để diệt trừ sâu bọ hay bệnh tật trong người.

Tết Đoan Ngọ là gì_Tết Đoan Ngọ 2023 ngày nào_Ý nghĩa và sự tích (3)

Các hoạt động của vùng miền vào Tết Đoan Ngọ 

Thực tế có khá nhiều các hoạt động khác nhau vào ngày lễ Đoan Ngọ mà người dân áp dụng. Tùy tập quán mỗi vùng miền, mỗi gia đình để áp dụng các hoạt động tương ứng phù hợp như sau: 

Nghi lễ khảo cây vào giờ Ngọ

Vào giờ Ngọ 12 giờ trưa ở Tết Đoan Ngọ thì nhiều vùng miền sẽ tiến hành nghi lễ khảo cây, đánh cây. Những cây bị khảo như cây ăn quả mà trái chưa phát triển hay cây bị sâu bệnh. Với nghi lễ này, 1 người sẽ trèo lên cây và đóng vai cây còn người kia hỏi tình trạng cây. Trò chơi này tượng trưng cho việc xua đuổi các loài sâu bọ để bảo vệ mùa vụ.

Treo xương rồng trước cửa

Vào Tết Đoan Ngọ, nhiều người chọn treo xương rồng trước cửa để trừ tà, loại bỏ  tà khí. Theo quan niệm dân gian thì ngày Đoan Ngọ là thời gian có nhiều vượng khí nhất nên bạn hãy treo xương rồng để gia đình nhận được nhiều phúc khí.

Tết Đoan Ngọ là gì_Tết Đoan Ngọ 2023 ngày nào_Ý nghĩa và sự tích (5)

Quét dọn nhà cửa sạch sẽ 

Nhà cửa có nhiều dương khí nên luôn cần sạch sẽ, thơm tho. Việc quét dọn nhà cửa vào ngày Tết 5/5 sẽ đảm bảo các lợi ích cho sức khỏe và đánh bay vận xui rủi.

Tắm nước lá mùi vào ngày Tết Đoan Ngọ

Cây mùi có hương thơm dễ chịu là “dược liệu” đặc biệt trong ngày Tết Đoan Ngọ. Theo truyền thống, khi bạn tắm với lá mùi trong ngày này sẽ nhận được cảm giác thư thái, loại bỏ mồ hôi hiệu quả.

Phóng sinh 

Vào ngày lễ truyền thống mùng 5/5 âm lịch thì nhiều người chọn việc phóng sinh vừa ý nghĩa vừa may mắn. Việc phóng sinh sẽ giúp cho bản thân luôn cảm thấy thoải mái, thanh thản và là lời cầu chúc bình an cho gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc.

Tết Đoan Ngọ là gì_Tết Đoan Ngọ 2023 ngày nào_Ý nghĩa và sự tích (7)

Đi hái thuốc

Hái lá thuốc được xem là hoạt động nên làm trong ngày Tết mùng 5 tháng 5. Ở những vùng thôn quê, người dân rủ nhau đi hái các cây cỏ có tác dụng chữa bệnh ngoài da, đường ruột…

Mâm cúng vào Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ là một ngày lễ truyền thống nên không thể thiếu việc chuẩn bị mâm lễ tổ tiên, trời đất. Tùy theo từng vùng miền khác nhau sẽ có những mâm cúng ngày 5/5 tương ứng. Việc dọn dẹp bàn thờ và trang hoàng mâm cỗ cúng đầy đủ chính là sự mong muốn sự an lành và thành công cho gia đình.

Ngoài việc diệt sâu bọ, phong tục cúng còn là sự cầu nguyện tổ tiên và thần linh phù hộ cho công việc thuận lợi, gia đình hạnh phúc.  

Tết Đoan Ngọ là gì_Tết Đoan Ngọ 2023 ngày nào_Ý nghĩa và sự tích (8)

Mâm cúng người Miền Bắc

Các món thường có trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ người miền Bắc như:

  • Bánh tro, bánh ú làm từ gạo nếp, gói bằng lá chuối
  • Cơm rượu nếp cái hoa vàng hoặc cơm rượu nếp cẩm
  • Hương, hoa, vàng mã
  • Nước, rượu nếp
  • Các loại hoa quả như vải, mận…
  • Xôi, chè

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ người miền Trung

  • Hương, hoa, vàng mã
  • Chè kê 
  • Nước, rượu nếp
  • Các loại hoa quả như vải, mận…
  • Bánh tro, bánh ú

Mâm cúng Miền Nam

  • Hương, hoa, vàng mã
  • Chè trôi nước và bánh ú 
  • Hoa quả tươi
  • Nước, rượu nếp 
  • Cơm rượu

Xem thêm: Tết Đoan Ngọ 2023: Cách cúng chuẩn nhất và mâm cỗ chi tiết

Tết Đoan Ngọ ăn gì?

Chắc hẳn bạn đang băn khoăn nên ăn gì để đem lại may mắn, xua đuổi vận đen. Dưới đây là một số món ăn mà bạn có thể tham khảo cho ngày lễ 5/5 sắp đến.

Chè trôi nước

Chè trôi nước là món ăn đặc trưng người miền Nam vào ngày 5/5 âm lịch. Chè làm từ bột nếp, bên trong là nhân đậu xanh thơm ngon. Chè trôi nước mang hương vị thanh mát và hấp dẫn khi kết hợp với nước cốt dừa. Bạn sẽ có cảm giác dễ chịu và sảng khoái trong ngày hè oi bức khi thưởng thức món chè trôi nước này.

Tết Đoan Ngọ là gì_Tết Đoan Ngọ 2023 ngày nào_Ý nghĩa và sự tích (9)

Thịt vịt

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, người miền Trung thường ăn thịt vịt để tạo cảm giác mát mẻ cho cơ thể. Thịt vịt được chế biến thành các món khác nhau như vịt luộc, vịt quay, vịt tiềm,… 

Cơm rượu nếp

Cơm rượu là đặc sản nổi tiếng được ưa chuộng vào ngày 5/5 hàng năm tại ba miền Bắc, Trung và Nam. Theo quan niệm dân gian, ăn cơm rượu vào ngày 5/5 sẽ có khả năng diệt sâu bọ hiệu quả.

Tết Đoan Ngọ là gì_Tết Đoan Ngọ 2023 ngày nào_Ý nghĩa và sự tích (10)

Bánh ú tro

Bánh ú tro là món ăn độc đáo mang ý nghĩa sâu sắc trong ngày Tết Đoan Ngọ. Bánh ú tro có nhiều hình dạng  tùy thuộc vào từng vùng miền. Bánh có vị ngọt vừa, dễ ăn, dễ tiêu, mát ruột.

Xem thêm: Bài văn khấn cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn, dễ dàng thực hiện tại nhà

Chè kê

Đối với người Huế thì trong ngày Tết Đoan Ngọ sẽ không thể thiếu món chè kê. Hạt kê xay nhuyễn và lấy đi lớp vỏ được đun sôi đến khi độ đặc sền sệt sẽ được cho thêm đường và gừng. Món chè kê mang đến hương vị đặc biệt, tạo cảm giác ngọt ngào và sảng khoái cho bạn khi thưởng thức.

Tết Đoan Ngọ là gì_Tết Đoan Ngọ 2023 ngày nào_Ý nghĩa và sự tích (11)

Trái cây tươi

Trái cây trở thành món ăn không thể thiếu trên bàn cúng tổ tiên hay bữa tiệc gia đình. Trong đó, người miền Bắc có thể chọn quả vải và mận để mâm cúng trở nên phong phú. Đối với người miền Nam có thể chọn xoài, chôm chôm, dưa hấu trong ngày Tết Đoan Ngọ. 

Khi bày cúng trái cây ngày 5/5 thì mọi người đều cầu mong có mùa màng thịnh vượng, bệnh tật sẽ tan biến, cây trái đâm chồi nảy lộc.

Tết Đoan Ngọ đoàn viên gia đình

Tết Đoan Ngọ là gì đã được giải đáp cụ thể qua nội dung trên cho bạn đọc. Đây là ngày lễ để thể hiện tấm lòng thành đối với các bậc bề trên, là lời cầu ước cho công việc thuận lợi trong cả năm. Mong rằng quý bạn đọc đã chuẩn bị được cho mình mâm cúng ngày 5/5 phù hợp theo từng vùng miền.

17 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

[Góc Giải Đáp] Tôn kính là gì? Những điều cần tôn kính? 

Kiến thức 02/04/2024 10:12:12

[Góc Giải Đáp] Tôn kính là gì? Những điều cần tôn kính? 

Kiến thức 02-04-2024 10:12:12

Trong cuộc sống hàng ngày chắc hẳn bạn sẽ không thể không có những lúc thể hiện sự tôn kính đến ai đó, đấng thần linh nào đó. Điều này rất dễ hiểu! Vậy tôn kính là gì? Trong Phật giáo có những điều nào cần tôn kính? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết nhất đến bạn đọc về vấn đề tôn kính này.
110 lượt xem 0 Bình luận

Ý nghĩa đặc biệt của 7 vị Phật Dược Sư

Kiến thức 02/04/2024 10:12:08

Ý nghĩa đặc biệt của 7 vị Phật Dược Sư

Kiến thức 02-04-2024 10:12:08

Đức Phật Dược Sư trong Phật giáo có đến 7 hình tướng khác nhau và mang hàm nghĩa tương ứng. Vậy bạn đã biết gì về 7 vị Phật Dược Sư hay chưa? Bài viết dưới đây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa, phước báo nhận được khi thờ phụng các vị Phật Dược Sư này. 
136 lượt xem 0 Bình luận

14 loại pháp khí Mật Tông bạn nên tìm hiểu

Kiến thức 02/04/2024 10:12:02

14 loại pháp khí Mật Tông bạn nên tìm hiểu

Kiến thức 02-04-2024 10:12:02

Pháp khí Mật Tông hỗ trợ việc thực hành pháp sự, trợ ích trong tu chứng Phật pháp. Trong đó, Mật Tông Tây Tạng là môn phái có số lượng pháp khí phong phú với tạo hình đặc biệt như chuông, chày Kim Cang, rìu Kim Cang, kèn Ốc Loa, Kinh Luân,... Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn về những pháp khí này qua nội dung dưới đây.
124 lượt xem 0 Bình luận

Top 8 vị Hộ Pháp Mật Tông bạn nên biết

Kiến thức 02/04/2024 10:11:08

Top 8 vị Hộ Pháp Mật Tông bạn nên biết

Kiến thức 02-04-2024 10:11:08

Pháp môn Mật Tông xuất hiện từ thế kỷ 5 với sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa, sau đó đã trở thành tôn giáo chính ở Tây Tạng. Trong pháp môn này thì các vị Hộ Pháp Mật Tông được xem là người có hạnh nguyện truyền bá chánh pháp. Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn về các vị Hộ pháp này qua nội dung dưới đây. 
211 lượt xem 0 Bình luận

Tìm hiểu về Ngũ Trí Như Lai trong Mật Tông

Kiến thức 02/04/2024 10:08:19

Tìm hiểu về Ngũ Trí Như Lai trong Mật Tông

Kiến thức 02-04-2024 10:08:19

Ngũ Trí Như Lai trong Mật Tông bao gồm năm vị Phật đại diện cho 5 khía cạnh, tích cách hay 5 loại trí tuệ khác nhau với những con đường đi riêng để đạt cảnh giới Niết Bàn. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về thông tin Ngũ Trí Như Lai này qua nội dung dưới đây bạn nhé!
209 lượt xem 0 Bình luận