Cách nhận biết Phật Dược Sư chi tiết

02/04/2024 09:38:03 494 lượt xem

Đức Phật Dược Sư được coi là vị Tôn chủ của thế giới Tịnh Lưu Ly ở khu vực phương Đông, và Ngài được cho là có kiến thức sâu rộng và hiểu biết về mọi khía cạnh của y học trong thế gian.

Ý nghĩa khi thờ tượng Phật Dược Sư 

Theo kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức, khi tu hành trở thành Bồ Tát, Phật Dược Sư đã phát 12 đại nguyện để giải thoát mọi chúng sinh khỏi bệnh tật, mang đến cho họ sự lành mạnh và hướng về con đường giải thoát. Sau này, Ngài trở thành Phật với danh hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Phật. Phật Dược Sư được biết đến là vị Phật hiểu biết và thông suốt về mọi khía cạnh của y dược trong thế gian và vượt lên nó. Ngài có khả năng chữa trị mọi bệnh tật của chúng sinh, cũng như giải thoát họ khỏi những ảo tưởng và phiền não do sự tham lam, sân si gây ra. Việc niệm danh hiệu của Ngài sẽ đem lại phước báo không đếm xuể và giúp tiêu trừ mọi nỗi đau và khổ đau, mang lại sự an lạc cho cả thân và tâm.

Cách nhận biết Phật Dược sư

Phật Dược Sư có nguyện vọng cứu độ mọi chúng sinh khỏi nỗi đau bệnh tật. Ánh sáng trong suốt và tinh khiết hoàn toàn, được gọi là Lưu Ly Quang, hiển hiện trên thân thể Ngài. Những ai gặp phải bệnh tật, phiền não, hoặc đang đối diện với nguy cơ sinh tử, thường cầu Ngài để trải qua những khó khăn và bệnh tật, và để tiêu trừ mọi ảnh hưởng tiêu cực đó. Vì lí do này, nhiều người tôn thờ và thỉnh tượng Phật Dược Sư để thể hiện sự tôn kính và lòng tin.

Cách nhận biết Phật Dược sư đơn giản chuẩn chỉnh nhất

Đặc điểm nhận biết Phật Dược sư 

Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai có hình dạng gần giống như Đức Phật, vì vậy nếu không dựa vào pháp bảo và tư thế, rất khó để nhận diện được Ngài. Tượng Phật Dược Sư thường được mô tả với làn da màu xanh, mặc ba áo choàng của một tu sĩ Phật giáo, thường hở ngực và có chữ “Vạn” trước ngực. Tay trái của Đức Phật Dược Sư cầm một lọ mật hoa màu lưu ly, trong khi tay phải đặt trên đầu gối phải và cầm thân cây Aruna hay Myrobalan giữa ngón tay cái và ngón trỏ.

Cách nhận biết Phật Dược sư (2)

Theo một số kinh Phật, Đức Phật Dược Sư được mô tả có một vòng hào quang ánh sáng màu lưu ly vây quanh Ngài. Ngoài ra, trong các mô tả khác của Phật Giáo Đại Thừa, Đức Phật Dược Sư đôi khi được mô tả đang nắm giữ một ngôi chùa, tượng trưng cho mười nghìn vị Phật của ba thời kỳ.

Vị trí đặt tượng Phật Dược sư

Tượng Phật Dược Sư thường không được thờ một mình độc tôn mà thường được thờ chung cùng với các vị Phật Bồ Tát khác. Thường thì người ta thờ tượng Tam Thế Phật, thờ Dược Sư Tam Tôn tại gia là thờ Thất Phật Dược Sư. Do đó, gia chủ có thể nhận diện tượng Phật Dược Sư Lưu Ly dựa vào vị trí nơi đặt tượng hoặc dựa vào các vị Phật khác xung quanh.

Đối với tượng Tam Thế Phật, việc đặt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở vị trí trung tâm, Phật Dược Sư phía Đông ở bên trái và Phật A Di Đà ở phía Tây hay bên phải, ý muốn truyền đạt sự bao dung và sự an lành cho chúng sinh.

Cách nhận biết Phật Dược sư (3)

Đối với tượng Dược Sư Tam Tôn, gồm Phật Dược Sư, Bồ Tát Nhật Quang Biến Chiếu, và Bồ Tát Nguyệt Quang Biến Chiếu, thường được thể hiện qua bộ tượng đồng. Xung quanh sau lưng các tượng thường có ánh sáng hào quang.

Nếu gia chủ thờ Thất Phật Dược Sư tại gia, thì chỉ cần nhìn vào 7 pho tượng Dược Sư gần như giống nhau, chỉ khác ở ấn thủ, được xếp theo bộ thì đó chính là Thất Phật Dược Sư.

Những lưu ý khi thờ tượng Phật Dược sư tại gia

  • Đặt bàn thờ Phật Dược Sư hướng ra ngoài cửa chính sẽ mang lại hiệu quả hữu ích cho những người đã khuất trong gia đình. Ngài sẽ cứu độ, giải trừ đau khổ của người thân, giúp họ siêu thoát.
  • Tránh đặt bàn thờ Phật gần nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ, và những nơi dễ bị uế khi lây như góc cầu thang và hướng quay về nhà tắm.
  • Không nên thờ chung Thần thánh cùng với Tam thế Phật, vì Thần thánh vẫn nằm trong lục đạo luân hồi. Việc thờ chung có thể dẫn tới việc phạm phải điều cấm kỵ trong nhà Phật.
  • Phật Dược Sư nên được thờ ở vị trí cao nhất, ít nhất phải được thờ cao hơn đỉnh đầu của gia chủ.
  • Chỉ nên dùng hoa quả và đặt trên đĩa đựng trái cây khi dâng lễ. Đồ trái cây dùng để cúng không được sử dụng trong việc khác, hay cúng cùng với ban gia tiên.
  • Nếu trong nhà có ban thờ gia tiên, nên đặt bàn gia tiên ở tường nhà bên trái hoặc phải của bàn thờ Phật. Bởi Phật là thầy trong lễ trong 10 phương 3 cõi chúng sinh. Ngay cả những người đã khuất cũng cần có sự giác ngộ từ Phật, vì vậy ban gia tiên cần được đặt bên cạnh bàn thờ Phật.
  • Tránh dùng chung bát hương với gia tiên và không đặt tượng Phật Dược Sư thấp hơn bàn thờ gia tiên.

Cách nhận biết Phật Dược sư (4)

Trên đây là những chia sẻ của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên về Đức Phật Dược Sư là ai, cách nhận biết Phật Dược Sư cũng như những lưu ý trong cách thờ tượng Phật tại gia. Hy vọng với những chia sẻ trên đã mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích. đừng quên cập nhật thêm nhiều thông tin hay và hữu ích tại Bchannel.vn nhé!

16 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Tứ nhiếp pháp là gì? Lợi ích khi thực hành trong đời sống

Kiến thức 17/09/2024 09:10:19

Nghi thức tụng kinh Kim Cang

Kiến thức 27/08/2024 15:59:35

Nghi thức tụng kinh Kim Cang

Kiến thức 27-08-2024 15:59:35

Kinh Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật (Vajrachedikā Prajñāpāramitā) là một bài kinh ngắn khoảng 6.000 từ, tiêu biểu cho Phật giáo Đại thừa và phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, cùng Đông Nam Á.
115 lượt xem 0 Bình luận

Cách tụng kinh Trường Thọ Diệt Tội

Kiến thức 27/08/2024 15:47:19

Cách tụng kinh Trường Thọ Diệt Tội

Kiến thức 27-08-2024 15:47:19

Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni bảo vệ trẻ em và giúp hóa giải nghiệp chướng, đặc biệt dành cho những ai muốn sám hối và thanh tịnh tâm hồn sau những hành động không may.
14373 lượt xem 0 Bình luận

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn?

Kiến thức 26/08/2024 17:35:00

Tại sao lễ Phật phải cúi đầu?

Kiến thức 26/08/2024 15:36:44