Cách thắp hương ở nhà: Quy tắc và lưu ý khi thắp hương
Đối với việc thờ cúng thì hiểu rõ các quy tắc, lưu ý khi thắp hương là vấn đề cực kỳ quan trọng thể hiện sự tôn kính của mình đến Thần linh, tổ tiên. Gia chủ cần nắm rõ quy tắc thứ tự trong cách thắp hương, điều kiêng kỵ và điều lưu ý. Cụ thể xin mời bạn đọc tham khảo nội dung dưới đây để có thêm kiến thức hữu ích về tục lệ thắp hương.
Nguồn gốc tập tục thắp hương
Thắp hương là phong tục có nguồn gốc lâu đời từ Ấn Độ vào năm 3700 Trước Công nguyên. Cách đây 5700 năm, tại bức tường trong đền thờ vua chúa Ai Cập xuất hiện nhiều hình vẽ mô tả nghi thức này.
Đến năm 618, vị Tăng từ Ấn Độ đã đem hương trầm sang Trung Quốc và nghi thức thắp hương ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tại Việt Nam, thắp hương được thực hiện trong ngày lễ Tết, ngày mùng 1, ngày rằm tháng Giêng, rằm tháng 7, lễ Vu Lan, vía Quán Thế Âm, lễ Phật Đản…
Nén hương là nét đẹp truyền thống thiêng liêng đi liền với đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người dân Việt. Khi thắp hương chính là lúc khai mở nhịp cầu vô hình kết nối hai thế giới vô hình và hữu hình.
Ý nghĩa khi thắp hương
Theo quan niệm người Á Đông, nghi thức thắp nhang chính là nét đẹp truyền thống thiêng liêng. Hương khi đốt lên là sợi dây vô hình, là cầu nối giữa hai thế giới âm và dương. Nghi thức này còn là cách để bày tỏ lòng biết ơn, thể hiện lời cầu mong, nỗi niềm,… đối với vị thần thánh, ông bà tổ tiên, người đã mất.
Cách thắp hương ở nhà
Thắp hương sao cho đúng là điều mà bất cứ ai cũng cần tìm hiểu. Khi thắp nhang nên chọn số lẻ như 1, 3, 5, 7, 9 mang tới sự may mắn, tốt lành, cứu khổ nạn. Trong đó, các gia đình Việt lựa chọn phổ biến nhất là thắp 1, 3 nén hương. Thắp 3 nén hương áp dụng trong các dịp ngày Tết, cúng giỗ, động thổ, cưới xin…
Lưu ý khi thắp hương tại nhà, bạn cần dùng hai tay cầm lấy hương. Sau đó cố gắng cầm hai tay cắm hương vào giữa bát hương, hoặc dùng tay phải nếu quá xa. Cần bố trí bát hương để đứng cắm dễ dàng, không phải kiễng chân hay trèo ghế là tốt nhất.
Thứ tự quy tắc thắp hương
Nếu trong nhà có nhiều bàn thờ thì thứ tự ưu tiên thắp hương là điều quan trọng. Trong đó, đầu tiên sẽ là thắp hương bàn thờ Phật, bàn thờ thần linh rồi mới đến bàn thờ gia tiên.
Thắp hương Phật
Khi gia chủ theo đạo Phật và có bàn thờ Phật cần tiến hành thắp hương Phật đầu tiên. Đây là quy tắc thắp hương mà bạn cần tuân thủ. Bởi Phật là bậc tối cao, quyền năng nhất.
Thắp hương thần linh
Sau khi thắp hương Phật xong, gia chủ sẽ thắp hương tại bàn thờ thần linh. Trên bàn thờ thần linh cần phải hợp lý, thể hiện hài hỏa đủ yếu tố thuộc phong thủy là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Số nén hương thắp trên bàn thờ thần linh phải theo số lẻ, thông thường thắp 3 nén nhang cầu mong may mắn, bình an. Trong đó, bàn thờ thần Thổ Địa, Thần Tài đặt dưới đất cần mang vẻ trang trọng. Trên bàn thờ thần Tài, Thổ Địa cần chuẩn bị tượng của các vị, có tiền xu, tiền vàng, bát hương, chén rượu, đồ lễ. Thông thường sẽ thắp 1 nén hương đối với bàn thờ Thổ Địa, Thần Tài này.
Đối với bàn thờ ông Công, ông Táo cần có mũ ông Công, ông Táo. Vào ngày đặc biệt 23/12 Âm Lịch, ngoài đồ lễ cúng cần các món đồ cúng lễ còn có cá vàng để đưa các ngài về trời.
Thắp hương gia tiên
Cuối cùng trong thứ tự quy tắc thắp hương là đến bàn thờ gia tiên. Trên bàn thờ gia tiên sẽ có số lượng bát hương khác nhau, phổ biến nhất là 3 bát. Thông thường sẽ thắp 1 hoặc 3 nén hương trên bàn thờ gia tiên.
Lưu ý để thắp hương đúng cách
Mỗi người cần tuân thủ cách thắp hương chuẩn xác để thể hiện sự kính trọng bề trên và để việc cầu khấn được hoàn hảo hơn. Cụ thể một số lưu ý khi thắp hương như:
- Khi thắp hương thì gia chủ cần phải tĩnh tâm và cần thành tâm cầu nguyện.
- Chọn nén nhang thẳng, cố định hương dựng thẳng đứng không xiêu vẹo khi thắp.
- Khi mua hương nên chọn loại được làm từ nguyên liệu thiên nhiên như trầm, tràm,… Bởi khi thắp hương sẽ mang lại hương thơm tự nhiên, ít gây độc hại cho sức khỏe.
- Không nên dùng nhang uốn tàn hoặc cong tàn bởi đã trải qua quá trình ngâm dung dịch axit thải ra nhiều khói độc.
- Nếu hương chưa cháy hết mà bị tắt giữa chừng thì bạn nên giữ nguyên quẹt mồi lửa lại mà không rút hương lên.
- Nên thắp nhang với số lượng vừa phải, không đốt quá nhiều gây tỏa ra nhiều khói gây ảnh hưởng mọi người.
Những điều không nên khi thắp hương
Gia chủ nên chú ý những điều sau để không phạm phải điều kiêng kỵ khi thắp nhang:
- Không thắp hương theo số chẵn mang những điều không may mắn và xui rủi.
- Ăn mặc chỉnh tề, nghiêm túc thể hiện sự tôn kính đối với bậc bề trên khi thắp nhang.
- Không sử dụng trái cây nhựa, trái cây có gai để dâng cúng hay thắp nhang thể hiện sự bất kính bề trên.
- Không dùng nhang hóa chất độc hại gây ảnh hưởng sức khỏe mọi thành viên gia đình.
Các loại hương thắp phổ biến
Chúng ta có thể chọn nhiều loại hương để thắp khác nhau vào các dịp lễ tết, ngày mùng 1, ngày rằm. Trong đó, một số loại hương phổ biến được chọn lựa khi thắp hương như sau:
Hương que
Hương que có thời gian cháy tương đối lâu nên còn có tên gọi là hương tiên hoặc hương trường thọ. Hương que có ngoại hình dài và thẳng, có lõi và không có lõi. Hương que nhỏ có khói sinh ra cũng ít nên được sử dụng trong gia đình. Hương que to có thời gian đốt dài hơn được dùng để cúng hương trong đình chùa.
Hương nhang nụ tháp
Hương nhang nụ tháp tức là dùng bột hương nhào với nước rồi ép thành hình chóp nhọn nhỏ. Tháp hương được đặt trực tiếp lên đĩa hương phẳng hay lư hương có rải tàn hương. Sau khi đốt, tàn hương có dạng tháp nhọn, không bị rơi vãi với thời gian đốt ngắn hơn hương que.
Hương vòng
Hương vòng được sản xuất bằng cách ép bột hương thành sợi dài, cuộn cẩn thận thành dạng vòng xoắn ốc rồi phơi khô. Hương vòng đốt lâu hơn hương que và có nhiều kích thước to, nhỏ, thô, mảnh. Hương vòng loại nhỏ được dùng khi cúng dường, tu hành cá nhân, thắp ở ban thờ Phật.
Mỗi loại hương có những đặc tính khác nhau và tùy theo mục đích, nhu cầu để chọn lựa sử dụng.
Trên đây là những chia sẻ về quy tắc thắp hương, điều kiêng kỵ và lưu ý cần biết để nghi lễ này diễn ra thuận lợi nhất. Thắp hương với lòng thành kính, đúng quy tắc là cách bạn bày tỏ lòng tôn kính với bề trên.
Quý Phật tử có thể phát tâm công đức cho
Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo thông tin sau:
STK: 12 12 12 5577
Tên tài khoản: Văn phòng Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)
Tin liên quan
Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm
Tết An Viên 13/02/2024 13:59:47
Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm
Tết An Viên 13-02-2024 13:59:47
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’
Sự kiện 12/02/2024 11:52:27
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’
Sự kiện 12-02-2024 11:52:27
Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người
Sự kiện 12/02/2024 10:02:41
Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người
Sự kiện 12-02-2024 10:02:41
Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí
Tết An Viên 10/02/2024 17:57:10
Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí
Tết An Viên 10-02-2024 17:57:10
Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn
Tết An Viên 10/02/2024 00:16:38
Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn
Tết An Viên 10-02-2024 00:16:38
33 lượt thích 0 bình luận