Cận tử nghiệp là gì? Việc nên và không nên làm khi cận tử nghiệp 

22/09/2023 09:19:59 590 lượt xem

Theo Phật giáo, cận tử nghiệp được nhắc tới rất nhiều trong Kinh. Vậy cận tử nghiệp là gì? Cần làm những gì và không nên làm gì khi đối mặt? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết nhất cho bạn đọc về vấn đề này. 

Cận tử nghiệp là gì?

Cận tử nghiệp là những giây phút cuối đời của một con người để quyết định họ tái sinh vào cõi nào.

Mỗi người khi sống đều tạo ra những nghiệp thiện và nghiệp ác lẫn lộn. Khi người đó kết thúc sự sống, nghiệp ảnh hưởng đến việc tái sinh của họ vào cõi nào.

Đây chính là các nghiệp được tạo ra bằng tư tưởng, ý nghĩ trước lúc lâm chung quyết định tới cảnh giới tái sinh. Theo Phật giáo có 2 loại nghiệp tác động tới hướng tái sinh là tích lũy nghiệp và cận tử nghiệpNgười tích lũy nhiều nghiệp thiện rất nhiều kiếp sẽ có cơ hội tái sinh ở cõi lành, hưởng phước báu. 

Cận tử nghiệp là gì_ Việc nên và không nên làm khi cận tử nghiệp

Đối với người gây nhiều điều xấu xa, bất thiện nhưng vào cuối đời chỉ nghĩ thiện làm lành, hướng đến điều thiện sẽ được tái sinh vào cõi lành bởi cận tử nghiệp quá mạnh ảnh hưởng thay đổi hướng tái sinh.

Do vậy, cần xem xét ý nghiệp giai đoạn sắp lìa đời của mỗi người tốt hay xấu, mạnh hay yếu sẽ tác động đến cõi tái sinh của họ.

Sự tan rã của tứ đại khi cận tử nghiệp

Theo Phật giáo, cuối đời là lúc con người bị vây quanh bởi nhiều oan gia trái chủ. Trong đó, sự tan rã của 4 tứ đại cận tử nghiệp chính là điều đáng sợ vô cùng. 

Địa đại tan rã

Địa đại tan rã chính là khi thân xác bị mất hết sức mạnh, không còn sức lực, không thể đứng, ngồi, nằm tùy ý. Lúc này cơ thể luôn cảm thấy nặng nề, ngột ngạt, khó chịu và lâu dần sẽ khiến bạn trở nên yếu đuối, nửa mơ nửa tỉnh.

Cận tử nghiệp là gì_ Việc nên và không nên làm khi cận tử nghiệp (2)

Thuỷ đại tan rã

Khi cơ thể mất đi khả năng kiểm soát nước trong thân bằng các ví dụ như nước mũi nước miếng trào ra. Chúng ta sẽ cảm thấy hốc mặt, mũi khô hạn, cổ họng khó chịu, tâm trạng thay đổi buồn vui, cáu giận, bất mãn liên tục. 

Hoả đại tan rã

Sự tan rã khi cận tử nghiệp này tức là hơi ấm của thân thể mất dần, hơi thở lạnh giá. Chúng ta rơi vào trạng thái nửa tỉnh nửa mê, khó nhận ra mọi sự xung quanh hay người thân, bạn bè. 

Cận tử nghiệp là gì_ Việc nên và không nên làm khi cận tử nghiệp (3)

Phong đại tan rã

Hơi thở ngày càng yếu dần, khó thở, tâm hoang dã, không còn nhận thức thế giới bên ngoài, xuất hiện ảo giác. Trong đó, những người thường hành thiện sẽ nhìn thấy cảnh tươi vui, hỷ lạc còn kẻ gieo điều ác sẽ nhìn thấy sự đáng sợ, hung dữ…

Dấu hiệu sang cõi khác khi cận tử nghiệp

Thông qua hiện tướng cận tử nghiệp mà bạn có thể dự đoán cõi tái sinh của một người nào đó như sau:  

Dấu hiệu vào cõi súc sinh 

Người khi sắp lâm chung bị đọa vào cõi súc sinh nếu có các dấu hiệu sau:

  • Thân trọng bệnh, tinh thần bất an, tâm trí không tỉnh táo và hoảng loạn
  • Người sợ nghe danh Phật
  • Luôn đắm đuối vợ con không rời
  • Ưa mùi thịt cá
  • Chân tay co quắp, toát mồ hôi toàn thân
  • Khóe miệng chảy nước, miệng ngậm đồ ăn
  • Tiếng nói khò khè, yếu ớt, thường xuyên rít lên 

Cận tử nghiệp là gì_ Việc nên và không nên làm khi cận tử nghiệp (4)

Dấu hiệu vào cõi ngạ quỷ

Những người khi ở giai đoạn sắp lâm chung tái sinh bị đọa vào đường Ngạ Quỷ có các tiên triệu sau: 

  • Toàn thân nóng như lửa đốt
  • Dùng lưỡi liếm môi
  • Đói khát và yêu thích việc ăn, uống
  • Miệng thường há ra
  • Nuối tiếc, tham tiền tiếc của
  • Mắt mở và thường trương lê
  • Đại tiện nhiều, ít tiểu tiện
  • Đôi mắt khô khan, không có sức sống
  • Nắm tay lại, lạnh đầu gối 
  • Hai mắt vẫn mở 

Dấu hiệu vào địa ngục

Đối tượng khi lâm chung, sắp đọa vào cõi địa ngục có các tiên triệu sau:

  • Nhìn ngó thân quyến giận giữ. 
  • Đưa tay sờ vào hư không.
  • Đi đại tiểu tiện không tự chủ
  • Thân mùi hôi hám
  • Nằm úp mặt xuống
  • Hai mắt đỏ ngầu
  • Nằm co về bên trái
  • Xương đau nhức 
  • Nhắm nghiền đôi mắt không mở
  • Mắt bên trái hay động đậy
  • Sống mũi xiên xẹo. 
  • Gót chân đầu gối run rẩy. 
  • Thấy ác tướng sợ sệt, kêu la sợ hãi 
  • Tâm thức rối loạn. 
  • Cơ thể giá lạnh, tay nắm lại, thân thể cứng đơ  

Dấu hiệu vào cõi người

Người khi lâm chung tái sanh lại cõi ta bà với những tiên triệu như sau: 

  • Thân không bị bệnh nặng 
  • Khởi niệm lành, vui vẻ vô tư, ưa việc phước đức 
  • Ít sự nói phô, nhớ về cha mẹ vợ con  
  • Tâm không lầm loạn
  • Sanh lòng tịnh tín, thỉnh Tam bảo đối diện quy y 
  • Tai muốn nghe tên họ anh em, chị em, bè bạn
  • Sanh lòng vui mừng khi người khác săn sóc
  • Dặn dò giao phó việc cho thân quyến, từ biệt mà đi

Dấu hiệu vào cõi trời

Khi người chuẩn bị lâm chung sanh lên cõi trời sẽ có những tiên triệu như sau: 

  • Sanh lòng thương xót  
  • Phát khởi tâm lành 
  • Vui vẻ  
  • Chánh niệm hiện ra  
  • Không còn tham luyến tiền của hay vợ con 
  • Đôi mắt sáng sạch. 
  • Miệng mỉm cười, tai nghe thiên nhạc
  • Không có sự hôi hám 
  • Sống mũi không xiên xẹo
  • Không giận dữ 

Cận tử nghiệp là gì_ Việc nên và không nên làm khi cận tử nghiệp (5)

Dấu hiệu vào cõi Tịnh độ 

Người có dấu hiệu tái sinh cõi Tịnh độ như sau:

  • Nhắm mắt đi xuôi như người ngủ
  • Khi lâm chung biết ngày giờ trước, chánh niệm rõ ràng, tự tắm gội thay đổi y phục, thấy tướng hảo của Phật, điềm lành hiển hiện.

Những việc nên và không nên khi cận tử nghiệp

Những tập quán nghiệp nào mạnh lúc sống thường được biểu hiện rõ và mạnh nhất vào giây phút cuối đời. Tuy nhiên hướng tái sinh vào cõi nào còn ảnh hưởng bởi tích lũy nghiệp và cận tử nghiệp. Do đó, chúng ta nên làm và không nên làm những điều sau khi có người nhà chuẩn bị lâm chung:

Nên làm gì khi cận tử nghiệp

  • Tâm của người sắp lâm chung cần hướng tới những điều thiện, điều lành ngay cả giây phút cuối cùng. 
  • Người thân cần hỗ trợ người trợ niệm, niệm Phật để tâm của người sắp lâm chung chí thành. 
  • Để người sắp lâm chung ngồi, nằm, đứng theo ý muốn mà không nên cố gò ép.

Cận tử nghiệp là gì_ Việc nên và không nên làm khi cận tử nghiệp (6)

Không nên làm gì khi cận tử nghiệp

  • Không quá đau buồn, tang thương, gào khóc khiến cho người sắp lâm chung cảm thấy nuối tiếc. Điều này cũng sẽ làm tăng sự thống khổ đọa lạc Tam đồ đối với người sắp chết.
  • Không tiêm thuốc hoặc dùng thực phẩm hỗ trợ kéo dài hơi thở cho người sắp lâm chung. Bởi điều này sẽ làm tăng thêm phiền não thống khổ cho họ và gây ảnh hưởng việc đầu thai.
  • Khi người nhà chấm dứt hơi thở nhưng thân còn ấm thì gia đình không nên tắm rửa, thay quần áo ngay mà đợi thân lạnh hoàn toàn mới thay quần áo.
  • Nếu hỏa táng cần phải sau 24 giờ tính từ khi người thân chết đi. 

Trong cuộc đời, cận tử nghiệp của mỗi người sẽ khác nhau, người thì có sự bình yên còn người thì đau khổ khi đón nhận cái chết. Do đó, chúng ta cần luôn quan sát bản thân, tạo nhiều nghiệp thiện để được tái sinh vào cõi lành, đem đến phước báu cho đời sau.

33 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Đức Phật dạy về 4 kiểu người ở đời

Kiến thức 19/09/2024 17:09:46

Đức Phật dạy về 4 kiểu người ở đời

Kiến thức 19-09-2024 17:09:46

Đời người tựa như ánh chớp đêm dông, thoáng qua một chốc là trăm năm đi đến tận cùng. Ai biết tỉnh thức sẽ dễ dàng tìm thấy con đường đúng đắn và sớm đến bến bờ giác ngộ.
823 lượt xem 0 Bình luận

Bồ Tát Kim Cương Thủ? Thần chú của Bồ Tát Kim Cương Thủ

Kiến thức 19/09/2024 15:35:53

Sáu cõi luân hồi trong Phật giáo

Kiến thức 19/09/2024 08:41:00

Sáu cõi luân hồi trong Phật giáo

Kiến thức 19-09-2024 08:41:00

Theo Phật Giáo, sau khi qua đời, chúng sinh tái sinh vào một trong sáu cõi luân hồi: Trời, Người, A-tu-la, Địa Ngục, Ngạ Quỷ, và Súc Sinh. Tìm hiểu chi tiết về các cõi này trong bài viết sau.
1535 lượt xem 0 Bình luận

Chánh ngữ là gì? Thực hành Chánh ngữ trong đời sống

Kiến thức 18/09/2024 15:50:11

Tứ nhiếp pháp là gì? Lợi ích khi thực hành trong đời sống

Kiến thức 17/09/2024 09:10:19