Chánh ngữ là gì? Bao gồm những gì? Lợi ích tu hành chánh ngữ

22/09/2023 09:42:53 855 lượt xem

Mỗi chúng ta cần nên rèn luyện chánh ngữ để tạo các nghiệp thiện lành, nhận về phước báu vô lượng. Vậy chánh ngữ trong bát chánh đạo là gì? Lợi ích đem lại khi tu hành ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết nhất cho bạn đọc về vấn đề này.

Chánh ngữ là gì?

Chánh ngữ là các yếu tố không ác ngữ, không nói dối, không nói lời chia rẽ, không nói lời khoe khoang, không hý luận, không nói lời tà ngữ, không thêu dệt. 

chánh ngữ là gì

Chánh ngữ bao gồm những gì?

Thực hiện chánh ngữ chính là việc làm để tạo công đức cho sự tu tập về sau của chúng ta.

Không ác ngữ 

Không ác ngữ trong chánh ngữ chính là việc không nói những lời ác, không chửi mắng, không nhục mạ hay không hăm dọa người khác. Bạn không nói những lời ác độc này sẽ khiến bạn không phải chịu nghiệp ác tạo nên.

chánh ngữ là gì (2)

Không nói dối 

Sự thật có giá trị đem lại kết quả tốt đẹp nhưng có những sự thật khi nói ra mang đến sự đổ vỡ và mâu thuẫn. Tuy nhiên việc tu chánh ngữ là chúng ta không được phép nói dối, ngoại trừ một số hoàn cảnh nhất định không nên nói hết sự thật. 

Một số sự thật mà chúng ta có thể tránh nói ra như:

  • Sự thật gây tổn hại đến nhân phẩm của người khác
  • Sự thật làm chia rẽ tình cảm của mọi người
  • Sự thật gây tổn hại đến sự đoàn kết, sự hưng thịnh, danh dự của đạo Phật
  • Sự thật về quyền lợi quốc gia của mình

Xem thêm: Bát Chánh Đạo là gì? Lợi ích và cách ứng dụng trong cuộc sống

Không nói lời chia rẽ 

Nói lời chia rẽ sẽ hủy hoại đi tình thương giữa người với người, gây mất tình cảm nhân văn. Do đó, chúng ta nên vun vén, bảo vệ tình thương và không nói lời chia rẽ nhau. Khi nói lời chia rẽ sẽ khiến bạn nhận quả báo đau khổ nặng do nghiệp này mang lại.

chánh ngữ là gì (3)

Không nói lời khoe khoang 

Khoe khoang cái hay của mình có, khoe của cải… khiến người khác phải nể phục mình là điều cần tránh khi tu hành chánh ngữ. Việc nói lời khoe khoang quá mức sẽ gây hậu quả ngược lại, khiến cho người ta chán ghét và coi thường mình.  

Chúng ta hãy khiêm tốn, biết kính trên nhường dưới, không khoe khoang bản thân mình. Bởi người khiêm tốn sẽ luôn nhận được sự yêu mến và tin tưởng của mọi người xung quanh.

Xem thêm: Luật nhân quả là gì? Quy luật và câu nói hay về luật nhân quả

Không hý luận 

Không hý luận tức là không nói đùa cợt, giỡn cợt gây mất đi sự trang nghiêm. Thay vào đó bạn nên nói lời nói đàng hoàng, đĩnh đạc, có giá trị. Ngoài ra, đừng nói lời vô ích khiến người khác bận tâm, mất thời gian người nghe. Hãy sử dụng lời nói có sự khôi hài làm tăng thêm sự hấp dẫn trong cuộc trò chuyện.

chánh ngữ là gì (4)

Không nói những lời tà ngữ

Lời nói tà ngữ là những nói bẻ sai sự thật, sai chân lý. Trong chánh ngữ thì chúng ta cần tránh nói những lời tà ngữ này. Ví dụ như người giảng sai Phật pháp làm người nghe đón nhận tu sai, ảnh hưởng đến danh dự của đạo Phật sẽ gánh quả báo nặng nề. 

Tà ngữ là kết quả của người bị bản ngã, cái tôi hay tâm bất thiện chinh phục. Do đó, chúng ta nên tập thiền im lặng hay thiền lạy nhằm buông bỏ cái tôi, ô nhiễm tồn tại ngầm trong tâm. Khi tu tập tức tính tham sân si, tính ngã mạn của bản thân đã bị tính khiêm cung chinh phục.

Không nói lời thêu dệt 

Không nói lời thêu dệt, lời nói thêm bớt không đúng sự thật khiến cho người nghe buồn phiền và khởi tà niệm. Không được xui bảo người khác nói điều thêu dệt chính là bạn đang tu chánh ngữ.  Nói lời thêu dệt là dối gạt chúng sinh gây ra nghiệp báo nghiêm trọng mà mình phải chịu. Do đó, mỗi người cần nên tu chánh ngữ không nói lời thêu dệt để có được tâm thanh bình và an yên.

chánh ngữ là gì (5)

Lợi ích của chánh ngữ

Tu hành chánh ngữ là việc mà mỗi người chúng ta nên thực hành mỗi ngày. Áp dụng chánh ngữ có thể cải thiện cuộc sống chúng ta về nhiều phương diện khác nhau. 

Nói lời hay sẽ giúp bạn có thể truyền đạt tình yêu thương, sự chân thành đến cộng đồng. Đặc biệt thực hành chánh ngữ giúp bạn tránh phạm phải khẩu nghiệp, tránh nhận quả báo nặng nề. 

Bài viết chia sẻ những kiến thức cơ bản về chánh ngữ là gì và những loại chánh ngữ phổ biến. Tu hành chánh ngữ sẽ giúp chúng ta không gây khẩu nghiệp, có được phước báu và sự an yên trong tâm.

35 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không

Kiến thức 21/11/2024 09:53:01

Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai

Kiến thức 19/11/2024 08:55:45

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16/11/2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16-11-2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài hay còn gọi là Dzambhala (Jambhala trong tiếng Tây Tạng), được biết đến là một hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Phật của lòng từ bi, thị hiện dưới dạng vị Phật đem tới sự thịnh vượng.
6325 lượt xem 0 Bình luận

37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?

Kiến thức 15/11/2024 09:09:57

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12/11/2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12-11-2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ là lối sống tôn kính và tận hiến, đặt sự chân thành lên hàng đầu. Khi sống với chí tâm đảnh lễ, ta tôn trọng mọi người, trân quý môi trường, và làm việc với cả tấm lòng. Hãy cùng khám phá ý nghĩa và cách áp dụng lối sống này vào cuộc sống hằng ngày.
1142 lượt xem 0 Bình luận