Chánh tư duy là gì? Lợi ích và cách để có chánh tư duy

29/11/2023 15:07:53 1265 lượt xem

Trong Bát chánh đạo, chánh tư duy được biết tới một thành phần quan trọng theo tư tưởng Phật giáo. Vậy chánh tư duy là gì? Lợi ích nhận được và cách để có như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chánh tư duy để có thể tu tập chính xác.

Chánh tư duy là gì? 

Chánh tư duy là việc suy nghĩ, giải quyết đúng đắn các vấn đề xảy ra và buông bỏ tư tưởng tiêu cực như sân hận, tàn nhẫn để thay thế bằng tư tưởng thiện lương như từ bi, thương yêu. Các tư tưởng thiện giúp chúng ta có thể tiến bước trên con đường có được bình an, hạnh phúc dài lâu.

Người có chánh tư duy sẽ thực hiện thành công mục tiêu lý tưởng mà bản thân đặt ra. Hành trì sẽ mang đến chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, bởi tư duy chính là yếu tố cơ bản hình thành nên lời nói và hành động. Người có tư duy chân chính sẽ không bị chi phối bởi cảm xúc, định kiến. Họ luôn đưa ra những phân tích, đánh giá để có quyết định hiệu quả, chính xác.  Họ đánh giá vấn đề khách quan với nhiều góc độ khác nhau để có cái nhìn toàn diện nhất.  

Chánh tư duy là gì_ Lợi ích và cách để có chánh tư duy

Lợi ích chánh tư duy

Trong Phật giáo, thực hiện chánh tư duy sẽ đem lại nhiều lợi ích cho con người. Có những suy nghĩ khách quan, dựa trên logic sẽ giúp chúng ta có thể đưa ra những quyết định thông minh, hiệu quả hơn. Một số lợi ích nhận được khi thực hành như sau: 

  • Giảm thiểu căng thẳng, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống để luôn cảm thấy bình tĩnh, thư giãn.
  • Chánh tư duy giúp mỗi người tăng cường lòng trắc ẩn, quan tâm đến người khác để giúp đỡ họ.
  • Hơn nữa, áp dụng sẽ giúp con người tăng cường sự đồng cảm, thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc đến người khác.
  • Đặc biệt hơn, chúng ta có thể tăng cường, cải thiện sức khỏe tinh thần thông qua việc giảm lo lắng, trầm cảm.
  • Tăng cường hạnh phúc với cách tập trung vào suy nghĩ tích cực và điều tốt đẹp trong cuộc sống.
  • Tăng cường sự lạc quan thông qua việc tin tưởng vào bản thân và tương lai.
  • Tăng cường khả năng giải quyết vấn đề của chúng ta bằng những suy nghĩ sáng tạo, giải pháp mới.
  • Hơn nữ, chánh tư duy còn giúp chúng ta tăng cường khả năng sáng tạo, mở rộng tâm trí, suy nghĩ về điều mới mẻ.
  • Giúp tăng cường khả năng lãnh đạo, chúng ta có tầm nhìn xa và có thể truyền cảm hứng đến người khác nhiều hơn.

Tóm lại, đây là công cụ mạnh mẽ giúp mỗi người cải thiện cuộc sống trở nên hạnh phúc, viên mãn, ý nghĩa hơn.

Xem thêm: Luật nhân quả là gì? Quy luật và câu nói hay về luật nhân quả

Chánh tư duy là gì_ Lợi ích và cách để có chánh tư duy (2)

Cách để có chánh tư duy 

Phát triển chánh tư duy giúp con người chúng ta có thể đưa ra quyết định chính xác và hiệu quả hơn. Mỗi người có thể thực hành với các biện pháp sau: 

Thiền định

Thiền định chính là cách để chúng ta có thể tập trung vào suy nghĩ tích cực và loại bỏ suy nghĩ tiêu cực. Mỗi người nên cố gắng tập trung vào hơi thở, gạt bỏ suy nghĩ khác khi thiền định. Nhờ đó bạn sẽ có sự tĩnh tâm và tập trung vào điều tích cực trong cuộc sống.

Chánh tư duy là gì_ Lợi ích và cách để có chánh tư duy (3)

Thực hành từ bi

Bạn có thể rèn luyện chánh tư duy bằng cách thực hành từ bi, phát triển khả năng yêu thương, tha thứ. Khi áp dụng thực hành từ bi có nghĩa đang hướng đến suy nghĩ tích cực, yêu thương bản thân, tất cả chúng sinh. Đây chính là cách để mỗi người giảm bớt những suy nghĩ tiêu cực, có cuộc sống hạnh phúc hơn.

Tư duy tích cực

Mỗi người cần cố gắng suy nghĩ tích cực về bất cứ sự việc nào trong cuộc sống đang diễn ra. Ví dụ như tập trung vào những thành tích của bản thân, những người xung quanh để có được tâm trạng tích cực và lạc quan hơn.

Chánh tư duy là gì_ Lợi ích và cách để có chánh tư duy (4)

Từ bỏ tư duy tiêu cực 

Cố gắng loại bỏ những tư duy tiêu cực xuất phát từ trong suy nghĩ. Bởi những tư duy tiêu cực này sẽ khiến bạn có suy nghĩ sai lầm, hành động không đúng. Tốt nhất bạn nên tập trung vào những suy nghĩ tích cực, thực hành thiền định thường xuyên.

Trì giới hạnh Phật đưa ra

Mỗi người nên cố gắng thực hành giới, giữ 5 giới như không sát sinh, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối, không say nghiện. Những giới này được Đức Phật chế định để Phật tử nhân cách đạo đức, có được phẩm hạnh thanh cao. Giữ được năm giới trên sẽ giúp chúng ta có được cuộc sống ổn định, thanh thản và bình an.  

Chánh tư duy là gì_ Lợi ích và cách để có chánh tư duy (5)

Tụng Kinh niệm Phật

Tụng kinh và niệm Phật sẽ giúp cho tâm của chúng ta an tịnh. Tuy nhiên, tụng đọc kinh Phật, niệm Phật danh hiệu chỉ góp phần trợ duyên đưa đến định, để biết con đường, phương pháp thực hành thiền định. Từ đó chúng ta sẽ có được chánh tư duy, suy nghĩ đúng đắn.  

Thực hành thiền định với các đề mục thiền đem lại an tịnh nội tâm, nền tảng của trí tuệ. Khi nội tâm lắng dịu, an định, không tán loạn thì khả năng tập trung cao hơn. Từ cơ sở này, trí nhớ cải thiện đáng kể và đạt được thành tựu trí tuệ.

Chánh tư duy chính là quá trình rèn luyện lâu dài, cần sự kiên trì của mỗi người. Khi chúng ta phát triển chánh tư duy sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa và thanh thản hơn.

Đón đọc thêm nhiều thông tin đặc biệt khác trên Website bchannel.vn.

35 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Đức Phật dạy về 4 kiểu người ở đời

Kiến thức 19/09/2024 17:09:46

Đức Phật dạy về 4 kiểu người ở đời

Kiến thức 19-09-2024 17:09:46

Đời người tựa như ánh chớp đêm dông, thoáng qua một chốc là trăm năm đi đến tận cùng. Ai biết tỉnh thức sẽ dễ dàng tìm thấy con đường đúng đắn và sớm đến bến bờ giác ngộ.
825 lượt xem 0 Bình luận

Bồ Tát Kim Cương Thủ? Thần chú của Bồ Tát Kim Cương Thủ

Kiến thức 19/09/2024 15:35:53

Sáu cõi luân hồi trong Phật giáo

Kiến thức 19/09/2024 08:41:00

Sáu cõi luân hồi trong Phật giáo

Kiến thức 19-09-2024 08:41:00

Theo Phật Giáo, sau khi qua đời, chúng sinh tái sinh vào một trong sáu cõi luân hồi: Trời, Người, A-tu-la, Địa Ngục, Ngạ Quỷ, và Súc Sinh. Tìm hiểu chi tiết về các cõi này trong bài viết sau.
1537 lượt xem 0 Bình luận

Chánh ngữ là gì? Thực hành Chánh ngữ trong đời sống

Kiến thức 18/09/2024 15:50:11

Tứ nhiếp pháp là gì? Lợi ích khi thực hành trong đời sống

Kiến thức 17/09/2024 09:10:19