Chùa Ấn Quang – “Ngôi Trường Phật Học” Trang Nghiêm
Chùa Ấn Quang là ngôi chùa nổi tiếng ở Hồ Chí Minh đã đánh dấu một vị trí đặc biệt trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Chùa được nhiều tín đồ Phật giáo ghé thăm để chiêm bái thường xuyên. Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn về ngôi chùa ấn tượng này qua nội dung dưới đây.
Tổng quan về Chùa Ấn Quang
Ngôi chùa này có địa chỉ tại số 243 Sư Vạn Hạnh, Phường 9, Quận 10, TP Hồ Chí Minh. Chùa còn có tên gọi là Tổ đình Ấn Quang thu hút nhiều tín đồ tâm linh đến để chiêm bái. Được xây dựng vào năm 1948 và trải qua hơn 70 năm phát triển nhưng chùa vẫn giữ vai trò quan trọng trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngoài việc để mọi người chiêm bái thì chùa còn là trường dạy Phật học và là nơi đặt trụ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Lịch sử hình thành của Chùa Ấn Quang
Ngôi chùa được xem mà trường Phật học mang lối kiến trúc độc đáo nhận sự quan tâm của nhiều người dân,. Vào thế kỷ 20, chùa có những đóng góp quan trọng trong việc phục hưng nền Phật giáo miền Nam.
Từ năm 1963 đến 1964, chùa diễn ra cuộc đấu tranh của cộng đồng Phật giáo chống chính sách gia đình trị của Ngô Đình Diệm, đòi bình đẳng tôn giáo. Năm 1963, 1964, 1969 và 1972 thì các tổ chức quần chúng, sinh viên sử dụng chùa cho các phong trào đấu tranh chống Mỹ – Ngụy.
Năm 1950, hòa thượng Thích Thiện Hòa trở về Sài Gòn được giao quyền quản lý chùa Ấn Quang. Hòa thượng Thích Thiện Hòa xây dựng ngôi chánh điện theo kiểu chùa Từ Đàm. Tại đây, ông cống hiến công sức xây dựng chùa và thành lập trường học Phật học truyền bá Phật pháp.
Năm 1951, hòa thượng Thích Thiện Hòa kết hợp các trường Phật học thành Phật học đường Nam Việt. Đến ngày 15/07/1953, chùa Ấn Quang tổ chức lễ khánh thành Phật học đường với quy mô lớn. Đây là nơi giáo dục Phật giáo của Việt Nam, trở thanh văn phòng quản lý tại Ban Trị sự Phật giáo TP HCM.
Nơi đây còn tiếp nhận các quyên góp tiền, vật phẩm hỗ trợ người dân bị bão lụt, thiên tai. Đây cũng là địa điểm để các Phật tử từ khắp nơi tới tham dự buổi giảng pháp thú vị. Chùa được UBND TPHCM công nhận là di tích lịch sử và văn hóa theo Quyết định số 120/2005/QĐ-UBND ngày 12/7/2005.
Hướng dẫn cách di chuyển đến Ấn Quang
Chùa Ấn Quang tọa lạc trung tâm quận 10 nên cũng khá thuận tiện để du khách di chuyển đến tham quan. Bạn có thể chọn đi bằng xe cá nhân hay xe buýt để đi đến đây với nhiều tuyến xe khác như số 10, 150, 27 hay 38.
Kiến trúc của chùa Ấn Quang như thế nào?
Ngôi chùa Ấn Quang hiện nay là trụ sở chính của Phật đường học, tọa lạc trên diện tích đất 2.300m2. Thiết kế kiến trúc ngôi chùa có sự kết hợp của phòng cách cổ điển đan xen hiện đại. Ngoài ra còn có sự hài hòa tinh tế của kiến trúc Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản.
Năm 1955 chùa xây dựng thêm dãy lầu nhà tổ, năm 1959 xây lại dãy lầu giảng đường và năm 1966 đã tôn tạo Chánh điện. Về sau, chùa đã xây dựng thêm nhiều hạng mục như nhà in Sen Vàng, xưởng nhang Bồ Đề, thư viện, nhà phát hành Hương đạo. Các công trình này giúp phục vụ đời sống tâm linh và văn hóa của chùa.
Cổng chùa
Chùa Ấn Quang được bố trí có hai cổng, một cổng bên mặt trước đường Sư Vạn Hạnh và cổng phụ nằm gần chung cư thành phố. Trụ cột cổng chùa dài 1,62 mét, rộng 1,15 mét và cao 5 mét ốp bằng đá màu xanh cùng khối vuông trang trí. Phía trên đỉnh trụ cột đặt bức tượng pháp luân và tháp nhỏ giống tháp bồ đề đạo tràng thu nhỏ. Bên quanh của trụ cột có bốn tượng sư tử hướng về bốn phương.
Tòa Chánh Chùa
Bạn sẽ thấy bên trong khuôn viên chùa Ấn Quang có một Điện Phật hay còn gọi là Tòa Chánh. Nơi đây được trang trí tôn nghiêm với bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đặt trung tâm và tháp xá Lợi Phật. Phía sau tượng Phật là hai bức tượng Hộ Pháp ở hai bên.
Ngoài ra, chùa được trang bị một số tác phẩm nghệ thuật khác như tượng gỗ Tổ sư Đạt Ma và bộ tranh sơn mài Quan Âm, Văn Thù, Phổ Hiền. Những tác phẩm này được thực hiện bởi nghệ nhân Trương Văn Thanh – Đại đức Minh Tinh. Hiện nay, cư sĩ Trương Đình Ý đã chịu trách nhiệm chăm sóc và quản lý các tác phẩm này để luôn trang nghiêm, tính thẩm mỹ cao.
Các lưu ý cần quan tâm khi du lịch Ấn Quang
Nếu bạn có dự định khi viếng cảnh, đi chiêm bái chùa Ấn Quang thì hãy lưu ý các điều sau:
- Ngôi chùa mở cửa từ 7 giờ sáng đến 6 giờ chiều để mọi người tự do đến cúng bái, cầu nguyện, tham quan. Do đó hãy lưu ý đến đúng giờ quy định để không gây ảnh hưởng tâm trạng của mình.
- Khi tham quan chùa du khách cần nhớ giữ yên lặng, không cười đùa to tiếng làm ảnh hưởng sự thanh tịnh của chùa hay người xung quanh.
- Chùa Ấn Quang đầy linh thiêng và trang nghiêm nên du khách đến thăm cần ăn mặc lịch sự, tránh mặc đồ hở hang. Hãy chọn trang phục kín đáo và thoải mái để tôn trọng, tôn kính với chùa.
Trên đây là toàn bộ các thông tin chia sẻ về chùa Ấn Quang để du khách tham quan và khám phá. Vừa sở hữu khung cảnh thanh bình tĩnh mịch vừa có bề dày lịch sử vừa có kiến trúc độc đáo. Ấn Quang là điểm đến tâm linh mà bất cứ ai cũng nên ghé thăm một lần.
Tin liên quan
Chùa Miểng Sành – Ngôi cổ tự độc nhất vô nhị tại quận 8
Du lịch chùa 28/11/2024 11:34:32
Chùa Miểng Sành – Ngôi cổ tự độc nhất vô nhị tại quận 8
Du lịch chùa 28-11-2024 11:34:32
Chùa Thập Tháp – Ngôi cổ tự hàng trăm năm nổi đất võ Bình Định
Du lịch chùa 16/11/2024 10:50:21
Chùa Thập Tháp – Ngôi cổ tự hàng trăm năm nổi đất võ Bình Định
Du lịch chùa 16-11-2024 10:50:21
Chùa Một Mái – Nơi dừng chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Du lịch chùa 31/10/2024 14:59:10
Chùa Một Mái – Nơi dừng chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Du lịch chùa 31-10-2024 14:59:10
Ngôi chùa Phổ Quang 800 tuổi và bảo vật quốc gia – bàn thờ Phật bằng đá
Sống khỏe 24/10/2024 10:14:05
Ngôi chùa Phổ Quang 800 tuổi và bảo vật quốc gia – bàn thờ Phật bằng đá
Sống khỏe 24-10-2024 10:14:05
Bên trong con hẻm có 4 ngôi chùa giữa lòng Sài Gòn
Sống khỏe 19/10/2024 11:32:47
Bên trong con hẻm có 4 ngôi chùa giữa lòng Sài Gòn
Sống khỏe 19-10-2024 11:32:47
19 lượt thích 0 bình luận