Trải nghiệm chùa Cổ Lễ linh thiêng tại Nam Định

03/01/2024 09:29:04 761 lượt xem

Chùa Cổ Lễ Nam Định là một trong những ngôi chùa thờ Phật sở hữu nét kiến trúc độc đáo của tòa thánh đường Công Giáo. Đây là một điểm đến tâm linh thú vị thu hút nhiều du khách thập phương. Bạn đọc có thể tham khảo những kinh nghiệm khám phá ngôi chùa Cổ Lễ này qua nội dung dưới đây.

Địa chỉ chùa Cổ Lễ ở đâu?

Chùa Cổ Lễ là công trình nổi tiếng tọa lạc tại thị trấn Cổ Lễ, Trực Ninh, Nam Định. Chùa có chữ là “Thần Quang Tự” và xây dựng từ thế kỷ 12 thời nhà Lý Trần Tông. Ngôi chùa thờ Phật và Đức Thánh tổ Nguyễn Minh Không. Đây là một trong những địa điểm tâm linh cho người dân đến vãn cảnh và cầu bình an.

Trải nghiệm chùa Cổ Lễ linh thiêng tại Nam Định

Lịch sử chùa Cổ Lễ

Chùa Cổ Lễ Nam Định được quốc sư Nguyễn Minh Không sáng lập thời Lý Trần Tông. Ban đầu ngôi chùa được xây dựng bằng gỗ với lối kiến trúc cổ nhưng đã bị đổ nát. 

Năm 1902, sư trụ trì Phạm Quang Tuyên đã cho thiết kế và xây dựng lại chùa với kiến trúc “Nhất Thốc Lâu Đài” đan xen kiến trúc Gothic nhà thờ Công giáo. Trải qua nhiều năm, ngôi chùa được trùng tu bằng các vật liệu khác nhau như gạch, mật mía, vôi vữa, giấy bản mang đến sự vững chắc, uy nghiêm.

Chùa Cổ Lễ sở hữu cảnh quan sơn thủy hữu tình như bao quanh là nhiều hồ và sông nhỏ. Ngôi chùa giúp chúng ta cảm thấy tâm hồn tĩnh lặng, thư thái hơn mỗi khi chiêm nghiệm.

Trải nghiệm chùa Cổ Lễ linh thiêng tại Nam Định (2)

Kiến trúc chùa Cổ Lễ

Ngôi chùa thu hút khách đến viếng cảnh bởi kiến trúc độc đáo đan xen giữa yếu tố cổ truyền Việt Nam với kiến trúc Gothic Châu Âu. Điểm lạ nổi bật chính là ngôi chùa thờ Phật nhưng mang nét đẹp kiến trúc lộng lẫy của thánh đường Công Giáo.  

Chùa có kết cấu “Tiền Phật, hậu Thánh” nhưng sở hữu dáng dấp thánh đường Gia-tô giáo. Chùa cao 30m, kết cấu mái vòm kiên cố cùng các bức bích họa rực rỡ trên trần mang vẻ đẹp cổ kính, trang trọng. 

Tổng quan khuôn viên chùa gồm các công trình kiến trúc khác nhau như cổng chùa, Tháp Cửu phẩm liên hoa, cầu cuốn, Tam quan, Phật giáo Hội quán, Đền thờ Trần Hưng Đạo, Phủ Mẫu, chùa chính, nhà Tổ, phòng tăng, pháp đường,… Sự kết hợp khéo léo của 2 nền kiến trúc khiến cho ngôi chùa Cổ Lễ có nhiều nét khác biệt công trình văn hóa tâm linh khác.

Trải nghiệm chùa Cổ Lễ linh thiêng tại Nam Định (3)

Hồ tại chùa Cổ Lễ

Chùa Cổ Lễ Nam Định có 1 cái hồ lớn trong đó có ngôi tháp Cửu Phẩm Liên Hoa cao 32m xây dựng năm 1927. Tháp đặt trên lưng một con rùa lớn biểu trưng cho sự trường tồn nơi đất Phật. Con rùa nằm giữa hồ nước hình vuông, cổ đắp bốn con voi to.  

Ngoài ra, còn có bảo vật Đại Hồng Chung đặt giữa lòng hồ nặng tới 9000kg. Quả chuông này có kích thước đường kính 2,2m, cao 4,2m, thành dày 8cm. Miệng chuông có nhiều họa tiết hình cánh sen, thân chuông là hoa lá đục chạm nổi vô cùng nổi bật.

Truyền thuyết để lại khi quả chuông này được đánh lên khì cả tỉnh Nam Định và một vài vùng cận kề nghe thấy được âm thanh. Đại Hồng Chung chính là  quả chuông lớn nhất Việt Nam.

Trải nghiệm chùa Cổ Lễ linh thiêng tại Nam Định (4)

Chánh điện chùa Cổ Lễ

Hội quán đường còn có tên gọi là chùa Trình, là không gian thờ tượng Phật quan âm. Chùa Trình cũng là nơi làm lễ cởi áo cà sa, khoác chiến bào cho 27 vị sư đi bảo vệ Tổ quốc ngày 27/02/1947. Chùa Trình được xây năm 1936 và trùng tu cải tạo năm 2001. 

Trước sân chùa Trình có 2 lư đồng khổng lồ, bên trái là đền Linh Quang Từ thờ Trần Hưng Đạo và 2 tiến sĩ họ Đào. Bên phải chùa Trình là Khánh Quang Phủ thờ Tam Tòa Thánh Mẫu.  

Tòa chính cung sở hữu nét kiến trúc độc đáo có sự đan xen giữa Âu và Á, cổ và kim. Cụ thể như các hình tượng phù điêu rồng phượng, mái đao, hoa sen, mái cuộn… đan xen kiến trúc mái vòm nguy nga, cổ kính. Đây được xem là công trình kiến trúc độc đáo của ngôi chùa thờ Phật tại Việt Nam. 

Trải nghiệm chùa Cổ Lễ linh thiêng tại Nam Định (5)

27 nhà sư cởi bỏ áo tu ra trận

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, ngày 17/2/1947, Hoà thượng Thích Thế Long làm lễ phát nguyện cho 27 nhà sư cởi áo cà sa ra trận để bảo vệ quê hương. Đây là những nhà sư yêu nước đến từ nhiều địa phương như Nam Định, Nghệ An, Hải Phòng, Ninh Bình.

Lịch sử để lại, có 12 nhà sư đã hy sinh tại các mặt trận chiến trường. Còn các nhà sư khác sau khi hoàn thành nhiệm vụ đã ở lại quân ngũ hoặc trở về cửa thiền tu hành với chức vụ cao. 

Đây là dấu ấn hết sức đặc biệt của Phật giáo Việt Nam nói chung và chùa Cổ Lễ nói riêng. Sự kiện 12 nhà sư hy sinh nơi chiến trường đã trở thành niềm tự hào trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Năm 1999, nhà chùa xây dựng vườn tượng không khuôn viên để tưởng nhớ công ơn các nhà sư đã hy sinh. 

Trải nghiệm chùa Cổ Lễ linh thiêng tại Nam Định (6)

Lễ hội chùa Cổ Lễ

Hàng năm, vào ngày 13 – 16/9 âm lịch thì lễ hội chùa Cổ Lễ Nam Định lại được tổ chức tưng bừng. Trong lễ hội có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như lễ rước Phật, đấu vật, đánh cờ người, đua thuyền,… để suy tôn Thiền sư, pháp sư Nguyễn Minh Không. Du khách đừng bỏ lỡ thời gian này đến viếng thăm chùa để có thể tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa, vui vẻ trong lễ hội.

Trải nghiệm chùa Cổ Lễ linh thiêng tại Nam Định (7)

Lưu ý khi đi chùa Cổ Lễ

Viếng thăm chùa Cổ Lễ Nam Định hay bất cứ địa điểm tâm linh nào thì du khách cũng cần chú ý trang phục, lời nói, hành động của mình. Trong đó, những kinh nghiệm hữu ích khi viếng chùa Cổ Lễ như sau:  

  • Khi du khách vào bên trong gian điện thờ của ngôi chùa thì lưu ý không đứng hoặc quỳ chính giữa phật đường. Điều này là cấm kỵ khi đến viếng chùa, thay vào đó bạn nên quỳ hoặc đứng chếch sang 1 bên.
  • Du khách nên hỏi trước ý kiến của các vị tăng ni để biết khu vực nào hạn chế chụp ảnh. Điều này để tránh gây ảnh hưởng đến người khác và thất lễ nhà chùa.
  • Giữ gìn quang cảnh thanh tịnh nơi cửa chùa, nói chuyện vừa đủ nghe, không tự ý mang bất cứ đồ gì của chùa về nhà.
  • Du khách nên nhớ chọn trang phục kín đáo, lịch sự như quần áo dài tay khi viếng thăm chùa. Trang phục trang nghiêm thể hiện sự thành kính của bạn đối với nơi linh thiêng này. 
  • Không rải tiền lẻ khắp nơi hay kẹp tiền vào tay tượng gây mất mỹ quan. Thay vào đó bạn có thể thực hiện công đức tại hòm của nhà chùa.

Trải nghiệm chùa Cổ Lễ linh thiêng tại Nam Định (8)

Chùa Cổ Lễ Nam Định đã trở thành huyền thoại khi nhắc đến hành động cao đẹp của 27 nhà sư bảo vệ quê hương. Cổ Lễ là niềm tự hào và dấu ấn trong nét đẹp truyền thống tâm linh người dân Việt. Nếu có cơ hội, du khách hãy viếng thăm cảnh chùa, thắp những nén nhang tưởng nhớ công ơn các nhà sư đã hy sinh vì đất nước và để cầu mong sự bình an, may mắn.

27 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Chùa Thần Quang – Ngôi cổ tự “không Sư trụ trì” tại làng hiếu học Nam Định

Du lịch chùa 26/08/2024 15:40:17

Đại danh lam cổ tự chùa Vĩnh Nghiêm – Nơi lưu giữ hơn 3000 báu vật

Du lịch chùa 26/08/2024 15:23:57

Chùa Bà Đanh ở Hà Nam ngôi cổ tự nổi tiếng vì “vắng người”

Du lịch chùa 26/08/2024 14:33:36

Chùa Kom Ph’lưng – Nơi lưu giữ nhục thân vị sư gần 1 thập kỷ không phân huỷ

Du lịch chùa 24/08/2024 11:05:22

Ngôi cổ tự nơi 27 nhà sư “cởi áo cà sa, khoác chiến bào ra trận”

Du lịch chùa 30/07/2024 16:48:58