Khám phá chùa Gám tại Nghệ An
Bạn có cơ hội ghé thăm Nghệ An nên muốn tìm kiếm địa chỉ các ngôi chùa linh thiêng và yên bình? Chùa Gám là một trong những điểm đến tâm linh thu hút khách thập phương khắp mọi nơi. Bạn đọc có thể tham khảo thêm những nét độc đáo của ngôi chùa này dưới đây.
Chùa Gám ở đâu?
Chùa Gám thuộc quần thể khu du lịch tâm linh sinh thái sông Dinh rú Gám, xã Xuân Thành. Công trình tín ngưỡng tôn giáo độc đáo này được xây dựng vào thời Trần, thuộc phái Trúc Lâm, là Phật giáo chính thức của Đại Việt xưa.
Chùa Gám tọa lạc tại xóm 6 xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ngôi chùa có tên chữ là Chí Linh tự, là ngôi cổ tự rất đỗi linh thiêng từ lâu đời tại vùng đất nhân kiệt Nghệ An.
Nguồn gốc tên gọi chùa Gám
Chùa có tên gọi là chùa Gám vì chùa tọa lạc tại Làng Kẻ Gám xưa nên được lấy tên làng đặt cho tên chùa. Hiện nay, làng Kẻ Gám là xóm 6, xã Xuân Thành, Yên Thành,
Ngoài ra cũng có truyền thuyết cho hay Yên Thành là huyện độc canh cây lúa, nên điều kiện canh tác lạc hậu, phụ thuộc thiên nhiên. Sau nhiều năm hạn hán dân làng vào núi Phượng Sơn đào củ hoài sơn, hái quả rừng. Trong rừng có cây Gắm quả chùm chứa nhiều tinh bột có thể ăn thay lương thực.
Do vậy mà cứ mất mùa, dân lại vào núi hái quả Gắm đem về, phơi khô dự trữ. Để nhớ ơn làng, ơn núi cho cây cho quả cứu người thì người dân đã đặt tên núi, tên làng là làng, núi Gắm. Tuy nhiên quá trình Hán hoá và phiên âm lệch nên làng và núi đổi thành thành Gám.
Năm 40 – 41 của thế kỷ trước, chùa đã bị phá hủy để tiêu thổ cho kháng chiến và phục vụ công trình phúc lợi. Khi cuộc sống người dân bớt cơ cực thì ý thức chùa đã được chú ý và quan tâm đến, dáng dấp chùa xưa dần được phục hồi.
Đại đức Thích Trúc Thông Kiên được Ban quản trị thiền phái Trúc Lâm cử ra làm theo lời thỉnh cầu phật tử huyện Yên Thành. Chính vì thế mà ngôi chùa đã có những diện mạo, kiến trúc như ngày hôm nay.
Các hoạt động nổi bật tại chùa Gám
Có khá nhiều các hoạt động nổi bật khác nhau tại chùa Gám Nghệ An mà du khách có thể tham gia trải nghiệm. Trong đó phải kể đến lễ hội đền, chùa Gám diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 2 âm lịch hàng năm. Tại lễ hội diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc như lễ khai quang, lễ yết cáo, lễ rước thần, lễ đại tế, lễ hoa đăng.
Ngoài ra, nhà chùa còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian như đẩy gậy, kéo co, đập niêu, cờ người, đấu vật, thi đánh trống tế, đấu bóng chuyền, biểu diễn tuồng, chèo cổ… Những trò chơi này thu hút hàng nghìn du khách đến tham dự hàng năm.
Lễ hội đền chùa Gám nhằm gìn giữ, bảo tồn, phát huy loại hình văn hóa dân tộc. Đây cũng là cơ hội bày tỏ lòng tôn kính đối với công đức các vị thần linh, đức Phật, bậc tiền nhân. Hơn nữa, lễ hội cũng giúp quảng bá giới thiệu hình ảnh quê lúa Yên Thành đến du khách thập phương.
Trên đây là những chia sẻ về địa điểm tâm linh Chùa Gám đến bạn đọc. Một điểm đến thú vị dành cho bạn vào dịp đầu năm mới 2024 này. Ghé thăm chùa Gám để cảm nhận nét đẹp bình yên, mộc mạc và thanh tịnh nơi quê lúa Yên Thành.
Tin liên quan
Chùa Thần Quang – Ngôi cổ tự “không Sư trụ trì” tại làng hiếu học Nam Định
Du lịch chùa 26/08/2024 15:40:17
Chùa Thần Quang – Ngôi cổ tự “không Sư trụ trì” tại làng hiếu học Nam Định
Du lịch chùa 26-08-2024 15:40:17
Đại danh lam cổ tự chùa Vĩnh Nghiêm – Nơi lưu giữ hơn 3000 báu vật
Du lịch chùa 26/08/2024 15:23:57
Đại danh lam cổ tự chùa Vĩnh Nghiêm – Nơi lưu giữ hơn 3000 báu vật
Du lịch chùa 26-08-2024 15:23:57
Chùa Bà Đanh ở Hà Nam ngôi cổ tự nổi tiếng vì “vắng người”
Du lịch chùa 26/08/2024 14:33:36
Chùa Bà Đanh ở Hà Nam ngôi cổ tự nổi tiếng vì “vắng người”
Du lịch chùa 26-08-2024 14:33:36
Chùa Kom Ph’lưng – Nơi lưu giữ nhục thân vị sư gần 1 thập kỷ không phân huỷ
Du lịch chùa 24/08/2024 11:05:22
Chùa Kom Ph’lưng – Nơi lưu giữ nhục thân vị sư gần 1 thập kỷ không phân huỷ
Du lịch chùa 24-08-2024 11:05:22
Ngôi cổ tự nơi 27 nhà sư “cởi áo cà sa, khoác chiến bào ra trận”
Du lịch chùa 30/07/2024 16:48:58
Ngôi cổ tự nơi 27 nhà sư “cởi áo cà sa, khoác chiến bào ra trận”
Du lịch chùa 30-07-2024 16:48:58
26 lượt thích 0 bình luận