Chùa Long Đẩu – Ngôi cổ tự giữa vùng non nước hữu tình
Chùa Long Đẩu ngôi cổ tự nằm trong quần thể di tích chùa Thầy. Với ý nghĩa là một chòm sao sáng, chùa được xây dựng vào năm 1204.
Chùa Long Đẩu nằm ở đâu?
Chùa Long Đẩu nằm trong cụm Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2408/QĐ-TTg ngày.
Đôi nét về chùa Long Đẩu
Trong không gian kiến trúc Phật giáo của quần thể di tích chùa Thầy vừa trang nghiêm, cổ kính giữa vùng non nước hữu tình, chùa Long Đẩu ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội là sự kết hợp của hai khối kiến trúc thờ phật và thờ thánh trong một kết cấu mặt bằng tiền công và hậu nhất. Đây là một dạng mặt bằng ít gặp trong kiến trúc chùa cổ Việt Nam, với nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc khá độc đáo mang phong cách kiến trúc nghệ thuật của thế kỷ XVII.
Nằm bên bờ hồ Long Trì có một quả núi hình đầu rồng, thường được gọi là núi Long Đẩu và là tiền án của chùa Thầy; dưới chân núi này là toà Long Đẩu tự cổ kính được khởi dựng vào cuối thế kỷ XI và được trùng tu nhiều lần, trong đó lần trùng tu lớn còn được biết tới đó là vào năm Giáp Ngọ (1294) niên hiệu Hưng Long thứ 2 đời Trần Anh Tông (1293-1314). Sự kiện này được lưu lại trên tấm bia được khắc cùng năm, đây là một trong những tấm bia cổ nhất ở Việt Nam, nội dung ghi tên người công đức và số ruộng của chùa, cho thấy quy mô của chùa rất lớn.
Theo nội dung tấm bia Trùng tu công đức bị kí dựng năm Kỷ Sửu (1709), đời vua Lê Dụ Tông (1705-1719), ghi lại việc chúa Trịnh Cương (1709- 1729) cùng cung tần Phạm Thị Ngọc Lãnh về vãng cảnh chùa đã bỏ tiền của cung tiến để xây thêm nhà Tổ, hành lang, hậu điện, tam quan và xây dựng chùa, mở mang chùa.
Sau này, ngôi chùa Long Đẩu còn nhiều lần được Pháp những công trình kiến trúc cổ kính đã bị giặc tu sửa, nhưng trong kháng chiến chống thực dân tàn phá gần hết. Mãi đến năm 1986, việc kiến thiết lại chùa mới bắt đầu với việc xây thêm một công tam quan và ngọn tháp phía bên trái chùa. Đến năm 1990, chùa được mở mang, Quy hoạch lại toàn bộ khuôn viên chùa, dựng tượng Quan m, xây nhà khách, cải tạo Tổ đường, tô tượng Phật, đúc chuông khiến cho chùa Long Đấu ngày nay trở thành một nơi khang trang tú lệ trong Quần thể di tích chùa Thầy. Có du khách đến chùa đã xúc cảm viết bài thơ Thăm Chùa Long Đẩu với khổ mở đầu như sau:
Bồng bềnh theo vạn bước chân,
Du khách về chùa Long Đẩu.
Nhộn nhịp sắc xuân,
Muôn màu Quần áo.
Hương trầm nghi ngút cõi tâm linh,
Giữa trần gian mà cảnh Phật chùa Tiên.
Khi tới Quần thể di tích chùa Thầy, du khách không thể bỏ qua ngôi chùa nằm nép mình dưới chân núi, hướng về phía mặt hồ Long Trì gợn sóng lăn tăn. Dường như mọi người nghe thoảng trong tiếng chuông ngân là những câu hát chèo ới a bay bổng dặt dìu giữa không gian nhuốm màu thiền làm xao động lòng người.
Bỏ túi cách di chuyển đến chùa Long Đẩu
Hiện nay có rất nhiều phương tiện di chuyển đến Hà Nội thoải mái và an toàn cho bạn lựa chọn. Sau khi đến thủ đô, bạn có thể tham khảo một số tuyến đường mà Truyền hình Bchannel – BTV9 liệt kê dưới đây để đến chùa Long Đẩu:
- Di chuyển dọc theo tuyến đường Đại lộ Thăng Long (CT08) tới nút giao Sài Sơn thì rẽ ra khỏi cao tốc, đi về phía bên phải khoảng 3km nữa sẽ thấy các thông tin chỉ dẫn phân làn phương tiện vào nơi gửi xe.
- Di chuyển theo đường gom Đại lộ Thăng Long (các bạn lưu ý rằng trên Đại lộ Thăng Long cấm xe máy nên đừng di chuyển vào đây nhé), từ ngã 4 Big C – Trần Duy Hưng đến điểm rẽ vào Chùa Thầy khoảng 15km bởi chùa Long Đẩu nằm trong cụm di tích của chùa Thầy nên rất dễ để tìm kiếm đường đến.
- Tuyến xe buýt: Từ trung tâm Hà Nội các bạn có thể bắt tuyến buýt CNG01 có lộ trình Bến xe Mỹ Đình – Bến xe Sơn Tây, xe buýt sẽ dừng ngay trước cổng vào Chùa Thầy, vô cùng tiện lợi.
Một số lưu ý khi đến viếng thăm chùa Long Đẩu
Khi bạn đến viếng thăm Chùa Long Đẩu, hãy lưu ý những điều sau đây:
- Chùa là một địa điểm linh thiêng và trang nghiêm, vì vậy hãy ăn mặc trang nhã. Đề xuất mặc áo dài tay và quần hoặc váy dài qua gối.
- Nếu muốn tiết kiệm chi phí, bạn có thể tự mang theo đồ ăn và nước uống. Tuy nhiên, cũng có nhiều quán ăn bên ngoài cổng chùa để bạn có thể ăn.
- Tránh để người dân sắp lễ bởi đôi khi họ có thể ép giá cao hơn. Hãy giữ tinh thần thương lượng để tránh trả giá quá đắt.
- Nếu bạn muốn tham gia các dịch vụ hoặc mua đồ lưu niệm, hãy hỏi giá trước và thương lượng để đảm bảo bạn không phải trả giá quá cao.
Đây là những thông tin quan trọng mà chúng tôi muốn chia sẻ về Chùa Long Đẩu. Khi đi du lịch Hà Nội và thăm chùa cổ kính này, hãy chắc chắn bạn tuân thủ những lưu ý trên. Đừng quên theo dõi thêm nhiều thông tin hữu ích tại bchannel.vn.
Tin liên quan
Chùa Thần Quang – Ngôi cổ tự “không Sư trụ trì” tại làng hiếu học Nam Định
Du lịch chùa 26/08/2024 15:40:17
Chùa Thần Quang – Ngôi cổ tự “không Sư trụ trì” tại làng hiếu học Nam Định
Du lịch chùa 26-08-2024 15:40:17
Đại danh lam cổ tự chùa Vĩnh Nghiêm – Nơi lưu giữ hơn 3000 báu vật
Du lịch chùa 26/08/2024 15:23:57
Đại danh lam cổ tự chùa Vĩnh Nghiêm – Nơi lưu giữ hơn 3000 báu vật
Du lịch chùa 26-08-2024 15:23:57
Chùa Bà Đanh ở Hà Nam ngôi cổ tự nổi tiếng vì “vắng người”
Du lịch chùa 26/08/2024 14:33:36
Chùa Bà Đanh ở Hà Nam ngôi cổ tự nổi tiếng vì “vắng người”
Du lịch chùa 26-08-2024 14:33:36
Chùa Kom Ph’lưng – Nơi lưu giữ nhục thân vị sư gần 1 thập kỷ không phân huỷ
Du lịch chùa 24/08/2024 11:05:22
Chùa Kom Ph’lưng – Nơi lưu giữ nhục thân vị sư gần 1 thập kỷ không phân huỷ
Du lịch chùa 24-08-2024 11:05:22
Ngôi cổ tự nơi 27 nhà sư “cởi áo cà sa, khoác chiến bào ra trận”
Du lịch chùa 30/07/2024 16:48:58
Ngôi cổ tự nơi 27 nhà sư “cởi áo cà sa, khoác chiến bào ra trận”
Du lịch chùa 30-07-2024 16:48:58
24 lượt thích 0 bình luận