Top 3+ các chùa Mật Tông ở Việt Nam ấn tượng

02/04/2024 10:14:25 63 lượt xem

Pháp tu Mật Tông du nhập vào Việt Nam từ rất sớm nhưng chưa phổ biến so với nhiều trường phái Phật giáo khác. Hiện nay các chùa Mật Tông ở Việt Nam có kiến trúc độc đáo thu hút đông đảo khách thăm quan. Xin mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về những ngôi chùa Mật Tông này.

Giới thiệu các chùa Mật Tông ở Việt Nam 

Tông phái Mật Tông của đạo Phật ra đời từ thế kỷ V, VI với sự kết hợp giữa Ấn Độ Giáo và Phật Giáo Đại Thừa. Mật Tông có 2 nhánh là Chân Ngôn Thừa và Kim Cương Thừa với pháp tu chủ yếu là trì chú, bắt ấn.  

Khi Phật giáo du nhập thì chùa Mật Tông đã có mặt rất sớm ở Việt Nam nhờ vào công lao nhà truyền giáo Khâu Đà La. Hiện nay các chùa Mật Tông ở Việt Nam cũng chưa được nhiều người biết đến bởi trường phái Mật Tông này không quá phổ biến. 

Lưu ý khi đến chùa Mật Tông thì quý khách cũng cần tuân thủ các quy tắc như những ngôi chùa khác. Thể hiện sự tôn nghiêm, lịch sự là điều nên làm của bất cứ ai khi đến cửa chùa. 

Top 3+ các chùa Mật Tông ở Việt Nam ấn tượng (4)

Chùa Vạn Niên Hà Nội

Chùa Vạn Niên Hà Nội là một trong các chùa Mật Tông ở Việt Nam được xây dựng năm thứ 2 Thuận Thiên. Ngôi chùa cổ linh thiêng của kinh thành Thăng Long là di tích lịch sử tâm linh và là địa điểm du lịch đầy thú vị. 

Lịch sử chùa Vạn Niên 

Chùa Vạn Niên Hà Nội có lịch sử lâu đời từ năm thứ 2 Thuận Thiên và có tên trước đây là chùa Vạn Tuệ. Ngôi chùa đã xuống cấp và trải qua nhiều lần trùng tu và lần cải tạo lớn lại toàn bộ kiến trúc vào thế kỷ 19 thời nhà Nguyễn. 

Chùa Vạn Niên có 2 cổng và cổng phụ ở số 264 đường Lạc Long Quân, thôn Vệ Hồ,  Xuân La, Tây Hồ.

Top 3+ các chùa Mật Tông ở Việt Nam ấn tượng

Kiến trúc chùa Vạn Niên Hà Nội

Lối kiến trúc độc đáo của chùa Vạn Niên Mật Tông chính là điểm thu hút du khách. Cụ thể, kiến trúc chùa toàn bộ bằng gỗ theo phong cách phương Đông cùng hoa văn tinh xảo. Gian điện ngôi chùa được xây dựng quay về phía Đông với những ước vọng, khát khao. 

Kiến trúc ngôi chùa gồm có các khu vực cổng tam quan, chùa chính, nhà Tăng, nhà phụ. Bao quanh là vườn cây cổ thụ cổ kính mang đến không gian u tịch, tĩnh lặng rất hài hòa.

Chùa Vạn Niên sẽ có 2 cổng, một cổng phụ nằm ngay mặt đường Lạc Long Quân và cống chính nằm hướng ven Hồ Tây. Cổng chùa có nhiều lớp rêu phong phủ kín cổ kính và uy nghiêm. Đây là một điểm đến tâm linh thú vị dành cho du khách thập phương để tìm đến khung cảnh yên tĩnh, bình an.

Top 3+ các chùa Mật Tông ở Việt Nam ấn tượng (2)

Điểm ấn tượng của chùa Vạn Niên

Trong chùa nổi bật với pho tượng Phật Thích Ca nặng gần 600 cân làm từ một phiến đá quý không chắp ghép và pha trộn. Phiến đá quý được vận chuyển đến tận Trung Quốc và tạo tượng 2 năm rồi vận chuyển về Việt Nam.

Ngoài bức tượng Phật Thích Ca, chùa Vạn Niên còn lưu giữ bộ di vật cổ quý  40 pho tượng tròn và 10 đạo sắc phong thần hay bài ký trên chuông đồng “Vạn Niên Tự Chung”. 

Bên trong khuôn viên chùa Vạn Niên – một trong các chùa Mật Tông ở Việt Nam này thì bạn sẽ thấy khung cảnh trang nghiêm với cây cối thanh mát. Ngôi chùa chính có kiến trúc nhà 5 gian, phần cửa làm bằng gỗ thờ tụng bà chúa Liễu Hạnh. Du khách thường đến với chùa Vạn Niên để cầu bình an, tránh tà, cầu xin sức khỏe. Một nơi vô cùng linh thiêng, vắng lặng mà chúng ta có thể ghé thăm để cảm nhận không khí an yên vô cùng. Năm 1996, chùa Vạn Niên Hà Nội đã được Bộ VHTT xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia.  

Top 3+ các chùa Mật Tông ở Việt Nam ấn tượng (3)

Chùa Long Quang ở Hà Nội

Một trong các chùa Mật Tông ở Việt Nam tiếp theo phải kể đến là chùa Long Quang. Ngôi chùa gây ấn tượng với lối kiến trúc độc đáo từ Tây Tạng, mang nét đặc trưng của Kim cương thừa.

Lịch sử chùa Long Quang

Chùa Long Quang tọa lạc tại số 902 đường Kim Giang, thôn Vực, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ngôi chùa nằm trên thôn Vực nên còn được biết đến với tên gọi chùa Vực. Chùa có tuổi đời hơn 600 năm và theo trường phái Mật tông Kim cương thừa.

Trước đây, ngôi chùa đã bị phá hủy từ thời Pháp đô hộ và được trưng dụng làm nhà kho trong thôn. Năm 2000, chùa được xây dựng dựa trên nền móng cũ nhưng sau đó 1 năm đã xuống cấp trầm trọng. Chùa được trùng tu lại với kiến trúc trường phái Mật Tông nổi bật với bảo tháp Kim Cương thừa và dãy cờ 5 sắc màu trắng, đỏ, lục, vàng, lam. 

Top 3+ các chùa Mật Tông ở Việt Nam ấn tượng (5) 

Kiến trúc chùa Long Quang phái Kim cương thừa

Chùa Long Quang có kiến trúc thiết kế giống với những ngôi chùa ở Bhutan, Tây Tạng hoặc Nepal. Sở hữu diện tích đến 7.000m2 theo kiến trúc mandala với ý nghĩa cầu mong thế giới hòa bình, bình an. 

Ngôi chùa nổi bật với các bức tường rực rỡ màu đỏ, cam, trắng và không gian thờ cúng có nhiều hình họa độc đáo. Trần nhà ngôi chùa trang trí với các họa tiết vòng tròn mandala. Nóc chùa đặt bảo tháp Kim cương thừa và bên trong bảo tháp chính là tượng Phật ngồi. 

Top 3+ các chùa Mật Tông ở Việt Nam ấn tượng (6)

Cách trang trí chùa với các lá cờ nhiều màu sắc trong tiếng Tây Tạng nghĩa là “ngựa gió”. Đây là biểu tượng của sự chuyển hoá cái ác thành thiện, điều xấu thành cát tường. Ngoài ra, 5 màu sắc của lá cờ cũng tượng trưng cho 5 trí tuệ của Đức Phật.

Ngoài ra, xung quanh chùa Long Quang còn có nhiều tiểu cảnh như tượng Quán Thế Âm Bồ Tát ngự trên bể cá koi. Chùa thường mở cửa sáng từ 6h30 đến 11h30, buổi chiều từ 13h30 đến 17h30 vào các ngày bình thường. Riêng ngày tuần rằm thì ngôi chùa sẽ mở cửa từ 5h đến 21h tối. Du khách thường đến với chùa Long Quang để cầu bình an và vãng cảnh.  

Chùa Tây Tạng  

Chùa Tây Tạng thuộc tỉnh Bình Dương và đang giữ kỷ lục guinness Việt Nam: “Ngôi chùa có tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng tóc lớn nhất”. Chùa tọa lạc tại số 46B đường Thích Quảng Đức, phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Top 3+ các chùa Mật Tông ở Việt Nam ấn tượng (7)

Lịch sử chùa Tây Tạng Bình Dương 

Không thể thiếu chùa Tây Tạng khi nhắc đến các chùa Mật Tông ở Việt Nam hiện nay. Ngôi chùa được Thiền sư Minh Tịnh sáng lập năm 1928 và có tên là Bửu Hương Tự theo phái Bắc tông. Năm 1937, Thiền sư Minh Tịnh sau khi từ Tây Tạng quay về đã đổi tên chùa thành Tây Tạng Tự. 

Đến hiện tại, Chùa Tây Tạng Mật Tông đã trải qua các đời trụ trì như sau: 

  • Minh Tịnh thiền sư khai sinh ra ngôi chùa Tây Tạng 
  • Hòa thượng Thích Tịch Chiếu là trụ trì đời thứ hai của chùa Tây Tạng.
  • Hòa thượng Thích Chơn Hạnh là trụ trì đương nhiệm của chùa Tây Tạng

Top 3+ các chùa Mật Tông ở Việt Nam ấn tượng (8)

Kiến trúc chùa Tây Tạng 

Năm 1992 chùa Tây Tạng được trùng tu có kiến trúc giống ngôi chùa theo phái Mật Tông. Chánh điện ngôi chùa có cấu hình vuông bao bọc bởi hàng cây xanh mát. Ngôi bảo tháp thờ xá lợi của chùa được thiết kế nằm giữa cùng các tứ giác cao hơn 15m. 

Phía trên tầng thượng là phần nóc thờ Ngũ Trí Như Lai thuộc Phật giáo Tây Tạng. Du khách chỉ được tham quan tầng thượng này vào các dịp Lễ lớn hay ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng. 

Trong chánh điện chính là nơi thờ Phật Thích Ca cao 2.3m cùng các chư Phật, Bồ tát. Ví dụ như Bồ Tát Quan Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí, Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền, Địa Tạng Bồ Tát, Phật Di Lặc. Bạn sẽ vô cùng ấn tượng với lối thiết kế độc đáo của ngôi chùa Mật Tông này khi đến tham quan.

Top 3+ các chùa Mật Tông ở Việt Nam ấn tượng (9)

Điểm ấn tượng của chùa Tây Tạng

Chùa Tây Tạng trở thành một trong các chùa Mật Tông ở Việt Nam nổi tiếng hiện nay. Ngôi chùa có điểm ấn tượng là đạt kỷ lục Guinness với bức tượng Bồ Đề Đạt Ma làm bằng tóc lớn nhất Việt Nam. 

Tượng Bồ Đề Đạt Ma với hình tướng bước đi mang đôi quang gánh đựng túi càn khôn và hòm kinh Lăng Già. Hơn nữa chiếc đòn gánh còn treo cả nón lá – biểu tượng đặc trưng của người Việt Nam.

Top 3+ các chùa Mật Tông ở Việt Nam ấn tượng (10)

Bức tượng Bồ Đề Đạt Ma cao 2.38m và chiều ngang 1,74m do ông Nguyễn Chí Cơ và Tôn Ngọc An chế tác vào năm 1982 và 1983. Bức tượng bao gồm 3 phần thiết kế rời rạc và được gắn kết với nhau lại bằng keo dán. Phần khung bức tượng làm từ sắt còn các phần còn lại chế tác bằng chất liệu tóc của Phật tử. 

Ngoài ra, ngôi chùa Tây Tạng còn sở hữu nhiều câu chuyện đặc sắc như về Thiền sư Minh Tịnh. Nhật ký về câu chuyện hành trình đến Tây Tạng được Thiền sư Minh Tịnh kể hiện đang lưu giữ ở chùa. Đây là hành trình nhà sư Minh Tịnh học tập Phật pháp ở Ấn Độ, khao khát mang những tư tưởng Mật Tông về Việt Nam và xây dựng chùa Tây Tạng.  

Top 3+ các chùa Mật Tông ở Việt Nam ấn tượng (11)

Các chùa Mật Tông ở Việt Nam trên đây gây ấn tượng với du khách bởi lối kiến trúc độc đáo. Mỗi ngôi chùa sở hữu những nét độc đáo riêng để chúng ta khám phá. Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng khung cảnh các ngôi chùa Mật Tông này vào dịp lễ hay ngày rằm, mùng 1 sắp tới bạn nhé!

10 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Chùa Vạn Phật – Kỷ lục ngôi chùa sở hữu hơn 10000 tượng Phật

Sống khỏe 04/04/2024 14:52:46

Chùa Vạn Phật – Kỷ lục ngôi chùa sở hữu hơn 10000 tượng Phật

Sống khỏe 04-04-2024 14:52:46

Chùa Vạn Phật mang không gian yên bình thu mình giữa các tòa nhà khu phồn hoa phố thị tấp nập tại TPHCM. Đến với chùa bạn sẽ được chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo đậm văn hóa Trung Hoa hay cảnh sắc thanh tịnh nơi đây. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về kinh nghiệm viếng thăm chùa Vạn Phật qua nội dung sau.
39 lượt xem 0 Bình luận

Việt Nam Quốc Tự – Nơi Tôn Thờ Xá Lợi Thích Quảng Đức

Sống khỏe 04/04/2024 14:39:45

Việt Nam Quốc Tự – Nơi Tôn Thờ Xá Lợi Thích Quảng Đức

Sống khỏe 04-04-2024 14:39:45

Việt Nam Quốc Tự là một trong các điểm đến tôn giáo linh thiêng được nhiều du khách quan tâm muốn tìm hiểu. Nơi đây có nhiều hạng mục kiến trúc hoành tráng và sự linh thiêng vốn có nên mọi người ghé thăm để nguyện cầu và chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo. Cùng tìm hiểu thêm về ngôi chùa này qua nội dung dưới đây.
20 lượt xem 0 Bình luận

Chùa Từ Hiếu: Vẻ Đẹp Cổ Kính Xứ Huế

Sống khỏe 04/04/2024 14:19:25

Chùa Từ Hiếu: Vẻ Đẹp Cổ Kính Xứ Huế

Sống khỏe 04-04-2024 14:19:25

Một trong những không gian Phật giáo tâm linh với lối kiến trúc vô cùng độc đáo hiện nay tại Huế là chùa Từ Hiếu. Ngôi chùa mang sắc màu thanh bình để du khách quên đi các bộn bề thường ngày trong cuộc sống. Cùng khám phá vẻ đẹp ngôi chùa này qua nội dung dưới đây.
21 lượt xem 0 Bình luận

Huyền Không Sơn Thượng – “Tiên cảnh chốn nhân gian” tại Huế

Sống khỏe 04/04/2024 14:10:39

Huyền Không Sơn Thượng – “Tiên cảnh chốn nhân gian” tại Huế

Sống khỏe 04-04-2024 14:10:39

Huyền Không Sơn Thượng là ngôi chùa tọa lạc giữa đất trời bao la với khung cảnh yên bình giúp chúng ta loại bỏ âu lo thường nhật. Hơn nữa, kiến trúc chùa có nét độc đáo đan xen nhiều phong cách kiến trúc Nhật, Ấn Độ và Việt Nam rất đặc sắc. Xin mời bạn đọc cùng khám phá điểm đến tâm linh thú vị tại Huế này dưới đây.
19 lượt xem 0 Bình luận

Chùa Thiền Lâm – Xứ Chùa Vàng Giữa Cố Đô Huế

Sống khỏe 04/04/2024 14:03:21

Chùa Thiền Lâm – Xứ Chùa Vàng Giữa Cố Đô Huế

Sống khỏe 04-04-2024 14:03:21

Chùa Thiền Lâm Huế là một trong những công trình tâm linh rất quen thuộc với người dân cố đô và khách du lịch trên cả nước. Ngôi chùa có lối lối kiến trúc ấn tượng mang đậm văn hóa Thái Lan rất ấn tượng. Cùng khám phá vẻ đẹp của ngôi chùa độc đáo này qua nội dung dưới đây.
21 lượt xem 0 Bình luận