Chùa Phật Cô Đơn (Chùa Thanh Tâm) – Ngôi chùa bình yên giữa đô thị

04/04/2024 11:53:34 259 lượt xem

Chùa Phật Cô Đơn có không gian yên bình đầy tĩnh lặng thu hút đông đảo du khách viếng thăm. Hơn nữa, kiến trúc chùa nguy nga tráng lệ rất ấn tượng khiến bất cứ ai cũng muốn ngắm nhìn. Cùng điểm qua những kinh nghiệm tham quan chùa Phật này tại huyện Bình Chánh qua nội dung dưới đây.

Tổng quan về vị trí Chùa Phật Cô Đơn và cách di chuyển

Đây là tên gọi mà dân gian đặt cho ngô chùa Bát Bửu Phật Đài tọa lạc tại ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh. Đây là điểm đến linh thiêng thu hút nhiều người muốn tìm kiếm sự thanh tịnh cũng như yên bình. Chùa cách trung tâm TPHCM là 23km, tương đương 1 giờ đồng hồ để bạn có thể di chuyển bằng oto hoặc xe máy. 

Du khách có thể di chuyển đến chùa Phật Cô Đơn bằng nhiều loại phương tiện khác nhau như như sau:

  • Xe bus: Tuyến bus số 71 có điểm dừng gần Bát Bửu Phật Đài và xe sẽ hoạt động từ 5h20 – 19h với giá vé là 6.0000đ/lượt để bạn lựa chọn.
  • Phương tiện cá nhân: Bạn có thể di chuyển chủ động đến chùa bằng phương tiện cá nhân như ô tô hoặc xe máy. Nếu bạn di chuyển từ trung tâm Sài Gòn hãy đi theo hướng đường Trường Chinh, đến ngã từ 4 An Sương thì rẽ trái đi thêm 15 phút thấy bảng chỉ dẫn sẽ đi thêm trên Ql1A 30 phút mới vào cổng chùa. Hoặc khi bạn đi từ Phan Văn Hớn di chuyển đến Hóc Môn, tiếp đến là Đài tưởng niệm liệt sĩ Ba Giồng thì rẽ trái và đi theo kênh khoảng 30 phút.

Chùa Phật cô đơn

Chùa Phật Cô Đơn mở cửa lúc nào?

Việc tìm hiểu thời gian mở cửa của chùa giúp mọi người thuận tiện thăm quan, khám phá mà không mất thời gian chờ đợi. Cụ thể, du khách có thể đến chiêm ngưỡng không gian thanh tịnh cũng như tham quan kiến trúc độc đáo tại đây từ 5 giờ sáng đến 9 giờ tối. Chùa mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7 và chủ nhật. Lưu ý du khách có thể đến với chùa bất cứ khung giờ nào nêu trên để viếng cảnh hay tham quan. 

Kiến trúc ngôi chùa có gì độc đáo thu hút du khách?

Chùa Phật Cô Đơn có diện tích rộng 30ha và sở hữu kiến trúc vô cùng nguy nga tráng lệ. Vẻ đẹp chùa vừa cổ kính vừa uy nghiêm thông qua các đường nét, chi tiết thể hiện về kiến trúc. 

Đầu tiên là khu vực cổng tam quan với các cột có trạm trổ  hoa văn tinh xảo đẹp mắt. Cổng Tam Quan được xây dựng rất cao, to và trang nghiêm với những đường uốn lượn rất tinh xảo. Khuôn viên chính của chùa xây dựng trên diện tích 5ha để trưng bày nhiều tượng Phật khác nhau.

Hơn nữa, bức tường quanh chùa được điêu khắc hình hoa văn hoa sen ấn tượng. Phía trong sân chùa có một đài hương lớn, tượng Quan Âm Bồ Tát, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, chánh điện, bậc tam cấp, tấm bia lớn.

Chùa Phật cô đơn (2)

Khi bước vào khu chánh điện là nơi thờ các tượng phật như Phật A Di Đà, Phật Tiêu Diện và thần Hộ Pháp. Ngoài ra, các khu điện thờ khác sẽ là nơi thờ cúng Phật Chuẩn Đề Bồ Tát, Phật Di Lặc và Địa Tạng Vương Bồ Tát. 

Mỗi bức tượng mang dáng vẻ đặc trưng riêng cùng các chi tiết điêu khắc tỉ mỉ. Các bức tượng đều mang dáng vẻ uy nghiêm, trang trọng tạo cảm nhận đặc biệt cho người chiêm ngưỡng.

Ra khỏi khu chánh điện, bên cạnh tượng Phật Cô Đơn là đền thờ Đức Thánh Quan Công, đền vị tổ sư Thích Thiện Bổn, đền ông Hổ. Tổng thể kiến trúc của ngôi chùa tạo nên bức tranh đặc sắc, tinh tế và không gian linh thiêng để mọi người cầu nguyện. 

Lịch sử và nguồn gốc của Chùa Phật Cô Đơn  

Để hiểu rõ hơn về lịch sử đặc biệt và ý nghĩa phía sau ngôi Chùa Phật Cô Đơn linh thiêng thì bạn hãy tham khảo nguồn gốc và sự tích dưới đây:

Nguồn gốc ngôi chùa 

Chùa Phật Cô Đơn có tiền thân là chùa Thanh Tâm được cư sĩ Lê Chí Bình xây dựng năm 1955. Ngày 12/07/1956, chùa được thành lập. Chùa có cây bồ đề được chiết từ gốc đại bồ đề tại Benares – Ấn Độ trồng trong khuôn viên chính. Năm 1959, tượng Bát Bửu Phật Đài được xây dựng năm 1961 là đài sen cao 3m và tượng Phật Thích Ca cao 7m, nặng 4 tấn.

Sự tích của Chùa Phật Cô Đơn như thế nào?

Ngôi chùa trải qua năm tháng chiến tranh với bom đạn tàn phá nhưng kim thân Đức Phật lộ thiên vẫn tĩnh tại một cách sừng sững. Nơi đây không có bóng người nào nhưng Đức Phật vẫn ở đó một cách an nhiên.

Chùa Phật cô đơn (3)

Do đó mà Bát Bửu Phật Đài được mọi người cùng đoàn thanh niên lao động công ích năm 1976 truyền miệng là chùa “Phật Cô Đơn”. Tên của chùa có ý nghĩa là– Đức Phật một mình cô đơn giữa đồng hoang vắng. 

Lý do gọi là Chùa Phật Cô Đơn?

Ngôi chùa này có tên chính thống là Bát Bửu Phật Đài hoặc chùa Thanh Tâm. Tuy nhiên tên phổ biến hay là tên dân gian truyền miệng thường gọi là chùa “Phật cô đơn”. Lý do chùa được gọi như vậy bởi thời kỳ chiến tranh chùa chịu sự tàn phá và bị thiêu đốt nhưng chỉ duy nhất tượng Đức Phật vẫn nguyên vẹn, tĩnh lặng và an yên. Đây cũng chính là sự tích của ngôi chùa mà chúng tôi đã kể ở trên. 

Cầu duyên tại Bát Bửu Phật Đài như thế nào?

Ngôi chùa có tên là Chùa Phật Cô Đơn nhưng đây là địa điểm cầu tình duyên nổi tiếng của nhiều du khách. Nhiều người lựa chọn thành tâm đến chùa cầu ban phước để đường tình duyên gặp nhiều may mắn, hạnh phúc. Thông thường vào các ngày lễ tết hoặc lễ tình nhân có nhiều bạn trẻ đến chùa mong cầu có được mối lương duyên tốt.

Chùa Phật cô đơn (4)

Cầu may mắn tại chùa 

Ngoài việc cầu duyên thì nhiều bạn cũng đến Chùa Phật Cô Đơn để cầu may mắn. Nghi thức cầu nguyện may mắn dành cho quý Phật tử khi đến chùa khá đơn giản. Quý bạn có thể ghi lời cầu nguyện hay ước mong vào giấy dán lên chuông chùa và đánh chuông vang. Khi tiếng chuông vang sẽ đưa lời cầu xin của bạn đến với các vị Đức Phật nhanh chóng hơn. 

Lưu ý khi đến viếng chùa Bát Bửu Phật Đài

Một trong những nơi thờ tự trang nghiêm, yên tĩnh để mọi người viếng thăm hiện nay là Chùa Phật Cô Đơn. Tuy nhiên, du khách khi đến tham quan hay cầu phúc tại chùa này cần chú ý một số điều sau; 

  • Đến chùa bạn cần mặc trang phục phải lịch sự, phù hợp. Không nên mặc các loại quần áo lòe loẹt, quá ngắn, quá hở hang gây phản cảm.
  • Hạn chế chụp ảnh, quay phim trong khuôn viên chùa. Tốt nhất bạn chỉ chụp ở những khu vực khuôn viên bên ngoài chùa khi được phép. Bạn cần xin phép trước nhà chùa nếu cần chụp ảnh, quay phim để tránh gây ảnh hưởng. Nên giữ tâm an lạc, bình yên khi viếng cảnh Chùa Phật Cô Đơn. 
  • Không đụng chạm hay không tự ý mang đồ vật trong chùa về mà không có sự cho phép của nhà chùa.
  • Không vứt rác bừa bãi, không nói to tiếng và làm ồn tại cảnh chùa yên tĩnh.
  • Hãy giữ tấm lòng thành kính và tâm hồn an yên khi bạn cần cầu xin bất cứ điều gì. Tránh mang nguồn năng lượng tiêu cực khi bạn đến viếng thăm chùa cổ kính và linh thiêng.
  • Du khách ghi nhớ giờ đóng và mở cửa chùa nhằm sắp xếp lịch trình viếng thăm của mình cho phù hợp. Không nên đến tham quan chùa quá sớm hoặc quá muộn gây ảnh hưởng các nhà sư sinh hoạt.

Chùa Phật cô đơn (5)

Trên đây là những chia sẻ về ngôi Chùa Phật Cô Đơn một cách chi tiết nhất. Chùa có lối kiến trúc nguy nga tráng lệ cùng khung cảnh yên bình thu hút nhiều người ghé thăm. Mong rằng bạn sẽ có được hành trình tham quan chùa trọn vẹn để đạt được ước vọng của mình.

21 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bên trong con hẻm có 4 ngôi chùa giữa lòng Sài Gòn

Sống khỏe 19/10/2024 11:32:47

Khám Phá Chùa Đậu: Danh lam tuyệt sắc và sí ẩn nhục thân bất hoại của hai Thiền sư

Du lịch chùa 11/10/2024 10:49:48

Khám Phá Chùa Đậu: Danh lam tuyệt sắc và sí ẩn nhục thân bất hoại của hai Thiền sư

Du lịch chùa 11-10-2024 10:49:48

Chùa Đậu, ngôi chùa linh thiêng và cổ kính hơn 2000 năm tuổi, được mệnh danh là "Đệ nhất danh lam" tại Hà Nội. Nơi đây nổi bật với tượng nhục thân đầu tiên ở Việt Nam và cuốn sách đồng ghi lại lịch sử chùa, được xem là cổ xưa nhất cả nước.
5353 lượt xem 0 Bình luận

Chùa Thần Quang – Ngôi cổ tự “không Sư trụ trì” tại làng hiếu học Nam Định

Du lịch chùa 26/08/2024 15:40:17

Đại danh lam cổ tự chùa Vĩnh Nghiêm – Nơi lưu giữ hơn 3000 báu vật

Du lịch chùa 26/08/2024 15:23:57

Chùa Bà Đanh ở Hà Nam ngôi cổ tự nổi tiếng vì “vắng người”

Du lịch chùa 26/08/2024 14:33:36