Chùa Phổ Minh – Địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng xứ Thành Nam
Chùa Phổ Minh Nam Định là địa điểm lý tưởng để khám phá kiến trúc độc đáo, trải nghiệm những giá trị văn hóa đặc sắc và cảm nhận sự thanh tịnh trong tâm hồn khi bạn có cơ hội ghé thăm Thành Nam.
Chùa Phổ Minh ở đâu?
Chùa Phổ Minh, hay còn được biết đến với tên gọi chùa tháp Phổ Minh, có địa chỉ tại thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng, Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Đây là một địa điểm quan trọng lưu giữ những cổ vật quý thuộc thời kỳ nhà Trần và làng đền chùa từng chứng kiến những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Đặc biệt, Chùa Phổ Minh được trang trí trên mặt sau của tờ tiền 100 đồng và được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt từ năm 2012.
Chùa Phổ Minh Nam Định nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5km và cách Hà Nội khoảng 90km. Để đến thăm ngôi chùa này, du khách có thể lựa chọn phương tiện giao thông như xe khách từ bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm, Giáp Bát với giá vé khoảng 100.000 đồng/lượt hoặc tự lái xe máy đến Thành phố Nam Định. Đoạn đường từ quốc lộ 10, đi từ thành phố Nam Định về hướng Thái Bình khoảng 2km, sẽ đưa bạn đến chùa Phổ Minh.
Tìm hiểu lịch sử chùa Phổ Minh Nam Định
Tháp Phổ Minh, được xây dựng từ năm 1308, hiện đã trải qua hơn 700 năm lịch sử. Trong quá trình xây dựng, vua Trần Anh Tông đã gắn 7 hạt xá lộ lên trên tháp, tạo nên một đặc điểm độc đáo. Ngôi chùa này cao 20m, có kiến trúc hình vuông với 14 tầng tháp. Nét đặc sắc của Chùa Phổ Minh là mái cong nhẹ và mỗi tầng đều có 4 cửa vòm theo lối cuốn hình tò vò. Đỉnh tháp là đài búp sen với 5 lớp cánh chụm lại với nhau.
Nền tháp đầu tiên được chế tác từ đá, với họa tiết chạm sóng nước, hoa lá và mây, tượng trưng cho phong cách kiến trúc nhà Trần. Các tầng trên của tháp được xây dựng từ gạch, với mỗi viên gạch khắc chữ “Hưng – Long thập tam niên” và hình ảnh con rồng. Điều độc đáo là chùa Phổ Minh Nam Định không bị tàn phá trong chiến tranh và vẫn giữ nguyên kiến trúc độc đáo đến ngày nay.
Tháp Phổ Minh nằm giữa vùng đất chiêm trũng, được bao quanh bởi cây cổ thụ, tạo nên hình ảnh của một bông sen nổi lên giữa bầu trời rộng lớn. Dưới chân tháp, có những dấu tích bằng đá còn sót lại từ thời quân Minh xâm lược. Toàn bộ tòa tháp, với trọng lượng khoảng 700 tấn, vẫn kiên cường và hiên ngang, là biểu tượng vững bền trong khuôn viên của Chùa Phổ Minh.
Kiến trúc các hạng mục tại chùa Phổ Minh
Cổng Tam quan
Tam Quan chùa qua nhiều thời kỳ đã được tu bổ lại phần lớn, hiện xây theo kiểu kiến trúc thời Nguyễn muộn, có dạng thức 2 tầng 4 mái chồng diêm, đầu hồi bít đốc có trụ biểu. Hệ vì gỗ dạng đỡ mái của Tam Quan là dạng vì trụ trốn, bào trơn đóng bén, gác lên cột gạch ở tường. Hệ bẩy cũng làm đơn giản gác lên một hoành vuông đặt trên đầu cột hiên. Tuy nhiên, hiện vật giá trị nhất ở Tam Quan chùa Phổ Minh là đôi sấu đá thời Trần còn lại. Đây ân là một dấu hiệu nhận biết quan trọng nói lên sự xuất hiện Tam Quan chùa vào thời Trần.
Chánh điện Tam bảo
Tam Bảo có mặt bằng nền kiểu chữ Công nhưng mặt bằng mái lại “Tiền Đinh hậu Nhất” vì tòa Thiêu Hương không giao mái với Thượng Điện mà được xây theo kiểu tường hồi bít đốc. Toàn bộ nền bên trong Tam Bảo được lát gạch bát (0,3×0,3)m.
Tiền Đường có kích thước khoảng (26,5×10)m, gồm chín gian, được xây trên cơ nền cao hơn nền sân trước 0,74m; từ dưới sân có hệ bậc tam cấp dẫn lên hiện Tiền Đường; trên bậc cấp có bốn con Rồng thành bậc bằng đá được đặt phía trước ba gian giữa. Gian giữa Tiền Đường rộng nhất, 3,95m, các gian bên có kích thước từ 2,3m đến 2,64m. Bộ khung gỗ dựng trên bốn hàng chân Cột với mười sáu Cột cái (có đường kính từ 0,34 đến 0,39m), mười tám Cột Quân (đường kính từ 0,28 đến 0,32m). Các Cột cái dựng cách nhau 3,3m, giữa Cột cái trước tới Cột quân trước là 1,85m, giữa Cột cái sau đến Cột quân sau là 1,92m. Toàn bộ Cột ở Tiền Đường được kê trên chân tảng đá hoa sen. Nối hai đầu Cột cái theo hàng ngang là một Câu đầu chắc khỏe khoảng cách từ nền tới câu đầu khoảng 3,78m. Các Vì nóc có kết cấu kiểu Giá chiêng – Chồng rường – Con Nhị. Ở kiểu vì này, kê trên cật Câu đầu qua hai Đấu vuông là hai Trụ trốn lớn, đỉnh Trụ đỡ con rường suốt thứ hai (tính từ trên xuống), hai đầu Rường đỡ cặp Hoàng mái thứ hai. Rường suốt trên cùng kê trên Rường suốt thứ hai qua đấu kê mỏng, hai đầu Rường đỡ cặp Hoàng mái thứ nhất giữa cật kê Dép nóc đội Thượng Lương (khoảng cách tới nền là 5,08m).
Đỡ các cặp Hoành mái thứ ba và bốn là một đôi Rường cụt có một đầu ăn mộng vào thân Trụ trốn và kê lên nhau qua các Đấu vuông; Rường cụt dưới cùng kê trên Câu đầu qua đầu vuông nhỏ. Các Vì nách kiểu bán Giá Chiêng – Chồng rường, với Xà nách một đầu ăn mộng vào thân Cột cái, đầu kia ăn mộng vào đầu Cột quân. Trên cật Xà Nách đỡ một Trụ trốn qua Đấu vuông nhỏ; đỉnh Trụ đỡ hai Rường cánh trên cùng qua các Đấu vuông nhỏ. Rường cánh có một đầu ăn mộng vào thân Cột cái, đầu kia đỡ Hoàng mái. Ngoài ra còn có hai Rường cụt với một đầu ăn mộng vào thân Cột trốn, đầu kia đỡ Hoành mái; dạ Rường cụt kê lên nhau qua các Đấu vuông nhỏ; Rường cụt dưới cùng kê lên cật Xà nách qua Đấu vuông nhỏ. Khoảng giữa Trụ trốn và thân Cột cái để trống, tạo thành kiểu bán Giá Chiêng. Liên kết hiện ở Tiền Đường là kiểu Bẩy với một đầu ăn mộng qua đầu Cột quân, đầu kia vươn ra đỡ Tàu mái. Khoảng cách từ nền tới Dạ tàu gian giữa là 2,02m. Như vậy, với kiểu kết cấu Giá Chiêng –Chồng Rường – Con Nhị đã giúp tăng thêm khoảng Hoành và nâng chiều cao mái công trình.
Nối các đầu Cột theo hàng dọc là các Xà dọc. Xà dọc Cột cái cao cách nền 3,16m; Xà dọc Cột quân cao cách nền 2.28m.
Mặt trước năm gian giữa Tiền Đường mở cửa ra vào với những bộ cửa; Bộ cửa gian giữa kiểu Bức bàn với hai cánh lớn được chạm hình tượng Rồng chầu; bộ cửa ở những gian còn lại kiểu “Thượng song hạ bản”. Mặt trước hai gian sát gian hồi được bao che bằng vách đố lụa và ở mặt sau xây tường gạch, trát vữa, sơn trắng. Tường gạch cũng còn được xây ở cả ba mặt của hai gian hồi. Tường hai bên hồi còn được làm kéo dài ra phía trước, nối với hai Trụ biểu ở hai đầu.
Tiền Đường có hai mặt mái lợp ngói Di, bờ nóc, bờ chẩy xây gạch đặc, trát vữa. Chính giữa bờ nóc có đặt một khung ô trong lòng đề tên chùa theo kiểu Đại tự.
Thiêu Hương
Thiêu Hương có kích thước (8,6×9,5)m, gồm năm gian, dựng trên cốt nền cao hơn nền của Tiền Đường 0,12m. Bộ khung gỗ được dựng trên bốn hàng chân Cột. Hai hàng Cột cái có đường kính cột cái từ 0,31m đến 0,38m, dựng cách nhau 3,95m; hai hàng Cột quân có đường kính từ 0,28m đến 0,33m, dựng cách Cột cái liền kề 1,9m. Các Vì nóc của Thiêu Hương kiểu Giá Chiêng – Chống Rường. Các Vì nách kiểu bán Giá Chiêng – Chông Rường. Liên kết hiên kiểu Bấy. Nối các đầu Cột theo hàng dọc là các Xà dọc. Xà dọc Cột cái cách nền 3,47m. Xà dọc Cột quân cách nền 2,25m. Khoảng cách từ nền tới Câu đầu là 3,78m, tới Xà nách là 2,43m.
Mặt trước Thiêu Hương để trống, thông với Tiền Đường, mặt sau ngăn với Thượng Điện bằng tường gạch trát vữa. Bao che hai bên Thiêu Hương cũng là tường gạch, được xây cách Cột quân liền kề 0,7m. Thiêu Hương có mai mặt mái lợp ngói di loại nhỏ, bờ nóc, bờ chảy xây gạch, trát vữa.
Thượng Điện có kích thước nền (8,08×12,5)m, gồm một gian hai chái. Bộ khung kiến trúc dựng kiểu bốn hàng chân, nhưng chỉ có ba hàng Cột trước bằng gỗ còn phía sau là tường gạch. Các Cột cái ở Thượng Điện có đường kính từ 0,39m đến 0,48m, đường kính của Cột quân từ 0,31m đến 0,37m. Các Vì nóc Thượng Điện đều kết cấu kiểu Giá Chiêng – Chồng rường – Con Nhị tương tự như ở Tiền Đường. Các Vì nách trước cũng kiểu bán Giá Chiêng – Chồng rường, các Vì nách sau kiểu Kẻ gác lên tường hậu. Liên kết hiện trước kiểu Bẫy khoảng cách từ nền tới Thượng lương là 5,95m, tới Câu đầu là 4.45m và Xà nách trước là 2,43m Nối các đầu cột theo hàng dọc là hệ Xà dọc. Xà dọc Cột cái cách nền 3,72m; Xà dọc Cột Quân cách nền 2,6m. Trên mái Thượng Điện ở bờ Nóc có “Lưỡng long chầu nguyệt”, hai đỉnh hồi có Kìm nóc.
Di chuyển đến chùa Phổ Minh như thế nào?
Để đến tháp Phổ Minh ở Nam Định từ Hà Nội, có một số lựa chọn di chuyển mà bạn có thể tham khảo:
- Xe Máy:
Từ Hà Nội, bạn di chuyển theo đường Giải Phóng đến ngã ba Pháp Vân, sau đó rẽ vào đường cao tốc và tiếp tục khoảng 32km để đến Cầu Giẽ.
Tiếp tục di chuyển theo quốc lộ 1A cũ khoảng 16-17km tới hết thị xã Phủ Lý, rồi rẽ trái theo quốc lộ 21A.
Đi khoảng 30km nữa là bạn sẽ đến Nam Định.
- Xe Khách:
Xe Phương Trang:
Loại xe: 45 chỗ, chất lượng cao, có điều hòa, khăn ướt và nước lạnh.
Xuất phát: 7h30 (bến Giáp Bát)
Giờ đến: 9h00 (bến Nam Định)
Giá vé: 75.000 đồng/vé
Điện thoại: 0838386852
Xe Việt Linh:
Loại xe: 29 chỗ ghế ngồi, có nước uống, điều hòa suốt tuyến.
Xuất phát: 7h00 (bến xe Giáp Bát)
Giờ đến: 11h00 (văn phòng Nam Định)
Giá vé: 75.000 đồng/vé
Điện thoại: 0912622535
Những lưu ý khi tham quan chùa Phổ Minh
Khi tham quan Chùa Phổ Minh Nam Định, du khách nên tuân theo những thông tin lưu ý quan trọng sau đây:
- Trong khi sắm lễ, hãy giữ tâm thành, không cần phải chuẩn bị mâm cỗ quá lớn. Dâng hương án Phật, hương hoa, đồ chay, trầu cau, trái cây chín, hay xôi chè là những lựa chọn phù hợp.
- Khi dâng lễ, ưu tiên chọn phẩm oản tài lộc, vừa linh thiêng, trang trọng và có khả năng bền lâu.
- Ấn tượng lịch sự và kín đáo trong trang phục là quan trọng khi viếng thăm Chùa Phổ Minh. Tránh nói chuyện to ồn và hạn chế sờ vào các hiện vật trong khuôn viên chùa để duy trì không khí trang nghiêm.
- Tránh leo trèo lên cây hoặc tượng tháp trong khuôn viên của chùa để chụp hình, giữ cho môi trường linh thiêng không bị xâm phạm.
Nếu bạn có cơ hội ghé thăm Nam Định, Chùa Phổ Minh là địa điểm du lịch tâm linh lý tưởng mà chúng tôi muốn gợi ý. Đừng quên cập nhật nhiều thông tin hữu ích và thú vị hơn tại trang web bchannel.vn nhé!
Tin liên quan
Chùa Thần Quang – Ngôi cổ tự “không Sư trụ trì” tại làng hiếu học Nam Định
Du lịch chùa 26/08/2024 15:40:17
Chùa Thần Quang – Ngôi cổ tự “không Sư trụ trì” tại làng hiếu học Nam Định
Du lịch chùa 26-08-2024 15:40:17
Đại danh lam cổ tự chùa Vĩnh Nghiêm – Nơi lưu giữ hơn 3000 báu vật
Du lịch chùa 26/08/2024 15:23:57
Đại danh lam cổ tự chùa Vĩnh Nghiêm – Nơi lưu giữ hơn 3000 báu vật
Du lịch chùa 26-08-2024 15:23:57
Chùa Bà Đanh ở Hà Nam ngôi cổ tự nổi tiếng vì “vắng người”
Du lịch chùa 26/08/2024 14:33:36
Chùa Bà Đanh ở Hà Nam ngôi cổ tự nổi tiếng vì “vắng người”
Du lịch chùa 26-08-2024 14:33:36
Chùa Kom Ph’lưng – Nơi lưu giữ nhục thân vị sư gần 1 thập kỷ không phân huỷ
Du lịch chùa 24/08/2024 11:05:22
Chùa Kom Ph’lưng – Nơi lưu giữ nhục thân vị sư gần 1 thập kỷ không phân huỷ
Du lịch chùa 24-08-2024 11:05:22
Ngôi cổ tự nơi 27 nhà sư “cởi áo cà sa, khoác chiến bào ra trận”
Du lịch chùa 30/07/2024 16:48:58
Ngôi cổ tự nơi 27 nhà sư “cởi áo cà sa, khoác chiến bào ra trận”
Du lịch chùa 30-07-2024 16:48:58
24 lượt thích 0 bình luận