Chùa Thiền Lâm – Xứ Chùa Vàng Giữa Cố Đô Huế

04/04/2024 14:03:21 157 lượt xem

Chùa Thiền Lâm Huế là một trong những công trình tâm linh rất quen thuộc với người dân cố đô và khách du lịch trên cả nước. Ngôi chùa có lối lối kiến trúc ấn tượng mang đậm văn hóa Thái Lan rất ấn tượng. Cùng khám phá vẻ đẹp của ngôi chùa độc đáo này qua nội dung dưới đây.

Tổng quan giới thiệu về chùa Thiền Lâm Huế

Chùa Thiền Lâm tại Huế còn có tên gọi khác là chùa Phật Đứng – Phật Nằm có vị trí trên ngọn đồi Quảng Tế, Thông Thượng 2, Xuân Thủy, Huế. Ngôi chùa mang kiến trúc Thái Lan độc đáo phù hợp cho những ai yêu thích thiền định, sự yên bình. Chùa thuộc hệ phái Nam Tông do ngài Hộ Nhẫn sáng lập để các tăng ni, Phật tử tu học Phật pháp. 

Chùa được xây dựng năm 1966 và đại trùng tu vào năm 2014 hấp dẫn khách du lịch tứ phương để ngắm nét đẹp kiến trúc hay tìm hiểu giá trị lịch sử giá trị ấn tượng nơi đây. Ngôi chùa đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử với nhiều lần trùng tu để có được vẻ đẹp khang trang như hiện tại. Hiện nay, chùa đã trở thành một quần thể gồm nhiều công trình kiến trúc độc đáo trang trí bằng các hoa văn tinh xảo như tháp Phật, tháp mộ, nhà tăng chúng, tượng… 

Chùa Thiền Lâm Huế

Chùa Thiền Lâm có địa chỉ ở đâu?

Ngôi chùa này có vị trí nằm gần trung tâm thành phố, tọa lạc trên đồi Quảng Tế, phường Thủy Xuân, TP Huế – Thừa Thiên Huế. Để miêu tả kiến trúc mỹ miều của ngôi chùa thì nhiều du khách gọi đây là “xứ chùa Vàng giữa lòng cố đô”… 

Chùa có giờ mở cửa tham quan từ 5h30- 19h hàng ngày. Bất cứ du khách ở độ tuổi nào cũng có thể đến với cửa chùa để tham quan hay chiêm bái.

Hướng dẫn đường đi chùa Thiền Lâm Huế

Chùa Thiền Lâm Huế có vị trí không quá xa, chỉ cách trung tâm thành phố 5km nên việc di chuyển khá dễ dàng. Du khách đi thẳng đường Hùng Vương, rẽ sang đường Nguyễn Huệ, đến cuối đường thì rẽ trái theo đường Điện Biên Phủ. Cuối cùng, bạn sẽ rẽ phải vào Thanh Hải và đi thẳng thấy tượng Phật Đứng thì rẽ trái vào chùa. Du khách có thể sử dụng các phương tiện khác nhau để đi vào chùa như xe cá nhân, xe công cộng…

Chùa Thiền Lâm Huế (2)

Tìm hiểu lịch sử chùa Thiền Lâm Huế

Chùa Thiền Lâm tại Huế mang trong mình nét thăng trầm của lịch sử với lịch sử nhiều lần trùng tu. Ngôi chùa trước đây chỉ là một thất nhỏ và là nơi Hòa thượng Hộ Nhẫn sử dụng để tu thiền hằng ngày.  

Năm 1966, Phật tử khắp nơi cũng như người dân địa phương quyên góp xây dựng chùa. Chùa được tu sửa nhiều lần và ngày càng hoàn thiện hơn, chùa trở thành  chốn tu thiền và là địa điểm du lịch tâm linh mà nhiều du khách ghé thăm.

Điểm nổi bật về kiến trúc của chùa  

Chùa Thiền Lâm Huế là ngôi cổ tự theo phái Nam Tông mang lối kiến trúc độc đáo giống các chùa Thái Lan. Cùng tham khảo các điểm nổi bật về kiến trúc chùa qua nội dung dưới đây.

Lối vào chùa ấn tượng

Phần cổng có màu vàng chủ đạo với các chi tiết điêu khắc rất tinh xảo mang đậm màu sắc tâm linh của chùa. Tuy nhiên chất thiền vẫn thể hiện rõ trong các công trình kiến trúc hay không gian bên trong của ngôi chùa. Đây là ngôi chùa kế thừa từ kiến trúc truyền thống nhiều quốc gia Phật giáo trên thế giới nên có sự khác biệt chùa tại Huế.

Chùa Thiền Lâm Huế (3)

Sân ngoài chùa

Khi du khách đặt chân đến chùa Thiền Lâm Huế sẽ nhìn thấy 2 bức tượng Phật với tư thế đứng – nằm nổi bật trên đỉnh đồi Quảng Tế. Trong đó, tượng Phật dáng đứng có phong cách uy nghi còn bức tượng Phật nằm có tư thế thanh thoát quên hết mệt mỏi, lo toan.

Lối vào khuôn viên chùa được sắp xếp các tầng cấp sơn màu vàng đầy mới mẻ. Đây là nơi nhiều du khách chọn là background lý tưởng để có được các bức ảnh đậm chất Thái Lan mà chẳng cần đi đâu xa. 

Phía bên trái của khuôn viên chùa Thiền Lâm Huế là bức tượng Phật Thích Ca tọa thiền cùng với Xà Vương và Đức Thế Tôn bảo vệ. Phía bên phải khuôn viên chính là vườn Ngự Uyển có hình ảnh hoàng hậu Ma Gia và tỳ nữ. Ngoài ra, khung cảnh thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh tái hiện rất sinh động ở khu vườn này.

Chùa Thiền Lâm Huế (6)

Sân trong chùa Thiền Lâm Huế

Bên trong sân chùa có nhiều pho tượng khác nhau được thờ phụng. Trong đó, không thể không nhắc đến tượng Phật Thích Ca cao 1,6 tọa thiền trên bảo tọa 2m. bên trái là pho tượng sáp giống y thuật của Hòa thượng Hộ Nhẫn. Không những thế, tại đây còn có chiếc Đại Hồng Chung nặng đến 700kg rất to lớn. 

Bảo tháp Miến Điện 

Theo chân chúng tôi đi sâu vào bên trong chùa Thiền Lâm Huế thì bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều pho tượng và bảo tháp Miến Điện. Ngôi Bảo tháp này có chiều cao 15m mô phỏng theo kiểu chùa Sirimagala, Myanmar. Bên dưới bảo tháp có bố cục hình tròn, bên trên là hình chuông thiết kế đỉnh nhọn. Xung quanh bảo tháp bố trí 4 tượng sư tử có hướng nhìn 4 phía Đông – Tây – Nam – Bắc.

Chùa Thiền Lâm Huế (4)

Đặc biệt hơn, Bảo tháp Miến Điện có 2 phần, bên dưới là chánh điện sở hữu không gian trang nghiêm có nhiều bức tranh mô tả cuộc đời Đức Phật theo các giai đoạn. Phía sau lưng là phòng khách và thiền thất. Phía bên trên bảo tháp là nơi được dùng để tôn thờ Xá Lợi Phật Thích Ca và chư Thánh Tăng. 

Các sự kiện quan trọng diễn ra tại Chùa Thiền Lâm Huế

Ngoài lối kiến trúc độc đáo thì khi du khách ghé thăm chùa sẽ được tham gia các sự kiện Phật giáo với mục đích giáo dịch đạo đức và gắn kết cộng đồng. Cụ thể một số sự kiện tiêu biểu diễn ra tại ngôi chùa này như sau:

  • Lễ Phật Đản tại chùa vào ngày Rằm tháng Tư Âm lịch để kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời. Chùa tổ chức nhiều hoạt động khác nhau vào ngày lễ Phật Đản như cắm trại Phật giáo, Lễ tắm Phật, Phóng sinh, Thắp nến cầu nguyện.
  • Lễ Vu Lan vào ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch để báo hiếu cha mẹ, thể hiện tấm lòng đối với người sinh thành. Vào ngày này, chùa Thiền Lâm có các hoạt động như Lễ Vu Lan báo hiếu, Pháp thoại hiếu đạo, Trai đàn cầu siêu.
  • Lễ Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo được tổ chức vào ngày 8/12 âm lịch tại chùa Thiền Lâm Huế.
  • Lễ cúng dường trai tăng để các Phật tử dâng thức ăn cho chư tăng với lòng thành kính và biết ơn.
  • Lễ hội hoa đăng để du khách thả những chiếc đèn hoa đăng xuống sông Hương mong muốn điều tốt đẹp sẽ đến.
  • Khóa tu thiền định để mỗi người trở nên tĩnh tâm, tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn.

Chùa Thiền Lâm Huế (5)

Điều lưu ý khi đến chùa Thiền Lâm 

Khi du khách đến thăm quan hay chiêm bái, cầu nguyện tại Thiền Lâm Huế cần lưu ý những vấn đề sau: 

  • Đây là địa điểm du lịch tâm linh nên du khách cần lựa chọn các trang phục lịch sự, kín đáo phù hợp thuần phong mỹ tục. 
  • Luôn đi nhẹ, giữ trật tự chung khi tham quan chùa để thể hiện sự tôn kính các thần Phật. 
  • Không đùa giỡn to tiếng hay ngắt cây trong chùa gây mất cảnh quan nơi đây. 
  • Nếu muốn cúng dường du khách hãy cầu nguyện và bỏ vào thùng phước sương được bố trí trong chánh điện.  
  • Chùa Thiền Lâm còn có khu vực nhà khác để mọi du khách đến thăm nghỉ ngơi.

Chùa Thiền Lâm Huế có lối kiến trúc độc đáo mang đậm âm hưởng văn hóa Thái Lan rất đặc biệt. Đây là điểm đến tâm linh mà bạn đừng bỏ lỡ khi đến với xứ Huế cố đô. Chắc chắn bạn sẽ có thật nhiều trải nghiệm đáng nhớ khi một lần đặt chân đến nơi đây. 

19 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bên trong con hẻm có 4 ngôi chùa giữa lòng Sài Gòn

Sống khỏe 19/10/2024 11:32:47

Khám Phá Chùa Đậu: Danh lam tuyệt sắc và sí ẩn nhục thân bất hoại của hai Thiền sư

Du lịch chùa 11/10/2024 10:49:48

Khám Phá Chùa Đậu: Danh lam tuyệt sắc và sí ẩn nhục thân bất hoại của hai Thiền sư

Du lịch chùa 11-10-2024 10:49:48

Chùa Đậu, ngôi chùa linh thiêng và cổ kính hơn 2000 năm tuổi, được mệnh danh là "Đệ nhất danh lam" tại Hà Nội. Nơi đây nổi bật với tượng nhục thân đầu tiên ở Việt Nam và cuốn sách đồng ghi lại lịch sử chùa, được xem là cổ xưa nhất cả nước.
5353 lượt xem 0 Bình luận

Chùa Thần Quang – Ngôi cổ tự “không Sư trụ trì” tại làng hiếu học Nam Định

Du lịch chùa 26/08/2024 15:40:17

Đại danh lam cổ tự chùa Vĩnh Nghiêm – Nơi lưu giữ hơn 3000 báu vật

Du lịch chùa 26/08/2024 15:23:57

Chùa Bà Đanh ở Hà Nam ngôi cổ tự nổi tiếng vì “vắng người”

Du lịch chùa 26/08/2024 14:33:36