Chùa Từ Hiếu: Vẻ Đẹp Cổ Kính Xứ Huế

04/04/2024 14:19:25 30 lượt xem

Một trong những không gian Phật giáo tâm linh với lối kiến trúc vô cùng độc đáo hiện nay tại Huế là chùa Từ Hiếu. Ngôi chùa mang sắc màu thanh bình để du khách quên đi các bộn bề thường ngày trong cuộc sống. Cùng khám phá vẻ đẹp ngôi chùa này qua nội dung dưới đây.

Giới thiệu tổng quan về chùa Từ Hiếu 

Tại Huế, Từ Hiếu là một địa danh tâm linh Phật Giáo được nhiều du khách lựa chọn tham quan và chiêm bái. Ngôi chùa có màu sắc cổ kính với lối kiến trúc mang đậm phong cách xưa cũ. Bất cứ ai đến đây cũng cảm thấy được bình yên bởi khung cảnh tĩnh lặng với cây xanh tỏa bóng mát. 

Chùa Từ Hiếu tọa lạc trong khu rừng rộng lớn tại thôn Dương Xuân Thượng III, phường Thủy Xuân, Huế. Sở hữu kiến trúc mang đậm dấu ấn xưa được xây dựng vào thời nhà Nguyễn rất nhẹ nhàng và thanh tịnh.

Chùa Từ Hiếu

Hướng dẫn di chuyển đến Từ Hiếu

Với vị trí nằm cách trung tâm TP Huế 5km nên việc di chuyển đến Chùa Từ Hiếu khá dễ dàng. Du khách có thể thoải mái tùy chọn các phương tiện khác nhau như xe máy, ô tô, taxi… Nếu bạn đi từ trung tâm của TP Huế hãy men theo hết con đường Điện Biên Phủ và rẽ vào đường Lê Ngô Cát và đi thêm để đến chùa.  

Không gian Chùa Tứ Hiếu mang bức tranh trong xanh với thiên nhiên thanh bình để chúng ta tìm lại sự bình yên trong tâm hồn. Nếu bạn đến chùa vào ngày lễ lớn sẽ có cơ hội tham gia không khí nhộn nhịp của chùa.

Lịch sử chùa Từ Hiếu Huế như thế nào?

Lịch sử hình thành chùa đầy thú vị mà nhiều du khách chưa biết tới muốn khám phá. Trong đó, ban đầu chùa chỉ là một Thảo Am do tổ sư Nhất Định thành lập để nuôi dưỡng mẹ già tại đây. Câu chuyện tương truyền rằng khi mẹ của tổ sư Nhất Định bị ốm nặng thì ông đã chống gậy vượt đèo dốc để mua thịt, bắt cá về bồi dưỡng cho mẹ. Nhiều người kỳ thị ông đi tu hành ăn mặn nhưng ông đều không quan tâm mà chỉ lo lắng cho mẹ. Vua Tự Đức biết chuyện và cảm thấy rất cảm động trước câu chuyện có hiếu của ông nên năm 1848 đã cho xây dựng thành chùa Từ Hiếu hiện nay.

Về sau, chùa được nhiều quan thái giám triều đình chọn an dưỡng và thư giãn sau khi về già nên có tên gọi khác là chùa Thái Giám. Năm 1894, Hoà thượng Cương Kỷ  trùng tu và kiến thiết khung cảnh chùa với sự hỗ trợ của nhà vua Thành Thái, giám quan và Phật tử. 

Chùa Từ Hiếu (2)

Năm 1931 Hoà thượng Huệ Minh trùng tu và xây hồ bán nguyệt tại Chùa Từ Hiếu. Năm 1962, Hòa thượng Chơn Thiệt trùng tu và chỉnh trang toàn cảnh quan của chùa. Năm 1971, chùa được Thượng tọa Chí Niệm trùng tu cửa tam quan, hồ bán nguyệt hay khu nhà bị hư hỏng.

Khi chùa được hoàn thành, vua Tự Đức đặt cho chùa tên là “Từ Hiếu tự”. Ý nghĩa “Từ”  là đức lớn của Phật, từ bi để tiếp độ tứ sanh cứu giúp muôn loài. “ Hiếu” là đầu hạnh của Phật. lấy hiếu để đạt thông cõi nhiệm đất trời.

Tham quan những gì tại chùa cổ Từ Hiếu? 

Đến với Chùa Từ Hiếu tại Huế thì du khách được chiêm ngưỡng kiến trúc cũng như nghĩa trang của các thái giám triều Nguyễn. Cụ thể, một số điểm độc đáo của công trình chùa cổ này như sau:

Chiêm ngưỡng kiến trúc chùa ấn tượng

Chùa Từ Hiếu là địa danh gắn liền với những câu chuyện lịch sử, lòng hiếu thảo của trụ trì chùa. Hơn nữa, nơi đây còn hấp dẫn du khách bởi nét kiến trúc mang âm hưởng từ thời phong kiến. Trong đó, những chi tiết rồng phượng được chạm khắc rất tỉ mỉ, có nhiều biểu tượng trên phần hiên, cột chùa, mái ngói cực kỳ ấn tượng. 

Đặc biệt chùa xây dựng lối kiến trúc chữ “Khẩu” với 3 gian hai chái mang đến tổng thể khép kín. Gian chính điện của chùa thờ Phật và phía sau là nơi thờ Tổ. Nét đặc biệt của Chùa Từ Hiếu chính là thờ tranh thay tượng ngay cạnh các bức tượng Tam thế phật, Phật Thích Ca mang đến sự gần gũi và thân thuộc. 

Chùa Từ Hiếu (3)

Đặc biệt hơn, các góc mái của chùa và các bức phù điêu đã được chạm khắc, đắp  gốm sứ với hoa văn rồng phượng mang lối kiến trúc cung đình Huế. Đây cũng là một nét ấn tượng độc đáo của kiến trúc nơi đây.

Băng qua khoảng sân là dãy nhà Hậu còn được gọi là Quảng Hiếu Đường. Đây là khu vực thờ Đức Thánh Quan, hương linh phật tử và các vị thái giám. Mỗi ngôi nhà bên trong chùa đều mang dáng dấp kiến trúc nhà rường Huế thú vị. Với khung cảnh thiên nhiên hồ sen tỏa hương thơm, con suối nhỏ róc rách, cổng Tam quan uy nghi rêu phong…  khiến du khách nhận được sự nhẹ nhàng, thư thái trong tâm hồn. 

Xung quanh khuôn viên chùa vô cùng thơ mộng với rừng thông cao vút, hồ nước trong veo rất tịnh tâm và thư giãn. Nếu bạn là một người yêu thích thiên nhiên tươi đẹp và trữ tình chắc chắn khó có thể bỏ lỡ địa chỉ du lịch này.

Chùa Từ Hiếu (4)

Ghé thăm nghĩa trang vị thái giám triều Nguyễn

Bên cạnh kiến trúc độc đáo thì chùa Từ Hiếu còn chứa khu vực đặc biệt là nghĩa trang sau khuôn viên chính. Nghĩa trang này là nơi an nghỉ của 24 vị thái giám triều Nguyễn thời bấy giờ.

Thời xưa thái giám Châu Phước Năng giúp đỡ thiền sư Nhất Định trong công cuộc mở rộng chùa. Thiền sư Nhất Định đã kêu gọi các thái giám quyên góp xây dựng chùa để là nơi sau này các thái giám về tĩnh dưỡng tuổi già. Nghĩa trang với 24 ngôi mộ tọa lạc trên diện tích lên tới 1000m2 và có hẳn một bảng ghi công đức của các vị thái giám này. 

Chùa Từ Hiếu (5)

Bỏ lại sau lưng phiền muộn của cuộc sống để đến với chùa Từ Hiếu tìm kiếm sự thanh thản trong cõi lòng. Ngôi chùa nhuốm màu hoang sơ huyền bí nên trở thành một danh lam thắng cảnh nổi tiếng tại Huế. Đây cũng là nơi mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh nổi tiếng quyết định sống cùng chư huynh đệ và con cháu Tổ Đình đến ngày viên tịch.

Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm ghé thăm Chùa Từ Hiếu để bạn đọc hiểu rõ hơn. Chùa sở hữu địa thế đẹp, yên tĩnh, tránh xa cuộc sống xô bồ của chốn thành thị để tâm hồn bạn thanh bình hơn. Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, áp lực với cuộc sống hãy đến Chùa Từ Hiếu để tịnh tâm, thanh thản hơn.

2 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Chùa Vạn Phật – Kỷ lục ngôi chùa sở hữu hơn 10000 tượng Phật

Sống khỏe 04/04/2024 14:52:46

Chùa Vạn Phật – Kỷ lục ngôi chùa sở hữu hơn 10000 tượng Phật

Sống khỏe 04-04-2024 14:52:46

Chùa Vạn Phật mang không gian yên bình thu mình giữa các tòa nhà khu phồn hoa phố thị tấp nập tại TPHCM. Đến với chùa bạn sẽ được chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo đậm văn hóa Trung Hoa hay cảnh sắc thanh tịnh nơi đây. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về kinh nghiệm viếng thăm chùa Vạn Phật qua nội dung sau.
75 lượt xem 0 Bình luận

Việt Nam Quốc Tự – Nơi Tôn Thờ Xá Lợi Thích Quảng Đức

Sống khỏe 04/04/2024 14:39:45

Việt Nam Quốc Tự – Nơi Tôn Thờ Xá Lợi Thích Quảng Đức

Sống khỏe 04-04-2024 14:39:45

Việt Nam Quốc Tự là một trong các điểm đến tôn giáo linh thiêng được nhiều du khách quan tâm muốn tìm hiểu. Nơi đây có nhiều hạng mục kiến trúc hoành tráng và sự linh thiêng vốn có nên mọi người ghé thăm để nguyện cầu và chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo. Cùng tìm hiểu thêm về ngôi chùa này qua nội dung dưới đây.
31 lượt xem 0 Bình luận

Huyền Không Sơn Thượng – “Tiên cảnh chốn nhân gian” tại Huế

Sống khỏe 04/04/2024 14:10:39

Huyền Không Sơn Thượng – “Tiên cảnh chốn nhân gian” tại Huế

Sống khỏe 04-04-2024 14:10:39

Huyền Không Sơn Thượng là ngôi chùa tọa lạc giữa đất trời bao la với khung cảnh yên bình giúp chúng ta loại bỏ âu lo thường nhật. Hơn nữa, kiến trúc chùa có nét độc đáo đan xen nhiều phong cách kiến trúc Nhật, Ấn Độ và Việt Nam rất đặc sắc. Xin mời bạn đọc cùng khám phá điểm đến tâm linh thú vị tại Huế này dưới đây.
31 lượt xem 0 Bình luận

Chùa Thiền Lâm – Xứ Chùa Vàng Giữa Cố Đô Huế

Sống khỏe 04/04/2024 14:03:21

Chùa Thiền Lâm – Xứ Chùa Vàng Giữa Cố Đô Huế

Sống khỏe 04-04-2024 14:03:21

Chùa Thiền Lâm Huế là một trong những công trình tâm linh rất quen thuộc với người dân cố đô và khách du lịch trên cả nước. Ngôi chùa có lối lối kiến trúc ấn tượng mang đậm văn hóa Thái Lan rất ấn tượng. Cùng khám phá vẻ đẹp của ngôi chùa độc đáo này qua nội dung dưới đây.
32 lượt xem 0 Bình luận

Chùa Phật Cô Đơn (Chùa Thanh Tâm) – Ngôi chùa bình yên giữa đô thị

Sống khỏe 04/04/2024 11:53:34

Chùa Phật Cô Đơn (Chùa Thanh Tâm) – Ngôi chùa bình yên giữa đô thị

Sống khỏe 04-04-2024 11:53:34

Chùa Phật Cô Đơn có không gian yên bình đầy tĩnh lặng thu hút đông đảo du khách viếng thăm. Hơn nữa, kiến trúc chùa nguy nga tráng lệ rất ấn tượng khiến bất cứ ai cũng muốn ngắm nhìn. Cùng điểm qua những kinh nghiệm tham quan chùa Phật này tại huyện Bình Chánh qua nội dung dưới đây.
31 lượt xem 0 Bình luận