Có bầu đi chùa được không? Cần lưu ý những gì?
Trong quá trình mang thai chị em phụ nữ cần tìm hiểu kỹ lưỡng những điều kiêng kỵ để bảo vệ cho cả mẹ và bào thai. Trong đó, bầu đi chùa được không là câu hỏi mà nhiều người quan tâm tìm hiểu. Có nhiều quan niệm khác nhau về tâm linh và khoa học về vấn đề có bầu đi chùa và sẽ được giải đáp qua nội dung dưới đây.
Có bầu đi chùa được không?
Theo chuyên gia Nguyễn Mạnh Cường (Viện Phật học Việt Nam), “chùa chiền là nơi linh thiêng, thanh tịnh để chúng sinh kết thiện duyên, tiêu tai giải nạn… Do vậy phụ nữ có bầu hoàn toàn có thể đi chùa mà không ảnh hưởng chuyện sinh nở”.
Nhiều người trong quá trình mang thai muốn đi vào chùa để cầu an, cầu phước cho gia đình và con cháu. Việc đi lễ chùa sẽ giúp chị em mang thai tìm lại sự thanh thản trong tâm hồn, về mặt tâm linh sẽ tốt cho việc sinh nở.
Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên đi lễ khấn chùa gần nhà, không đông đúc để hạn chế chen lấn gây nguy hiểm.
Quan điểm bà bầu đi chùa theo khoa học và tâm linh
Để hiểu rõ hơn có bầu đi chùa được không thì chúng ta cùng xem xét quan điểm dưới góc độ khoa học và tâm linh như sau:
Quan điểm bà bầu đi chùa theo khoa học
Theo khía cạnh khoa học, bà bầu hoàn toàn có thể đến chùa nhưng không nên đi quá nhiều. Lý do bởi chùa có không khí trong lành thích hợp để bà bầu thư giãn, tìm thấy sự bình yên. Đi chùa sẽ có lợi cho sức khỏe và tinh thần bà bầu trong giai đoạn thai kỳ.
Tuy nhiên, bà bầu cần tránh đi chùa quá nhiều để hạn chế tiếng ồn gây ảnh hưởng không tốt đến bé. Ví dụ như tiếng ồn khiến thai nhi giật mình, ảnh hưởng thính giác, dễ bị dị tật. Hay không gian quá ồn sẽ khiến các bé dễ bị căng thẳng sau khi chào đời bởi lượng hormone cortisol, corticotropin thai nhi tăng cao. Tiếng ồn quá nhiều cũng gây tăng các nguy cơ sinh non ở mẹ.
Xem thêm: Đi chùa mặc váy được không? Gợi ý trang phục nên và không nên
Quan điểm bà bầu đi chùa theo tâm linh
Bà bầu có nên đi chùa không? Chùa là nơi phục vụ mục đích tín ngưỡng, để thờ các vị thần Phật, là nơi tu học của các Tăng Ni, Phật tử và vong hồn nương nhờ cửa Phật. Theo nhận định của bà Trịnh Thị Lan (Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người): “ Phụ nữ có bầu đi lễ chùa không sao cả nhưng cần hạn chế đi lễ ở các đền, miếu phủ, cửa cô, cửa cậu, nơi hầu đồng bởi thai nhi dễ bị tác động khi nghe hầu đồng bóng. Ngoài ra, bà bầu cũng không nên đi viếng đám ma tránh nhiễm âm khí.”
Bà bầu đi chùa cần có những lưu ý gì?
Sau khi đã biết bầu đi chùa được không thì để việc đi chùa diễn ra an toàn thì bà bầu cần lưu ý những điều sau:
Nên đi chùa gần nhà
Phật ở tại tâm nên khi mang thai chúng ta không cần phải tìm kiếm những ngôi chùa quá xa để đến cầu chúc tốt lành. Bởi những ngôi chùa lớn, nổi tiếng thường sẽ tập trung rất đông người.
Khi chùa quá đông đúc, quá xa sẽ có thể gây mầm bệnh nguy hiểm cho mẹ và bé. Cụ thể đám đông sẽ có thể gây bệnh truyền nhiễm, cảm cúm hay việc chen lấn tiềm ẩn nguy cơ mẹ bầu sảy chân ngã làm động thai, sảy thai. Do đó, mẹ bầu chỉ nên chọn chùa gần nhà để đi lễ theo tấm lòng của mình.
Xem thêm: Phụ nữ đến tháng có được đi chùa thắp hương không? Lưu ý những gì
Vãn cảnh chùa hợp lý
Bà bầu chỉ nên đi vãn cảnh chùa ở mức độ hợp lý, tránh đi quá nhiều gây mệt mỏi, ảnh hưởng sức khỏe. Đặc biệt là những ngôi chùa thường có diện tích khá rộng, nhiều khu vực khác nhau khiến cho bà bầu đi lại khó khăn, ảnh hưởng thai nhi.
Nên khám thai đầy đủ trước khi đi
Mẹ bầu cần nên khám thai đầy đủ và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi có ý định đi lễ chùa. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần chuẩn bị sổ khám thai, số điện thoại cấp cứu, thuốc theo kê đơn bác sĩ nếu có khi đi chùa. Để khi có sự cố xảy ra sẽ được hỗ trợ xử lý nhanh chóng, tránh nguy hiểm cho mẹ bầu.
Xem thêm: Nên đi chùa vào thời gian nào, giờ nào trong ngày tốt nhất?
Không nên đi một mình
Một lưu ý cực kỳ quan trọng khi bà bầu đi chùa chính là không nên đi một mình mà cần có người thân, bạn bè đi cùng. Bởi có thể có những vấn đề không may xảy ra khi đi chùa mà bà bầu sẽ cần đến sự hỗ trợ và chăm sóc của người thân.
Bài viết chia sẻ những thắc mắc về việc bà bầu đi chùa được không và cần lưu ý những gì khi đi. Việc đi chùa sẽ giúp chúng ta có được tâm bình an, sự thanh tịnh trong tâm hồn nhưng đối với bà bầu cần chuẩn bị kỹ lưỡng. Hy vọng chị em phụ nữ khi mang bầu sẽ có thêm những kinh nghiệm hữu ích để việc đi lễ chùa theo tâm linh diễn ra thuận tiện mà đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi.
Tin liên quan
Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không
Kiến thức 21/11/2024 09:53:01
Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không
Kiến thức 21-11-2024 09:53:01
Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai
Kiến thức 19/11/2024 08:55:45
Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai
Kiến thức 19-11-2024 08:55:45
Hoàng Thần Tài là ai?
Kiến thức 16/11/2024 09:21:17
Hoàng Thần Tài là ai?
Kiến thức 16-11-2024 09:21:17
37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?
Kiến thức 15/11/2024 09:09:57
37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?
Kiến thức 15-11-2024 09:09:57
Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo
Kiến thức 12/11/2024 08:47:49
Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo
Kiến thức 12-11-2024 08:47:49
52 lượt thích 0 bình luận