Cõi Ta bà là gì? Ngũ trược ác thế tại cõi ta bà

28/07/2023 10:09:24 1217 lượt xem

Hiểu về cõi Ta Bà và Bát khổ không phải để có cái nhìn tiêu cực với cuộc đời, mà ngược lại, giúp con người tìm ra con đường tu tập để lạc quan, vững vàng hơn trước khó khăn.

Cõi Ta Bà là gì?

Cõi Ta Bà (Ta Bà Thế Giới hoặc Đại Thiên Thế Giới) là thế giới nơi chúng sinh phải chịu đựng phiền não, khổ sở.

Theo sách sử ghi lại, giáo chủ cõi này là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong Phật giáo, Ta Bà là một chu kỳ bao gồm sự sinh, sự sống, cái chết, tái sinh, được lặp đi lặp lại dưới sự chi phối của Nghiệp.

Như vậy, cõi Ta Bà thực chất là một ý niệm, một góc nhìn về thế giới. Cũng theo Đạo Phật, cõi này chỉ như một quán trọ, và chúng ta đều chỉ là khách trọ tại kiếp sống này. Cuộc đời là vô thường, chúng ta được sinh ra với hai bàn tay trắng và rời đi cũng với hai bàn tay trắng. Khi một kiếp sống kết thúc, chúng ta rời căn nhà trọ này và tiếp tục theo dòng luân hồi để quay lại nhà trọ Ta Bà với một hình hài khác, cuộc đời khác. 

Ngũ trược ác thế cõi Ta Bà

Theo tiếng Hán, “Trược” nghĩa là ô uế, dơ bẩn. Ngũ trược là năm thứ dơ bẩn ở cõi Ta Bà, đó là: Kiếp trược, Kiến trược, Chúng sanh trược, Mạng trược, Phiền não trược.

Kiếp trược

Theo góc nhìn đạo Phật, thế giới chúng ta đang sống là cõi đời ô uế, do chúng sinh tự làm những điều ô uế và phải chịu đựng nhiều điều ô uế như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh,…trái với đạo lý nhà Phật. Do đó, được gọi là Kiếp trược (Kiếp dơ bẩn).

Kiến trược

Định nghĩa kiến trược được bao hàm trong kiếp trược. Kiến là thấy, kiến trược là “thấy những điều ô uế, dơ bẩn”. Cái thấy của chúng sinh là thấy và hiểu để so đo, từ đó sinh ra phiền não, khổ đau, nên được gọi là Kiến trược.

Xem thêm: Địa ngục là gì? 18 tầng địa ngục như thế nào?

Chúng sanh trược

Bản thân chúng sinh phàm phu sống trên đời cũng tồn tại nhiều điều không trong sạch. Sự dơ bẩn xuất hiện cả ở tâm và thân. Sống ở trên đời, phàm phu tục tử có nhiều tính xấu như ghen ghét, đố kị, sân si,…vì thế được gọi là chúng sanh trược.

Mạng Trược

Thời xa xưa, tuổi thọ của con người dài hơn bây giờ. Nếu làm nhiều điều ô uế, nhiễm những cái xấu và trở nên ác độc, sân si, mạng người sẽ ngày một ngắn đi, do đó được gọi là mạng trược. Để kéo dài tuổi thọ của mình, chúng sinh cần tu tập và làm nhiều điều thiện, thọ mạng sẽ tăng trở lại.

Phiền não trược

Khi tâm không tịnh, nhiễm nhiều những thói xấu sân si, tham lam, ái dục, mưu hại người khác,…con người sẽ sinh ra phiền não và đau khổ vì những phiền não đó, gọi là phiền não trược.

8 nỗi khổ đau tại cõi Ta Bà

Góc nhìn “Đời là bề khổ” của Phật giáo là một trong những quan điểm phổ biến nhất của đạo Phật với đại chúng. Theo góc nhìn đạo Phật, việc hiểu và nhìn trực diện vào những nỗi khổ đau không phải để có cái nhìn tiêu cực về cuộc đời, mà là cách để chúng sinh tìm ra kim chỉ nam hành động và không tuyệt vọng khi rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. 

Trong phần dưới đây, hãy cùng Bchannel tìm hiểu về 8 nỗi khổ đau tại cõi Ta Bà mà chúng sinh phải trải qua, bao gồm: Sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, cầu bất đắc khổ, ái biệt ly khổ, oán tắng hội khổ, ngũ ấm thạnh khổ.  

Sinh khổ

Ở nơi bắt đầu của sự sống, nỗi khổ đầu tiên chúng sanh phải gánh chịu là Sinh khổ. Ngày ta được sinh ra là ngày mẹ ta phải trải qua muôn vàn đau đớn. Trước đây, ở Trung Quốc, ngày sinh nhật còn được gọi là “Mẫu Nan Nhật” cũng bởi lẽ đó. Mẫu là mẹ, nan là khó, là khổ. Sinh khổ nhắc chúng sinh nhớ rằng sự sống của ta là do mẹ vượt khổ mà có được, vì vậy cần luôn luôn biết ơn và báo đáp công lao của đấng sinh thành.

Xem thêm: Cõi Atula là cõi gì? Đời sống của cõi Atula như thế nào?

Lão khổ

Sinh ra trên đời không có ai là trẻ mãi, mãi mang một dáng dấp như khi vừa sinh ra. Dáng dấp, ngoại hình của chúng ta bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như tuổi tác, hoàn cảnh, suy nghĩ,…Cái khổ của lão khổ nằm ở cả tâm và thân. Khi già đi, con người ta chân chậm, mắt mờ, da nhăn nheo,…Đây đều là điều mà ai cũng phải trải qua. Cái ta có thể khác đi là, người nào có nhiều ưu phiền sầu não sẽ già nhanh hơn những người khác. Do đó, để giảm bớt lão khổ, con người nên hiểu bản chất của “lão” để hướng tới lối sống an yên, tự tại. 

Bệnh khổ

Có mặt trên đời, không ai là không trải qua bệnh tật. Theo góc nhìn Phật Giáo, con người ta có 3 loại bệnh: Thân bệnh, tâm bệnh và nghiệp bệnh. Thân bệnh có thể nhẹ như xây xước tay chân tới nặng như ung thư. Tâm bệnh là bệnh về tâm lý. Nghiệp bệnh là nặng nhất, là bệnh từ nhiều kiếp trước tích thành. 

Tử khổ

Tử khổ là nỗi khổ trong lúc chết. Con người ai cũng muốn sinh thuận, tử an, tức là sinh ra và chết đi trong an yên, thuận lợi. Tuy nhiên chúng sinh trên đời này “sanh hữu hạn, tử vô kỳ”, không ai nắm được sinh mạng của mình trong lòng bàn tay. Khi lâm chung, con người thường trải qua đau đớn cả về tâm và thân. Thân chịu khổ vì bệnh tật, tâm khổ vì sợ hãi, sầu não, tham tiếc của cải không thể mang theo,…Tất cả quy tụ thành Tử khổ.

Cầu bất đắc khổ

Cầu Bất Đắc Khổ tức sự khổ về mong cầu không toại ý. Con người sống trên đời thường có nhiều mong cầu, nhưng không ai có khả năng kiểm soát được tất cả, dẫn đến có những mong cầu không được toại nguyện. Nghèo thì mong giàu, giàu lại mong giàu hơn. Cái khổ ở đây là mong cầu càng nhiều, càng dễ thất vọng và ưu phiền. Do vậy, để giảm bớt nỗi khổ không toại nguyện này, chúng ta cần học cách biết đủ, biết cuộc đời là vô thường để không bám víu vào những ước vọng viển vông.

Ái biệt ly khổ

Ái Biệt Ly Khổ tức sự khổ khi xa lìa người thân yêu, những thứ mình yêu thích. Ái biệt ly khổ có 2 loại: Khổ sinh ly là nỗi khổ khi phải chia ly, thấy rõ nhất trong thời chiến tranh. Cao hơn khổ sinh ly là khổ tử biệt, bởi khi chia xa người ta vẫn còn cơ hội gặp lại nhau, nhưng khi âm dương chia cắt, con người chỉ có thể ôm nỗi đau mà không thể gặp lại. 

Xem thêm: Cõi ngạ quỷ là gì? Cấp bậc và đời sống cõi ngạ quỷ

Oán tắng hội khổ

Oán Tắng Hội Khổ là sự khổ về oan gia hội ngộ. Trái ngược với Ái biệt ly khổ, Oán tắng hội khổ là nỗi khổ khi thường phải gặp những người, những thứ mình căm ghét.  Khi đem lòng ghét bỏ một ai, một thứ gì đó, bản thân ta có sự ức chế trong tâm tưởng, tự tạo nên phiền não cho chính mình. Đây chính là cái khổ của Oán tắng hội khổ. Để giảm bớt cái khổ này, chúng sinh buộc phải buông bỏ những căm hờn, oán giận, không thương thì cũng đừng ghét, đỡ mang ưu phiền về cho mình.

Ngũ ấm thạnh khổ

Ngũ Ấm Thạnh Khổ, tức sự khổ về năm ấm hừng thạnh. Năm ấm là: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắc ấm thuộc về thân, bốn ấm kia thuộc về tâm. 

  • Sắc ấm: Là thân thể, dáng dấp của con người trong một kiếp sống. Nếu quá chú trọng vào sắc ấm, con người ta dễ tự ti vì những khiếm khuyết, những điểm không hoàn hảo theo tiêu chuẩn xã hội về ngoại hình, dẫn đến ưu phiền, tự ti. 
  • Thọ ấm: Là các loại cảm xúc của con người như vui, buồn, tức giận, nóng, lạnh…Nếu bị cảm xúc lấn át, ta cũng phải hứng chịu nỗi buồn khổ.
  • Tưởng ấm: Là suy nghĩ, chấp niệm, tâm tưởng của ta. Nếu mơ ước cao sang hay quá chấp niệm với thứ gì đó, ta cũng chịu khổ vì tự sinh ra ức chế trong tâm tưởng.
  • Hành ấm: Là ý chí hành động của con người. Nếu một người sống mà luôn bày mưu tính kế, người đó sẽ không được an yên, tự tại.
  • Thức ấm: Thức ấm liên quan đến nhận thức, trí tuệ của con người. Biết nhiều quá cũng là một cái khổ.

Xem thêm: https://bchannel.vn/tay-phuong-cuc-lac/

10 điều khó khăn tại cõi Ta Bà khi tu hành

 Theo đạo Phật, tu tập là con đường giúp chúng sinh giảm bớt cái khổ trong Bát khổ phía trên. Tuy vậy, trong cõi này, cụ thể là trần thế, kiếp sống của con người, việc tu hành cũng gặp không ít khó khăn bởi 10 lý do dưới đây:

  1. Không thường gặp Phật.
  2. Mạt pháp nhiễu nhương, có nhiều ngoại đạo, dù bàn Phật pháp nhưng đa số nghiêng lệch sai lầm; 
  3. Bạn bè tà ác, mong cầu lợi dưỡng, làm mê lầm người tu hành đọa vào ba đường ác
  4. Có các loài ma não loạn, phá hoại chánh pháp
  5. 5, Cõi Ta Bà luân hồi trong sáu nẻo, như bánh xe xoay vòng không có ngày dừng nghỉ
  6. Qua lại ba cõi theo nghiệp chịu quả báo, tuy sinh lên cõi Trời nhưng khó tránh con đường ác
  7. Trần duyên ác trược, thường làm chướng ngại đối với việc xuất thế
  8. Con người sống trăm năm nhưng phần nhiều chết yểu, thời gian mau chóng, đại đạo khó thành
  9. Tu hành phải đoạn trừ Kiến hoặc, Tư hoặc mới có thể được Bất thối chuyển. Người mới tu chưa tránh khỏi sự thối chuyển đọa lạc
  10. Người tu hành trải qua muôn kiếp khó thành, như các vị đồ đệ nghe pháp trong thời Phật Đại Thông, thối chuyển Đại thừa chấp vào Tiểu thừa, trải qua vô số kiếp còn ở bậc Thanh văn.

Cõi Ta bà là gì? Ngũ trược ác thế tại cõi ta bà đã được mô tả rõ ràng ở nội dung trên. Đây là một trong sáu cõi luân hồi mà Phật nhắc tới là có vui buồn khổ lẫn lộn, vì vậy để thoát khỏi khổ đau hãy tu hành, tụng niệm để đạt được cuộc sống hạnh phúc.

53 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không

Kiến thức 21/11/2024 09:53:01

Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai

Kiến thức 19/11/2024 08:55:45

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16/11/2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16-11-2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài hay còn gọi là Dzambhala (Jambhala trong tiếng Tây Tạng), được biết đến là một hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Phật của lòng từ bi, thị hiện dưới dạng vị Phật đem tới sự thịnh vượng.
6323 lượt xem 0 Bình luận

37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?

Kiến thức 15/11/2024 09:09:57

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12/11/2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12-11-2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ là lối sống tôn kính và tận hiến, đặt sự chân thành lên hàng đầu. Khi sống với chí tâm đảnh lễ, ta tôn trọng mọi người, trân quý môi trường, và làm việc với cả tấm lòng. Hãy cùng khám phá ý nghĩa và cách áp dụng lối sống này vào cuộc sống hằng ngày.
1141 lượt xem 0 Bình luận