Cúng 49 ngày là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và cách tính 49 ngày

22/09/2023 14:14:38 1330 lượt xem

Từ xa xưa đến nay tại Việt Nam có thủ tục cúng 49 ngày mang tính dân gian, truyền thống. Vậy cúng 49 ngày là gì? Tập tục này có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào? Cùng tìm hiểu về buổi lễ cúng giỗ sau ngày người chết qua đời được 49 ngày này qua nội dung dưới đây.

Cúng 49 ngày là gì?

Cúng 49 ngày (hay còn gọi “lễ chung thất”) là nghi lễ của người còn sống thực hiện cho những người đã mất như cúng cơm, làm việc thiện hồi hướng cho người đã khuất để họ ra đi thanh thản.

Theo Đạo giáo, người sau khi chết sẽ ở lại trần gian 49 ngày. Trong thời gian 49 ngày này, người thân vẫn cúng cơm đều đặn hằng ngày cho người đã khuất. 

Con theo đạo Phật, quan niệm khi người chết, xác thân này hư hoại thì thần thức sẽ tái sanh vào các cõi tương ứng dựa vào nghiệp nhân họ đã gieo tạo. Linh hồn người chết đi qua 7 lần phán xét trong 49 ngày và ngày 49 là thời gian linh hồn được về thăm người thân trước khi siêu thoát.

Cúng 49 ngày là gì Nguồn gốc, ý nghĩa và cách tính 49 ngày

Cách tính 49 ngày từ ngày nào?

 Lễ cúng được bắt đầu tính lễ 49 ngày từ ngày mất. Sau khi biết 49 ngày là gì thì bạn hãy tìm hiểu thêm cách tính cúng 49 ngày được tính từ ngày nào. Đây là lễ cúng thể hiện sự kính trọng mà con cháu, người thân dành cho người đã khuất.

Thông thường, người theo đạo Phật thường tìm đến nhà chùa để nhờ làm lễ 49 ngày với mong ước gửi gắm người mất nương nhờ nhà Phật.

Xem thêm: Cúng 49 ngày có phải ra mộ không? Văn cúng 49 ngày ngoài mộ

Cúng 49 ngày là gì Nguồn gốc, ý nghĩa và cách tính 49 ngày (2)

Nguồn gốc cúng 49 ngày

Chúng ta sẽ xem xét nguồn gốc của lễ cúng này theo quan điểm người Hoa và đạo Phật dưới đây.

Cúng 49 ngày của người Hoa

Người Trung Hoa cho rằng sau khi mất đi thì linh hồn của người chết sẽ trải qua 10 cửa ngục để đầu thai. Trong 7 tuần đầu sau khi mất thì linh hồn của họ sẽ đi qua 7 cửa ngục, tuần 100 ngày sẽ qua cửa thứ 8. Tuần Tiểu tường giáp 1 năm linh qua cửa thứ 9 và tuần Đại tường giáp 2 năm qua cửa thứ 10. Lễ cúng 49 ngày chính là mong ước của người sống muốn người đã mất sẽ sớm đầu thai.

Xem thêm: Sau 49 ngày có phải cúng cơm nữa không? Việc cần làm là gì?

Cúng 49 ngày là gì Nguồn gốc, ý nghĩa và cách tính 49 ngày (3)

Cúng 49 ngày trong Phật giáo

Theo Phật giáo, con người sau khi chết sẽ tái sinh vào cõi tương ứng nghiệp nhân đã gieo tạo khi còn sống. Họ có thể tái sinh vào cảnh giới con người, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula, nhân và thiên… Người chết sẽ qua 7 lần phán xét, mỗi lần 7 ngày và sau 7 tuần thì vong hồn đã siêu thoát vào một trong các cõi nêu trên.  

Ý nghĩa cúng 49 ngày 

Lễ cúng 49 ngày mang nhiều ý nghĩa nhân văn tốt đẹp mà người sống muốn dành cho người chết như sau: 

Tiễn người mất sang bên kia 

Người mất sau 49 ngày thì linh hồn siêu thoát, không vướng bận trần gian nên ý nghĩa buổi lễ cúng 49 ngày chính là buổi chia tay, tiễn đưa người mất. Bên cạnh việc tiễn đưa linh hồn người mất chính là nguyện cầu giúp vong linh của họ dễ dàng siêu thoát và trở về nơi miền cực lạc.

Cúng 49 ngày là gì Nguồn gốc, ý nghĩa và cách tính 49 ngày (4)

Hồi hướng, cầu cho linh hồn người đã khuất

Lễ cúng 49 ngày còn mang ý nghĩa cầu siêu linh hồn người mất, để họ có thể rời cõi trần thanh thản, nhẹ nhàng. Thông qua lễ cúng, người sống muốn hồi hướng cho người mất có thể nhanh chóng tái sinh kiếp mới, giảm bớt tội lỗi đã gây ra.

Tưởng nhớ người mất

Theo đạo Phật, chết là thân thể dần bị hủy hoại trên cõi trần còn linh hồn đã tách rời khỏi xác đi vào các cõi nghiệp nhân tương ứng. Do đó việc thực hiện nghi lễ cúng 49 ngày chính là sự tưởng nhớ người mất, sự thương tiếc đối với người thân đã khuất.

Cúng 49 ngày là gì Nguồn gốc, ý nghĩa và cách tính 49 ngày (5)

Cúng 49 ngày cần những gì?

Thông thường tổ chức lễ cúng 49 ngày sẽ cần cúng ở ngoài mộ và trong nhà với các lễ vật như sau: 

Sắm lễ cúng 49 ngày ngoài mộ:

  • Tiền vàng, quần áo cho người đã khuất.
  • Một số loại vàng mã là đồ dùng cần thiết cho người mất
  • Mâm cơm gồm thịt cá, xôi… có thể làm mâm cơm mặn hoặc cơm chay tùy theo.
  • Nước, rượu, nhang đèn, hoa, trái cây.

Cúng 49 ngày là gì Nguồn gốc, ý nghĩa và cách tính 49 ngày (6)

Sắm lễ cúng 49 ngày ở nhà: 

Lưu ý khi cúng 49 ngày

Để buổi lễ cúng 49 ngày diễn ra hiệu quả, giúp người chết có thể siêu thoát thì bạn cần lưu ý như sau:  

  • Không nên khóc lóc quá lớn hay vật vã đau buồn khiến người mất quyến luyến khó siêu thoát. Bởi khi khởi trụ vào niệm luyến ái sẽ khiến cho phiền não phát sinh, gây tổn hại cho người thân.
  • Tốt nhất nên cúng chay vào lễ 49 ngày, hạn chế sát sinh giết mổ lợn gà. Nếu giết mổ lợn gà hay các con vật khác để làm cơm đãi đằng, cúng tế sẽ khiến người mất thêm tội. 
  • Trong vòng 49 ngày nên giữ nguyên đồ đạc, tài sản của người mất, tránh vội bỏ đi hay mang tặng. Bởi khi đây là đồ dùng mà người thân yêu thích lúc còn sống bị vứt bỏ, cho tặng khiến người mất sinh lòng giận hờn, tiếc nuối, sân hận, dễ bị nghiệp lực dắt vào ác đạo.  

Cúng 49 ngày là gì Nguồn gốc, ý nghĩa và cách tính 49 ngày (7)

Video ý nghĩa của ngày 49, 100 dưới góc nhìn Phật giáo

Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của những ngày 49, 100 dưới góc nhìn Phật giáo, mời Quý vị và các bạn lắng nghe chia sẻ của Hòa thượng Thích Thọ Lạc trong chương trình Đâu Khó Có An Viên của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên.

Trên đây là những chia sẻ về lễ cúng 49 ngày là gì và ý nghĩa, nguồn gốc của lễ 49 ngày. Hy vọng chúng ta đã hiểu rõ hơn về lễ cúng này để có thể thực hiện chuẩn xác nhất giúp người thân sớm tái sinh cõi cực lạc.

42 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Tụng Kinh Vạn Phật: Nghi thức, cách tụng chi tiết

Kiến thức Phật giáo 28/06/2024 16:47:52

Tụng Kinh Vạn Phật: Nghi thức, cách tụng chi tiết

Kiến thức Phật giáo 28-06-2024 16:47:52

Kinh Vạn Phật ghi danh một vạn một ngàn một trăm vị Phật, mỗi vị mang danh hiệu riêng, đem đến giác ngộ cao cả. Bản dịch ra tiếng Việt là sự cống hiến và lòng thành từ các bậc trí thức và tín đồ, lan tỏa giá trị thiêng liêng của chánh pháp.
3 lượt xem 0 Bình luận

Tụng Kinh Thuỷ Sám: Nghi thức, cách tụng chi tiết

Kiến thức 28/06/2024 16:18:25

Tụng Kinh Thuỷ Sám: Nghi thức, cách tụng chi tiết

Kiến thức 28-06-2024 16:18:25

Kinh Thủy Sám, hay còn gọi là Từ Bi Thủy Sám Pháp, là một bộ kinh sám quan trọng trong Phật giáo, được sử dụng để sám hối nghiệp chướng, cầu được bình an, may mắn và giải thoát khỏi khổ đau.
7 lượt xem 0 Bình luận

Cách lạy Kinh Vạn Phật chuẩn và chi tiết

Kiến thức 28/06/2024 15:57:57

Kinh Vạn Phật là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và lợi ích khi tụng

Kiến thức 26/06/2024 14:24:52

Kinh Thủy Sám là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và lợi ích khi tụng

Kiến thức Phật giáo 26/06/2024 11:20:42