Đại lễ Phật đản ở các quốc gia châu Á diễn ra như thế nào?

19/05/2023 04:32:51 367 lượt xem

Không chỉ riêng ở Việt Nam, đại lễ Phật đản ngày nay còn được diễn ra phổ biến tại các quốc gia châu Á với nhiều nét văn hóa riêng mang đậm bản sắc dân tộc. Cùng khám ngay trong bài viết này để xem các quốc gia tổ chức đại lễ này như thế nào.

Lễ Phật đản là kỉ niệm ngày Đức Phật sinh ra trong cõi đời này. Cứ vào tháng 4 âm lịch hàng năm, đệ tử ở khắp nơi trên thế giới cùng nhau tổ chức đại lễ để tưởng nhớ công đức vô lượng của Đức Phật.

Trong đó, nghi lễ quan trọng nhất của Lễ Phật Đản chính là tắm Phật. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng trường phái, từng nét riêng biệt trong tập tục và văn hóa địa phương sẽ có các tổ chức theo nghi thức, lễ hội và thời gian khác nhau.

Việt Nam

Lễ Phật đản tại Việt Nam được tổ chức với nghi thức trang trọng như rước đèn hoa, diễu hành trên đường phố. Các đệ tử tập trung đến chùa, tu viện để nghe nhà sư giảng pháp, tụng kinh và thực hiện nghi thức tắm phật.

Ấn Độ và Nepal

Tại Ấn Độ – quê hương của Phật Giáo, ngày lễ Phật đản còn được gọi là Buddha Purnima. Nghi thức tổ chức đại lễ gần giống như một lễ hội truyền thống tại địa phương.

Vào ngày này, văn phòng chính phủ, bưu điện và ngân hàng đều đóng cửa. Các cửa hàng, doanh nghiệp có thể đóng cửa và thường giảm thời gian làm việc. Đệ tử đến chùa để nghe nhà sư giảng pháp, lễ bái. Trong suốt thời gian diễn ra đại lễ, nhiều người còn ăn chay, niệm phật và đi từ thiện cho người ăn mày, người có hoàn cảnh khó khăn và phóng sinh.

Nơi tổ chức đại lễ này lớn nhất chính là Lumbini (Lâm Tỳ Ni) – nơi Đức Phật sinh ra và tại ngôi chùa nổi tiếng Swayambhunath. Đặc biệt, cánh cửa chính tại Swayambhunath chỉ mở vào những ngày diễn ra đại lễ này để tín đồ từ khắp thung lũng Kathmandu và du khách hành hương đến mừng lễ.

Theo truyền thống tại Ấn Độ, phật tử trong ngày này sẽ khoác lên mình những bộ trang phục màu trắng sau đó tới các tu viện, ngôi chùa để nghe kinh sutras và ăn cháo ngọt kheer. Cháo ngọt kheer loại cháo này mang ý nghĩa gợi nhắc lại câu chuyện về nàng Sujata một cô gái trẻ đã dâng bát cháo sữa cho Đức Phật trước khi ngài thành đạo.

Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia có đông tín đồ Phật giáo nhất, khoảng 244 triệu Phật tử hay 18,2% dân số cả nước. Vì vậy, ngày đản sinh của Đức Phật là một dịp lễ lớn trong năm, đặc biệt là ở đặc khu Hồng Kông và vùng lãnh thổ Đài Loan. Lễ Phật đản được tổ chức ở những ngôi chùa, tu viện, học viện Phật giáo với nghi thức thắp đèn, cúng dường và tắm Phật.

Thái Lan

Tại xứ sở chùa Vàng, Lễ Phật đản còn gọi là Visakah Puja, là một ngày lễ trọng đại. Ngày này, người dân sẽ tập trung tại các ngôi chùa để lắng nghe nhà sư giảng pháp, sau đó sẽ đọc kinh, niệm phật, quyên góp, dâng hoa, thức ăn và nến.

Đại lễ Phật Đản được tổ chức rộng rãi tại nhiều tu viện và ngôi chùa trên khắp Thái Lan, tuy nhiên nổi bật nhất chính là chùa Wat Pan Tao tại Chiang Mai, chùa Wat Yai Chai Mongkhon ở thành phố Ayutthaya và những ngôi chùa lớn ở BangKok như Wat Phra Dhammakaya, Wat Saket và Wai Traimit.

Philippines

Phật giáo tại Philippines không lớn như những quốc gia cùng lãnh thổ khác nhưng ngày Lễ Phật Đản hay còn gọi là Arawng Bisyakis theo tiếng địa phương đều được người dân tổ chức rất trang trọng. Những ngày này mọi người thường ăn chay và ngồi thiền.

Hàn Quốc

Lễ Phật đản tại Hàn Quốc không chỉ là ngày dành riêng cho hơn 15 triệu phật tử mà còn được tổ chức như một ngày hội văn hóa truyền thống. Những ngày này, các ngôi chùa đều sẽ được trang hoàng rực rỡ lồng đèn hoa sen.

Vào ngày này, các ngôi chùa cũng thường phát bibimbab chay và trà cho khách tới tham quan. Ngoài ra còn một số hoạt động khác như chơi trò chơi truyền thống, diễu hành, điệu nhảy mặt nạ được tổ chức bên ngoài các ngôi chùa lớn như chùa Sam Gwang sa (Busan) và tham gia lễ hội đèn lồng ở thủ đô Seoul.

Cùng là một đại lễ trọng đại trong Phật giáo nhưng tuỳ thuộc vào văn hoá truyền thống của từng quốc gia mà nghi thức sẽ được tổ chức khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung chính là dịp để hàng đệ tử cùng tưởng niệm lại sự kiện trọng đại của Đức Phật, cùng nhau tu tập theo lời phật dạy sống lương thiện, quan tâm và biết chia sẽ giữa con người và con người. Đặc biệt, truyền bá rộng rãi hơn đạo phật đến tất cả mọi người để hướng đến “Chân- Thiện- Mĩ”.

18 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Đại lễ Phật đản 2024: Tham gia minigame “Giải mã thông điệp Phật đản” – Nhận quà bình an

Sự kiện 13/05/2024 10:27:26

Dấu ấn của BTS GHPGVN tỉnh Điện Biên xuyên suốt một thập kỷ

Đặc biệt 25/04/2024 08:58:03

Ước mơ giản đơn của cậu bé vùng cao vượt khó đến trường

Sự kiện 10/04/2024 11:32:49

Ước mơ giản đơn của cậu bé vùng cao vượt khó đến trường

Sự kiện 10-04-2024 11:32:49

"Con ước sau này sẽ trở thành thầy giáo để dạy các bạn học sinh. Được dạy các bạn hát, múa, kể chuyện, đọc cái chữ và cả đóng kịch nữa" là ước mơ của cậu học trò Sùng A Trừ tại điểm trường Huổi Ban (Điện Biên) nơi còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn.
2511 lượt xem 0 Bình luận

Bài Sám Phật Đản cho Phật Tử

Sự kiện 06/04/2024 09:21:25

Bài Sám Phật Đản cho Phật Tử

Sự kiện 06-04-2024 09:21:25

Lễ Phật Đản là dịp đặc biệt và thiêng liêng đối với mỗi Phật tử. Qua việc tụng bài Sám Khánh Đản và suy ngẫm, chúng ta cảm nhận rõ hơn ý nghĩa của lời dạy của Đức Phật và nhìn lại quãng đường tu tập của mình.
3180 lượt xem 0 Bình luận

Cách tắm tượng Phật đản sinh dành cho Phật Tử

Sự kiện 06/04/2024 09:01:46

Cách tắm tượng Phật đản sinh dành cho Phật Tử

Sự kiện 06-04-2024 09:01:46

Trong lễ Phật đản, nghi lễ tắm Phật luôn là phần kéo dài nhất và là điểm thu hút nhiều người tham dự. Với những người Phật tử, không ai muốn bỏ lỡ cơ hội thiện duyên được dâng nước tắm Phật.
2441 lượt xem 0 Bình luận