Đại Thế Chí Bồ Tát là ai? Sự tích, ý nghĩa và hạnh nguyện
Đại Thế Chí Bồ Tát được tôn kính trong Phật Giáo Đại Thừa, trường phái Tịnh Độ Tông. Vậy sự tích Phật Đại Thế Chí Bồ Tát như thế nào? Ý nghĩa và hạnh nguyện của Ngài ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vị Bồ Tát này.
Đại Thế Chí Bồ Tát là ai?
Bồ Tát Đại Thế Chí là vị Bồ Tát dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp pháp giới, muôn loài khiến chúng sinh trong mười phương có thể thoát khỏi khổ đau, thành tựu quả Bồ đề tối thượng.
Ngài còn có biệt danh khác đó là Đắc Đại Thế Bồ Tát, Linh Cát Bồ Tát, Đại Thế Chí… Đây là vị Bồ Tát cao cấp được người đời kính trọng của Phật giáo Đại Thừa. Vị Bồ Tát này xuất hiện từ rất lâu đời và mang quyền lực tối cao nhất.
Sự tích Phật Đại Thế Chí Bồ Tát
Đại Thế Chí Bồ Tát có tiền thân là thái tử thứ hai đời vua Chánh Niệm và em thái tử Bất Huyền. Vị vua Chánh Niệm có tâm hướng Phật đã khuyên bảo con mình là Ni Ma phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng liên tiếp 3 tháng.
Sau đó, vị đại thần Bảo Hải khuyên nhủ cho Ni Ma cầu đặng Nhứt Thiết Trí và đem công đức hồi hướng về đạo Vô Thượng Bồ Đề. Lúc này, Ngài đã chú tâm vào những hạnh tu như:
- Ba nghiệp của thân: Không sát hại chúng sinh, không trộm cướp, không tà dâm.
- Bốn nghiệp của miệng là không ăn nói láo xược, không thêu dệt và không nói lời 2 chiều, không nói lời độc ác.
- Ba nghiệp của ý là không tham nhiễm danh lợi và sắc dục, không hờn giận oán cừu, không si mê ám muội.
Đại Thế Chí Bồ Tát dùng ánh sáng trí tuệ soi sáng muôn phương, giải thoát chúng sanh khỏi 3 đường ác. Ngoài ra, Ngài tiếp tục tu Bồ Tát Đạo và làm việc Phật sự, làm điều có ích đối với loài hữu tình để cầu hoàn mãn với công hạnh mà Ngài đã thệ nguyện.
Phật Bảo Tạng thọ ký rằng: “ Theo như lòng của người mong muốn có một thế giới rộng lớn và trang nghiêm thì qua đời vị lai, sau khi trải qua hằng hà sa kiếp người sẽ có được những tâm nguyện ấy. Với tâm nguyện lớn như vậy người sẽ được đặt danh hiệu là Đắc Đại Thế hay còn gọi là Đại Thế Chí Bồ Tát. Sau khi Phất Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai nhập niết bàn thì người sẽ được bổ làm Phật và đặt danh hiệu là Thiện Trụ Trân Bảo Như Lai, kế tiếp ra đời để độ hóa mọi chúng sinh”.
Ni Ma sau khi nghe Phật Bảo Tạng dạy cũng đã đáp lại rằng “ Thưa Bạch Đức Thế Tôn, nếu như tâm nguyện của tôi có thể trở thành, tôi xin kính ngài hãy làm cho thế gian đều vang động và ở giữa hư không hãy làm cho xuất hiện hoa thơm và cầu cho đức Phật ở mười Phương cũng thọ ký cho tôi như vậy”.
Khi thái tử Ni Ma dứt lời thì vạn vật tự nhiên rung chuyển, loài hoa thơm tho đột nhiên rơi xuống như mưa trong hư không. Đức Phật mười phương cũng đã thọ ký rằng “Tại cõi Tán đề lam, có người đệ tử của Phật Bảo Tạng Như Lai tên Ni Ma, con thứ hai của đời vua Vô Tránh Niệm, đã có phát tâm cúng dường Phật và đại chúng qua 3 tháng, đem công đức ấy hồi hướng về đạo Vô Thường Bồ Đề và nguyện đặng ở cõi thế giới trang nghiêm”.
Sau đó, Ni Ma cảm thấy vô cùng vui mừng và siêng năng tu tập. Ni Ma đã đầu thai ra thân khác đời khác quyết chí trong tu hành, học đạo Đại Thừa, làm hạnh Bồ Tát, mở mang trí huệ cho chúng sinh.
Xem thêm: Hoan hỷ là gì? Lợi ích và cách nuôi dưỡng lòng hoan hỷ
Ý nghĩa Bồ Tát Đại Thế Chí
Theo Quán Vô Lượng Thọ Kinh, Phật Đại Thế Chí Bồ Tát là đại diện của trí tuệ giúp mọi chúng sinh rời xa cõi ác. Khi Ngài di chuyển, thế giới thập phương trải qua cơn địa chấn nên Ngài được gọi là Đại Thế Chí.
Hình ảnh Đại Thế Chí Bồ Tát
Bồ Tát Đại Thế Chí thường đứng bên phải của vị đức Phật A Di Đà. Ngài đeo chuỗi anh lạc trên người và bên tay phải có cầm hoa sen xanh. Hình tượng hoa sen xanh này biểu tượng cho sự thanh tịnh, đoạn đức. Ngài Đại Thế Chí dùng trí tuệ để dứt sạch mọi phiền não nhiễm ô, cứu vớt chúng sinh thoát ra khỏi được vũng bùn ác trược. Phật quang chiếu sáng khắp nơi của Ngài Đại Thế Chí giúp chúng ta luôn tránh được các tai họa và nhận nhiều may mắn.
Thần chú nam mô Bồ Tát Đại Thế Chí
Danh hiệu của Đại Thế Chí Bồ Tát thể hiện cho sức mạnh vĩ đại, là ánh sáng của trí tuệ soi sáng khắp 10 phương. Do vậy, khi niệm đến danh hiệu Ngài giúp mỗi người luôn ghi nhớ đến trí huệ sáng ngời và ý chí kiên cường. Từ đó mà chúng ta quyết noi gương Ngài Đại Thế Chí, vượt qua chướng duyên thử thách trên bước đường tu học. Từ đó mỗi người mới có thể nhận được nhiều lợi ích khi tu luyện.
Hạnh nguyện Đại Thế Chí Bồ Tát
Hạnh nguyện của Phật Đại Thế Chí là thuộc về tâm thức và hạnh tu tâm dưỡng tính. Tu theo Bồ Tát Đại Thế Chí là việc chúng ta cần tu thiền định để đạt được trí tuệ và loại bỏ ái dục để giác ngộ và giải thoát.
Xem thêm: Luật nhân quả là gì? Quy luật và câu nói hay về luật nhân quả
Ngài Đại Thế Chí có tâm vô ngã, bình đẳng, chân thực. Ngài không dụng tâm cố ý để nhận khen ngợi, không dựa vào công đức, không cầu về danh vọng. Hạnh vô ngã, vô trụ, vô phân biệt của Ngài Đại Thế Chí không niệm đến bất cứ điều gì.
Hạnh nguyện Đại Thế Chí Bồ Tát là sự tinh tấn trong đạo Phật và mang đến nhiều lợi ích cho chúng sinh. Đây chính là ý nghĩa biểu tượng cho mọi nỗ lực dũng mãnh và chân chính để đạt giác ngộ.
Bài viết này đã giúp bạn đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về Phật Đại Thế Chí Bồ Tát. Hiểu rõ về ý nghĩa, hình ảnh, hạnh nguyện của Ngài sẽ giúp con đường tu tập của chúng ta thành công, đạt hiệu quả hơn.
Tin liên quan
Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không
Kiến thức 21/11/2024 09:53:01
Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không
Kiến thức 21-11-2024 09:53:01
Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai
Kiến thức 19/11/2024 08:55:45
Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai
Kiến thức 19-11-2024 08:55:45
Hoàng Thần Tài là ai?
Kiến thức 16/11/2024 09:21:17
Hoàng Thần Tài là ai?
Kiến thức 16-11-2024 09:21:17
37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?
Kiến thức 15/11/2024 09:09:57
37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?
Kiến thức 15-11-2024 09:09:57
Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo
Kiến thức 12/11/2024 08:47:49
Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo
Kiến thức 12-11-2024 08:47:49
31 lượt thích 0 bình luận