Đi lễ chùa nên dâng hương hoa hay cúng giọt dầu mới thể hiện lòng thành?
Để thể hiện lòng thành khi đi lễ chùa nhiều người chọn sắm lễ hoa quả dâng lên ban Phật nhưng cũng có người khi đi lễ chùa dâng tịnh tài hay còn gọi là cúng giọt dầu. Vậy dâng lễ đi chùa như thế nào mới là thể hiện lòng thành mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đa số người dân Việt Nam đi lễ đền, chùa theo truyền thống gia đình với mục đích là cầu bình an, sức khỏe. Mong “Trời Phật phù hộ” cho con cái học hành giỏi giang, làm ăn, buôn bán thuận lợi, ngày càng thăng tiến.
Không chỉ vậy, khi tới đây, bạn có thể cầu nguyện cho tổ quốc, nhân loại, chúng sinh được những điều tốt đẹp. Đó chính là cách bạn đang phát tâm thiện, hạnh lành và chắc chắn sẽ sớm nhận được thiện quả.
Ngoài ra, những ai đang rơi vào khủng hoảng, bế tắc, lo lắng, bất an thì có thể tìm đến đền chùa để tâm hồn thanh tịnh, bình yên hơn.
Nhiều người cho rằng “tốt lễ dễ van” nên mua rất nhiều lễ vật mang lên chùa. Thực tế, cách sắm lễ đi chùa không cần “mâm cao cỗ đầy” và sẽ có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ.
Tuy nhiên, trong đạo Phật không quy định một quy chuẩn sắm lễ khi đi chùa mà tùy thuộc vào từng điều kiện của cá nhân để sắm sửa lễ vật. Điều quan trọng chính là tấm lòng thành dâng lên bề trên.
Hiện nay, nhiều câu hỏi thắc mắc xoay quanh chủ đề đi lễ nên dâng hương hoa hay cúng giọt dầu mới thể hiện lòng thành? Trước những thắc mắc này, trong chương trình Đâu Khó Có An Viên phát sóng trên kênh Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên Thượng tọa Thích Minh Chính – Ủy viên Ban Văn hóa TƯ GHPGVN đã từng chia sẻ: “Việc chúng ta đi lễ Phật, thường hay vào ngày lễ, ngày rằm và ngày mùng 1 thường mua hoa quả hoặc mang phẩm vật người ta có thể làm ra và đem đi để lễ Phật. Điều này có thể tùy theo điều kiện của bản thân để sắm sửa làm sao cho sự thành tâm đặt lên hàng đầu. Hiện nay thường chúng ta hay sử dụng ngôn ngữ gọi là tiền giọt dầu hay còn gọi là tiền công đức.Thực tế, hoa quả phẩm vật dâng lên cũng là biểu hiện sự thành tâm của chúng ta đến bề trên. Còn tiền giọt dầu được ví như tiền xây chùa, cần phải có kinh phí xây dựng hoặc hoạt động công tác Phật sự cần có kinh tế mới có thể trang trải. Cho nên, có thể vì đây thuộc về lòng thành không có quy định hay bắt buộc. Mọi sự chân thành chính là cách thể hiện thiết thực nhất”.
Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn tìm ra được câu trả lời cho vấn đề “Đi lễ chùa nên dâng hương hoa hay cúng giọt mới thể hiện lòng thành?”. Để hiểu rõ hơn và lắng nghe kỹ hơn những chia sẻ của Thượng tọa Thích Minh Chính – Ủy viên Ban Văn hóa TƯ GHPGVN mời bạn xem chương trình Đâu Khó Có An Viên số 134:
“Đâu Khó Có An Viên” là nơi khởi nguồn tuệ giác, cung cấp kiến thức Phật giáo, giải đáp mọi thắc mắc về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, phong tục tập quán… Chương trình phát sóng lúc 20h35 thứ 6 hàng tuần trên Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên. Quý vị cũng có thể đón xem các tập của chương trình trên kênh YouTube.
Tin liên quan
“Từ chối sử dụng một chiếc túi ni-lông cũng là mang một nghiệp lành”
Phật pháp ứng dụng 09/05/2025 15:38:20

“Từ chối sử dụng một chiếc túi ni-lông cũng là mang một nghiệp lành”
Phật pháp ứng dụng 09-05-2025 15:38:20
Chàng trai trẻ “nghiện” các công việc thiện nguyện
Nhân vật 09/05/2025 15:37:14

Chàng trai trẻ “nghiện” các công việc thiện nguyện
Nhân vật 09-05-2025 15:37:14
Bồi hồi khoảnh khắc cắm lá cờ giải phóng tại Trại Davis ngày 30/4/1975
Nhân vật 30/04/2025 17:09:35

Bồi hồi khoảnh khắc cắm lá cờ giải phóng tại Trại Davis ngày 30/4/1975
Nhân vật 30-04-2025 17:09:35
Ký ức thiêng liêng của người lính cắm cờ tại Trại Davis ngày 30/4/1975
Nhân vật 30/04/2025 16:54:39

Ký ức thiêng liêng của người lính cắm cờ tại Trại Davis ngày 30/4/1975
Nhân vật 30-04-2025 16:54:39
Nhà thơ Lữ Mai: “Khi bước ngoặt là món quà của cuộc sống”
Nhân vật 23/04/2025 19:35:30

Nhà thơ Lữ Mai: “Khi bước ngoặt là món quà của cuộc sống”
Nhân vật 23-04-2025 19:35:30