Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai? Sự tích và ý nghĩa

19/07/2023 07:30:43 2010 lượt xem

Địa Tạng Bồ Tát được biết đến với lời đại nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi khi Phật Thích CA nhập Niết bàn đến khi Phật Di Lặc hạ sinh. Vậy Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai? Sự tích và ý nghĩa của ngài Bồ Tát này ra sao. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn.

Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai?

Địa Tạng Vương Bồ Tát là vị Bồ Tát miêu tả với hình dáng một vị tỳ kheo tay phải cầm cây tích trượng, tay trái cầm viên ngọc Minh Châu và đầu cạo trọc hoặc đội mũ Thất Phật. Ngài được biết đến với lời nguyện “Địa Ngục vị không, thệ bất thành Phật, chúng sanh độ tận, phương chứng Bồ Đề”.

Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai_ Sự tích và ý nghĩa

Xem thêm: Kiến thức Phật giáo

Sự tích Địa Tạng Vương Bồ Tát

Trong sự tích Địa Tạng Bồ Tát có 4 tiền thân khác nhau ứng với 4 đại nguyện của Ngài như sau: 

Trưởng giả

Ở vô lượng kiếp trước, Địa Tạng Đại Vương Bồ Tát là một vị Trưởng giả, nhờ duyên phước nên có thể chiêm ngưỡng lời chỉ dạy của Đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai. Từ đó, Ngài thành tâm phát nguyện bày giảng nhiều phương tiện để chúng sinh được giải thoát rồi mới thực hiện chứng thành Phật quả.

Người nữ Bà La Môn 

Tại thời đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, Địa Tạng Vương Bồ Tát là một người nữ thuộc dòng dõi Bà la môn. Tuy nhiên, mẹ cô tạo nhiều ác nghiệp, khi chết đã bị đọa xuống địa ngục. 

Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai_ Sự tích và ý nghĩa (2)

Với tấm lòng hiếu thảo cô đã làm vô lượng điều lành để hồi hướng cho mẹ và cầu nguyện Đức Phật cứu giúp. Sau khi biết mẹ đã thoát khỏi địa ngục và vãng sanh về cõi trời thì cô đã phát nguyện sẽ lập ra nhiều phương chước để đưa chúng anh mắc phải tội khổ thoát khỏi nghiệp chướng.

 Xem thêm: Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát là gì? Ý nghĩa và lợi ích trì niệm

Vị vua thương dân

Cũng trong thời đức Phật Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai, Ngài là một vị vua thương dân chúng. Tuy nhiên chúng sanh tạo nhiều ác nghiệp nên Ngài đã phát nguyện với đức Phật sẽ độ hết kẻ tội khổ làm điều an vui được chứng quả Bồ đề.

Quang Mục – Hiếu nữ 

Thời đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai, Địa Tạng Bồ tát là hiếu nữ Quang Mục với nhiều phước đức. Tuy nhiên, mẹ Quang Mục là người độc ác, nên chịu đọa đày vào địa ngục. Quang Mục vâng theo lời dạy của một vị La Hán mà phát tâm đắp vẽ sơn thếp hình ảnh Đức Phật để cầu nguyện, nhờ cứu độ mẹ mình.

Với lòng hiếu nghĩa, Quang Mục đã phát nguyện với đức Phật rằng sẽ nguyện cứu vớt chúng sanh chịu tội khổ ở địa ngục, chốn đạo ác.

Xem thêm: Hướng dẫn chép kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát

Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai_ Sự tích và ý nghĩa (3)

Ý nghĩa việc thờ Địa Tạng Bồ Tát

Việc thờ cúng Địa Tạng Vương Bồ Tát một cách thành tâm sẽ giúp gia chủ nhận được nhiều lợi ích. Trong đó, thành tâm tụng niệm danh xưng Địa Tạng Bồ Tát sẽ giúp tiêu trừ bệnh tật, tội chướng, tai họa, được quỷ thần hộ về. Hơn nữa, gia chủ còn nhận được trí huệ to lớn, có thể đạt ước nguyện nhanh chóng.

Những người thực hiện thờ phụng ngày vía Địa Tạng Vương Bồ Tát sẽ nảy sinh ý niệm làm tròn đạo hiếu, hồi hướng người thân tiếp cận được thiện tri thức, gieo nhân thiện. Dựa vào thần lực của Địa Tạng Bồ Tát cùng công đức bản thân để chúng sanh có thể thoát khỏi nỗi khổ sở, sớm tái sanh ở cõi Trời, cõi người.

Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai_ Sự tích và ý nghĩa (4)

Các câu hỏi về Địa Tạng Bồ Tát

Bạn đọc có thể tham khảo thêm một số thông tin hữu ích về Địa Tạng Vương Bồ Tát như sau: 

Địa Tạng Bồ Tát cưỡi con gì?

Thông thường Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát sẽ ngồi trên linh thú Đề Thính. Đây là loại linh thú có khả năng nghe thấy mọi thứ trong Tam Thế để giúp Địa Tạng Vương phân biệt đúng sai của sự việc.

Ngày vía Địa Tạng Bồ Tát là ngày nào?

Theo Đạo Phật thì ngày vía Địa Tạng Vương Bồ Tát thường là ngày 30 tháng 7 âm lịch hàng năm. Đây là ngày quan trọng để chúng sanh tôn vinh và cầu nguyện cho vị thần Địa Tạng Vương. 

Tôn thờ Ngài Địa Tạng Đại Vương có tác dụng giải thoát niềm đau và nghiệp lực của người tu hành. Hơn nữa, đây cũng là cách nhân danh cầu nguyện linh hồn đang lưu vong được giải thoát và tái sinh trong kiếp sau.

Xem thêm: Văn khấn Lễ Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát chi tiết

Địa Tạng Bồ Tát là nam hay nữ?

Ngài Địa Tạng Bồ Tát phải trải qua nhiều kiếp số, trong đó có kiếp người là thân nữ, có kiếp là thân nam, làm vua,… rồi mới trở thành Phật. Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát vô cùng gần gũi với chúng sinh, vong linh vừa mất… để cứu giúp khổ nạn. Cho dù ở bất cứ kiếp người nào, Ngài cũng luôn 1 lòng hướng lòng từ bi đến chúng sanh.

Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai và sự tích ý nghĩa ra sao đã được giải đáp ở trên. Mong rằng mỗi người sẽ có thêm những kiến thức hữu ích trong việc thờ cúng Ngài để nhận về được che chở, bảo vệ. Việc tôn thờ các vị thần theo văn hóa tâm linh người Việt cách để đạt được sự giải thoát và giác ngộ cuối cùng.

Để tìm hiểu thêm về Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, mời quý vị và các bạn theo dõi Đâu Khó Có An Viên số 58:

47 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

[Góc Giải Đáp] Tôn kính là gì? Những điều cần tôn kính? 

Kiến thức 02/04/2024 10:12:12

[Góc Giải Đáp] Tôn kính là gì? Những điều cần tôn kính? 

Kiến thức 02-04-2024 10:12:12

Trong cuộc sống hàng ngày chắc hẳn bạn sẽ không thể không có những lúc thể hiện sự tôn kính đến ai đó, đấng thần linh nào đó. Điều này rất dễ hiểu! Vậy tôn kính là gì? Trong Phật giáo có những điều nào cần tôn kính? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết nhất đến bạn đọc về vấn đề tôn kính này.
109 lượt xem 0 Bình luận

Ý nghĩa đặc biệt của 7 vị Phật Dược Sư

Kiến thức 02/04/2024 10:12:08

Ý nghĩa đặc biệt của 7 vị Phật Dược Sư

Kiến thức 02-04-2024 10:12:08

Đức Phật Dược Sư trong Phật giáo có đến 7 hình tướng khác nhau và mang hàm nghĩa tương ứng. Vậy bạn đã biết gì về 7 vị Phật Dược Sư hay chưa? Bài viết dưới đây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa, phước báo nhận được khi thờ phụng các vị Phật Dược Sư này. 
134 lượt xem 0 Bình luận

14 loại pháp khí Mật Tông bạn nên tìm hiểu

Kiến thức 02/04/2024 10:12:02

14 loại pháp khí Mật Tông bạn nên tìm hiểu

Kiến thức 02-04-2024 10:12:02

Pháp khí Mật Tông hỗ trợ việc thực hành pháp sự, trợ ích trong tu chứng Phật pháp. Trong đó, Mật Tông Tây Tạng là môn phái có số lượng pháp khí phong phú với tạo hình đặc biệt như chuông, chày Kim Cang, rìu Kim Cang, kèn Ốc Loa, Kinh Luân,... Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn về những pháp khí này qua nội dung dưới đây.
123 lượt xem 0 Bình luận

Top 8 vị Hộ Pháp Mật Tông bạn nên biết

Kiến thức 02/04/2024 10:11:08

Top 8 vị Hộ Pháp Mật Tông bạn nên biết

Kiến thức 02-04-2024 10:11:08

Pháp môn Mật Tông xuất hiện từ thế kỷ 5 với sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa, sau đó đã trở thành tôn giáo chính ở Tây Tạng. Trong pháp môn này thì các vị Hộ Pháp Mật Tông được xem là người có hạnh nguyện truyền bá chánh pháp. Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn về các vị Hộ pháp này qua nội dung dưới đây. 
205 lượt xem 0 Bình luận

Tìm hiểu về Ngũ Trí Như Lai trong Mật Tông

Kiến thức 02/04/2024 10:08:19

Tìm hiểu về Ngũ Trí Như Lai trong Mật Tông

Kiến thức 02-04-2024 10:08:19

Ngũ Trí Như Lai trong Mật Tông bao gồm năm vị Phật đại diện cho 5 khía cạnh, tích cách hay 5 loại trí tuệ khác nhau với những con đường đi riêng để đạt cảnh giới Niết Bàn. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về thông tin Ngũ Trí Như Lai này qua nội dung dưới đây bạn nhé!
203 lượt xem 0 Bình luận