Hiểu rõ về Tứ Chánh Cần: Pháp đầu tiên làm thanh tịnh giới luật

23/07/2024 11:26:21 2767 lượt xem

Tứ Chánh Cần là một thuật ngữ quen thuộc đối với người Phật tử. Pháp này nằm ở phần Đạo Đế trong Tứ Đế. Ngoài ra còn được gọi là Tứ Chánh Đoạn, Tứ Ý Đoạn, Tứ Đoạn,…nhưng vẫn quen gọi là Tứ Chánh Cần.

Trong cuộc sống của mỗi người, chúng ta đều luôn sống cố gắng và phấn đấu không ngừng trên con đường của mình đã chọn. Đối với người Phật tử, cố gắng giảm bớt “Tham – Sân – Si” để cuộc sống vơi bớt đi muộn phiền chuyển hóa nghiệp xấu thành quả tốt. Chỉ có những lời dạy của Đức Phật chính là liều thuốc quý là phương pháp giúp chúng ta thoát khỏi u mê tìm đến con đường giác ngộ.

Tứ Chánh Cần chính là pháp nằm ở phần Đạo Đế trong Tứ Đế (4 niệm xứ, 4 chánh cần, 4 như ý túc, 5 căn, 5 lực, 7 bồ đề phần, 8 chánh đạo). Pháp còn có tên gọi khác là Tứ Ý Đoạn, Tứ Chánh Đoạn, Tứ Đoạn nhưng tên gọi quen thuộc là Tứ Chánh Cần.

Khái niệm Tứ Chánh Cần

Tứ Chánh Cần nằm trong 37 phẩm trợ đạo (Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi, Bát Chánh Đạo), thuộc Đạo Đế – tức là Con Đường Diệt Khổ, mà ai cũng cần phải tu tập nếu muốn giác ngộ, giải thoát, Niết-bàn.

Tứ Chánh Cần là bốn phép siêng năng tinh tấn hợp với chánh đạo. Bốn phép tinh tấn bao gồm:

  • Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sanh: Tâm mình chưa mộng tưởng điều ác thì phải cố gắng giữ gìn để không phát khởi điều ác.
  • Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sanh: Trong đời sống chúng ta nhất là khi chưa hiểu biết về Phật pháp và không tu tập nên đã phạm nhiều tội ác. Những tội ác này làm cho tâm chúng ta ngày càng tăm tối, lu mờ. Khi chúng ta nhận thấy những nguy hại của điều ác chúng ta cần phải quyết tâm đoạn trừ không để điều ác phát sinh. Ngăn chặn “Thân – Khẩu – Ý” không tạo nghiệp dữ.
  • Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh: Nhiều khi chúng ta phát khởi những ý định hay đẹp, giúp ích cho mọi người, nâng đỡ người khác nhưng vì tánh giải đãi hay thiếu nghị lực nên không thực hiện được những ý định tốt đẹp ấy. Dù bản thân có thiện chí cũng không đem lại lợi ích cho người xung quanh. Bởi vậy, chúng ta phải luôn luôn hăng hái phát triển những điều lành khởi trong tâm đừng chần chờ rồi ân hận mình chưa gây tạo được duyên lành.
  • Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh: Những điều lành khi phát ra hành động chúng ta đừng vội cho thế là vừa, là đủ, không cần phải cố gắng thêm nữa. Chúng ta cần phải tập làm điều thiệt trở thành thói quen cho đến khi mỗi ý nghĩ, lời nói hay việc làm đều thiện cả mới được.

Tóm lại, Tứ Chánh Cần là bốn phép siêng năng chân chính cần được phát huy trong cuộc sống để diệt trừ tội ác và phát triển điều thiện. Nó bao gồm những điều căn bản thiết yếu về đạo đức, luân lý.

Tứ Chánh Cần: Pháp đầu tiên làm thanh tịnh giới luật

Khi chúng ta hiểu rõ được khái niệm về “Tứ Chánh Cần” thì chúng ta mới biết điều kiện đầu tiên mà Đức Phật răn dạy người tu sĩ vào đạo Phật phải tu tập đầu tiên phải giữ gìn giới hành để làm cho thân thọ tâm pháp thanh tịnh, không phạm giới.

Pháp tu Tứ Chánh Cần nói về bốn nơi để chúng ta siêng năng. Cần ở đây là cần tu tức là siêng tu, hàng ngày chúng ta cần phải tu tập, cho nên gọi là Tứ Chánh Cần. Người tu hành mà không cần tu thì ngàn đời cũng chưa vào Thiền Định được.

Chữ “Cần” của Đức Phật, trong các pháp Đức Phật dạy chỉ có Tứ Chánh Cần mới gọi là cần còn các pháp khác Đức Phật không nói cần. Tứ Thánh Định hay Tứ Niệm Xứ, Tứ Diệu Đế Đức Phật cũng không có nói cần. Trong “Chánh Tinh Tấn” nằm trong Tứ Chánh Cần. Cho nên, gọi tấn căn là sự siêng năng từ ở chỗ pháp Tứ Chánh Cần mới sinh ra căn gốc siêng năng tạo thành tấn lực. Sự siêng năng đó không làm cho thân tâm lười biết mà phát khởi những điều thiện lành từ “Thân – Khẩu – Ý”.

Bởi vậy, Tứ Chánh Cần là bốn chỗ siêng năng hàng ngày cần được phát khởi trong cuộc sống đó chính là pháp tu quý báu giúp chúng ta hiểu rõ căn cơ và tu tập tinh tấn mỗi ngày.

11 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Nghi thức tụng kinh Kim Cang

Kiến thức 27/08/2024 15:59:35

Nghi thức tụng kinh Kim Cang

Kiến thức 27-08-2024 15:59:35

Kinh Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật (Vajrachedikā Prajñāpāramitā) là một bài kinh ngắn khoảng 6.000 từ, tiêu biểu cho Phật giáo Đại thừa và phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, cùng Đông Nam Á.
59 lượt xem 0 Bình luận

Cách tụng kinh Trường Thọ Diệt Tội

Kiến thức 27/08/2024 15:47:19

Cách tụng kinh Trường Thọ Diệt Tội

Kiến thức 27-08-2024 15:47:19

Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni bảo vệ trẻ em và giúp hóa giải nghiệp chướng, đặc biệt dành cho những ai muốn sám hối và thanh tịnh tâm hồn sau những hành động không may.
14317 lượt xem 0 Bình luận

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn?

Kiến thức 26/08/2024 17:35:00

Tại sao lễ Phật phải cúi đầu?

Kiến thức 26/08/2024 15:36:44

Hướng dẫn chép kinh Pháp Cú

Kiến thức 24/08/2024 10:51:00

Hướng dẫn chép kinh Pháp Cú

Kiến thức 24-08-2024 10:51:00

Kinh Pháp Cú là tập hợp những lời dạy ngắn gọn và sâu sắc của Đức Phật, được xem như những bài kệ quý giá, chứa đựng tinh hoa của đạo Phật.
2473 lượt xem 0 Bình luận