Hiểu rõ về Tứ Chánh Cần: Pháp đầu tiên làm thanh tịnh giới luật

23/07/2024 11:26:21 3504 lượt xem

Tứ Chánh Cần là một thuật ngữ quen thuộc đối với người Phật tử. Pháp này nằm ở phần Đạo Đế trong Tứ Đế. Ngoài ra còn được gọi là Tứ Chánh Đoạn, Tứ Ý Đoạn, Tứ Đoạn,…nhưng vẫn quen gọi là Tứ Chánh Cần.

Trong cuộc sống của mỗi người, chúng ta đều luôn sống cố gắng và phấn đấu không ngừng trên con đường của mình đã chọn. Đối với người Phật tử, cố gắng giảm bớt “Tham – Sân – Si” để cuộc sống vơi bớt đi muộn phiền chuyển hóa nghiệp xấu thành quả tốt. Chỉ có những lời dạy của Đức Phật chính là liều thuốc quý là phương pháp giúp chúng ta thoát khỏi u mê tìm đến con đường giác ngộ.

Tứ Chánh Cần chính là pháp nằm ở phần Đạo Đế trong Tứ Đế (4 niệm xứ, 4 chánh cần, 4 như ý túc, 5 căn, 5 lực, 7 bồ đề phần, 8 chánh đạo). Pháp còn có tên gọi khác là Tứ Ý Đoạn, Tứ Chánh Đoạn, Tứ Đoạn nhưng tên gọi quen thuộc là Tứ Chánh Cần.

Khái niệm Tứ Chánh Cần

Tứ Chánh Cần nằm trong 37 phẩm trợ đạo (Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi, Bát Chánh Đạo), thuộc Đạo Đế – tức là Con Đường Diệt Khổ, mà ai cũng cần phải tu tập nếu muốn giác ngộ, giải thoát, Niết-bàn.

Tứ Chánh Cần là bốn phép siêng năng tinh tấn hợp với chánh đạo. Bốn phép tinh tấn bao gồm:

  • Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sanh: Tâm mình chưa mộng tưởng điều ác thì phải cố gắng giữ gìn để không phát khởi điều ác.
  • Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sanh: Trong đời sống chúng ta nhất là khi chưa hiểu biết về Phật pháp và không tu tập nên đã phạm nhiều tội ác. Những tội ác này làm cho tâm chúng ta ngày càng tăm tối, lu mờ. Khi chúng ta nhận thấy những nguy hại của điều ác chúng ta cần phải quyết tâm đoạn trừ không để điều ác phát sinh. Ngăn chặn “Thân – Khẩu – Ý” không tạo nghiệp dữ.
  • Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh: Nhiều khi chúng ta phát khởi những ý định hay đẹp, giúp ích cho mọi người, nâng đỡ người khác nhưng vì tánh giải đãi hay thiếu nghị lực nên không thực hiện được những ý định tốt đẹp ấy. Dù bản thân có thiện chí cũng không đem lại lợi ích cho người xung quanh. Bởi vậy, chúng ta phải luôn luôn hăng hái phát triển những điều lành khởi trong tâm đừng chần chờ rồi ân hận mình chưa gây tạo được duyên lành.
  • Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh: Những điều lành khi phát ra hành động chúng ta đừng vội cho thế là vừa, là đủ, không cần phải cố gắng thêm nữa. Chúng ta cần phải tập làm điều thiệt trở thành thói quen cho đến khi mỗi ý nghĩ, lời nói hay việc làm đều thiện cả mới được.

Tóm lại, Tứ Chánh Cần là bốn phép siêng năng chân chính cần được phát huy trong cuộc sống để diệt trừ tội ác và phát triển điều thiện. Nó bao gồm những điều căn bản thiết yếu về đạo đức, luân lý.

Tứ Chánh Cần: Pháp đầu tiên làm thanh tịnh giới luật

Khi chúng ta hiểu rõ được khái niệm về “Tứ Chánh Cần” thì chúng ta mới biết điều kiện đầu tiên mà Đức Phật răn dạy người tu sĩ vào đạo Phật phải tu tập đầu tiên phải giữ gìn giới hành để làm cho thân thọ tâm pháp thanh tịnh, không phạm giới.

Pháp tu Tứ Chánh Cần nói về bốn nơi để chúng ta siêng năng. Cần ở đây là cần tu tức là siêng tu, hàng ngày chúng ta cần phải tu tập, cho nên gọi là Tứ Chánh Cần. Người tu hành mà không cần tu thì ngàn đời cũng chưa vào Thiền Định được.

Chữ “Cần” của Đức Phật, trong các pháp Đức Phật dạy chỉ có Tứ Chánh Cần mới gọi là cần còn các pháp khác Đức Phật không nói cần. Tứ Thánh Định hay Tứ Niệm Xứ, Tứ Diệu Đế Đức Phật cũng không có nói cần. Trong “Chánh Tinh Tấn” nằm trong Tứ Chánh Cần. Cho nên, gọi tấn căn là sự siêng năng từ ở chỗ pháp Tứ Chánh Cần mới sinh ra căn gốc siêng năng tạo thành tấn lực. Sự siêng năng đó không làm cho thân tâm lười biết mà phát khởi những điều thiện lành từ “Thân – Khẩu – Ý”.

Bởi vậy, Tứ Chánh Cần là bốn chỗ siêng năng hàng ngày cần được phát khởi trong cuộc sống đó chính là pháp tu quý báu giúp chúng ta hiểu rõ căn cơ và tu tập tinh tấn mỗi ngày.

28 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Nên Niệm “Nam Mô A Di Đà” Hay “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca”?

Kiến thức 04/07/2025 09:48:02

Mây Ngũ Sắc: Biểu tượng thiêng liêng trong đạo Phật

Kiến thức 03/07/2025 10:49:30

Mây Ngũ Sắc: Biểu tượng thiêng liêng trong đạo Phật

Kiến thức 03-07-2025 10:49:30

Bạn đã từng nghe đến mây ngũ sắc hiện tượng kỳ diệu được nhắc đến trong kinh điển Phật giáo như điềm lành từ chư Phật và Bồ Tát? Không chỉ là vẻ đẹp tự nhiên, mây ngũ sắc còn biểu tượng cho từ bi, giác ngộ và sự hiện diện linh thiêng giữa đời thường. Cùng khám phá ý nghĩa sâu sắc của hiện tượng này và thông điệp tỉnh thức mà nó mang lại.
4692 lượt xem 0 Bình luận

Chuông trống Bát nhã trong đạo Phật

Kiến thức 27/06/2025 10:38:51

Chuông trống Bát nhã trong đạo Phật

Kiến thức 27-06-2025 10:38:51

Trong sự kiện hơn 18.000 ngôi chùa cùng lúc cử hành hồi chuông trống Bát Nhã cầu nguyện quốc thái dân an, tiếng chuông ấy không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là âm thanh của nguyện lực, lòng từ và sự hợp nhất, hướng về một đất nước hòa hợp, an lành trong thời khắc sáp nhập 34 tỉnh thành.
2729 lượt xem 0 Bình luận

Tìm hiểu Đại Nhật Như Lai trong Phật giáo

Kiến thức 26/06/2025 15:04:48

Tìm hiểu Đại Nhật Như Lai trong Phật giáo

Kiến thức 26-06-2025 15:04:48

Đại Nhật Như Lai là pháp thân của Đức Phật Thích Ca, biểu tượng của trí tuệ, từ bi và giác ngộ. Ngài là ánh sáng soi đường, dẫn dắt chúng sinh bước vào chánh đạo, giúp họ nhận ra con đường giải thoát qua tuệ giác.
1313 lượt xem 0 Bình luận

Tam Pháp Ấn: Chìa khóa mở cửa giác ngộ

Kiến thức 26/06/2025 11:04:40

Tam Pháp Ấn: Chìa khóa mở cửa giác ngộ

Kiến thức 26-06-2025 11:04:40

Vô thường, khổ và vô ngã là ba dấu ấn xác định Chánh pháp. Mọi giáo lý Phật dạy đều phải mang đủ ba pháp ấn này; nếu thiếu, chắc chắn không phải Chánh pháp.
6541 lượt xem 0 Bình luận