Hoan hỉ là gì? Lợi ích và cách nuôi dưỡng lòng hoan hỉ
Trong cuộc sống bất cứ ai cũng có lúc vui vẻ, hoan hỉ hay lúc buồn bã, chán nản về điều gì đó. Vậy hoan hỉ là gì? Lợi ích nhận được của hoan hỉ như thế nào? Cách nuôi dưỡng lòng hoan hỉ ra sao? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức về hoan hỉ để áp dụng trong cuộc sống.
Hoan hỉ là gì theo quan điểm đạo Phật?
Hoan hỉ là tiếp nhận mọi hoàn cảnh với tâm trạng hân hoan, thanh thoát và thanh tịnh.
“Hoan” mang ý nghĩa là niềm hân hoan, “hỉ” có nghĩa là vui mừng. Sự hoan hỉ sẽ thể hiện ra ngoài thông qua nét mặt, cử chỉ, hành động. Hoan hỉ mang lại cho chúng ta sự tốt lành, luôn lạc quan và tin tưởng vào điều tốt lành.
Với người tu hành, niềm vui và điều tốt đẹp là bài học vô cùng quan trọng mà hoan hỉ mang lại, liều thuốc tốt nhất để chạy trốn khỏi cảm giác tiêu cực không đáng có trong cuộc sống.
Hoan hỉ oan gia là gì?
Trong đạo Phật, hoan hỉ oan gia là một thách thức khó khăn và mỗi người không nên bỏ qua khi tu tập. Hoan hỉ oan gia liên quan đến những phiền toái, khó chịu trong cuộc sống gây trở ngại cho con người.
Đặc biệt, có nhiều dạng oan gia khác nhau trong hoan hỉ như các mối quan hệ, công việc, hoạt động… Mỗi loại oan gia sẽ có các tình huống khác nhau nhưng tất cả đều mang đến tâm trạng khó chịu, khó có thể buông bỏ.
Theo giáo lý Phật, mỗi người cần nên buông bỏ oan gia bằng cách rèn tâm hoan hỉ. Khi có tâm trạng hạnh phúc, mỗi người sẽ mang đến niềm vui cho người khác, loại bỏ suy nghĩ tiêu cực và đối xử bình đẳng, bác ái với mọi người. Nhờ vậy mà mọi người xung quanh sẽ tránh khỏi sự khổ đau và cảm nhận được tinh thần tự do, xóa bỏ oan nghiệp.
Xem thêm: Kiến thức Phật giáo
Lợi ích của niềm hoan hỉ
Niềm hoan hỉ giúp mỗi người có được cuộc sống hạnh phúc, an vui và bình yên. Do đó, chúng ta nên tích cực rèn luyện, nuôi dưỡng lòng hoan hỉ để nhận được nhiều lợi ích to lớn như:
Hoan hỉ giúp không còn chán chường
Hoan hỉ giúp mỗi người có thể vượt qua cảm giác mệt mỏi, phiền não, buồn chán trong cuộc sống. Đặc biệt, khi bạn không hòa nhập được với mọi người xung quanh thì cảm giác chán chường sẽ xuất hiện.
Hay khi bạn đối mặt với trách nhiệm mà không có niềm đam mê sẽ cảm thấy dễ chán nản, không tập trung. Ngược lại, nếu bạn làm việc với niềm đam mê sẽ có động lực để hoàn thành tốt công việc. Thông qua thực hành hoan hỉ thiền, ta có thể tạo ra nguồn sinh lực dồi dào loại bỏ sự nhàm chán, tâm lý tiêu cực.
Hoan hỉ tạo nên trí tuệ
Lợi ích tiếp theo của niềm hoan hỉ là giúp chúng ta đánh giá mọi chuyện xung quanh khách quan dù xảy ra sự cố. Tâm hoan hỉ chính là gốc rễ của một số phẩm chất cao quý phát triển và cần thiết cho sự giác ngộ.
Quan hệ, công việc, thử thách trong xã hội sẽ cho biết trình độ của mỗi người đang ở đâu trên con đường giác ngộ. Phương pháp tu hành tâm hồn theo giáo lý Phật nhằm giúp bạn có được trí tuệ khai sáng, tâm linh trong sáng.
Cách nuôi dưỡng lòng hoan hỉ trong tâm hồn
Nuôi dưỡng lòng hoan hỉ như thế nào là điều mà nhiều bạn đọc quan tâm tìm hiểu. Mỗi người cần tu hành mỗi ngày, rèn luyện tâm hoan hỉ bằng những cách sau:
- Hãy tự tạo cho tâm mình sự hoan hỉ, cần chiến thắng bản thân mình trước. Có nghĩa, bạn đừng để bản thân bị chi phối bởi các yếu tố ngoại cảnh. Thay vào đó, hãy chấp nhận và hài lòng với mọi điều xung quanh để tâm hồn bạn được luôn vui vẻ.
- Ích kỷ và ghen tỵ sẽ khiến mối quan hệ của mọi người trở nên xa cách nhau hơn. Việc ghen tị, so sánh sẽ khiến cuộc sống của chúng ta luôn mệt mỏi, cảm giác cần phải chiến thắng người khác. Do vậy, bạn hãy loại bỏ sự ích kỷ và ghen tỵ trong tâm hồn. Bạn hãy giành chiến thắng bằng thực lực và sự cố gắng nỗ lực để cảm thấy vui vẻ và tự hào về bản thân.
- Ngoài ra, bạn đừng cảm thấy buồn bực hay khó chịu khi nhìn thấy người khác thành công. Tốt nhất bạn hãy vui vẻ vì sự nỗ lực và cố gắng của họ để tạo được chiến thắng chân chính cho bản thân.
Xem thêm: Vọng tưởng là gì? 12 loại vọng tưởng và cách loại bỏ
Bài viết chia sẻ cho bạn đọc hiểu rõ hơn hoan hỉ là gì và lợi ích nhận được của hoan hỉ. Mỗi người nên rèn luyện, nuôi dưỡng tâm hoan hỷ để nhận về nhiều lợi ích cho bản thân, có được cuộc sống hạnh phúc. Nếu bạn có bất cứ ý kiến đóng góp nào về bài viết, xin vui lòng để lại bình luận bên dưới đây.
Tin liên quan
Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không
Kiến thức 21/11/2024 09:53:01
Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không
Kiến thức 21-11-2024 09:53:01
Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai
Kiến thức 19/11/2024 08:55:45
Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai
Kiến thức 19-11-2024 08:55:45
Hoàng Thần Tài là ai?
Kiến thức 16/11/2024 09:21:17
Hoàng Thần Tài là ai?
Kiến thức 16-11-2024 09:21:17
37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?
Kiến thức 15/11/2024 09:09:57
37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?
Kiến thức 15-11-2024 09:09:57
Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo
Kiến thức 12/11/2024 08:47:49
Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo
Kiến thức 12-11-2024 08:47:49
64 lượt thích 0 bình luận