Hồi hướng công đức là gì? Cách hồi hướng công đức chuẩn

15/08/2023 09:15:40 1376 lượt xem

Trong Phật Pháp, hồi hướng công đức là khái niệm khá quen thuộc mà bất cứ Phật tử nào cũng cần biết. Việc áp dụng các bài Kinh hồi hướng đúng cách sẽ giúp gia tăng phước báu, may mắn cho bản thân và gia đình. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách hồi hướng đúng chuẩn trong từng trường hợp.

Hồi hướng công đức là gì? 

Hồi hướng công đức là chúng ta mong muốn người khác cũng được hưởng nhân quả việc làm thiện do chính mình tạo ra.

Hồi hướng là bài kinh khấn, hành động mong giảm xá tội, tích công đức cho bản thân, gia đình. Đây là yếu tố căn bản để phát triển tâm Bồ Đề trong Phật pháp. Có nghĩa, bạn sẽ sử dụng công đức thiện căn tích lũy hướng về mục tiêu cụ thể nhằm gia tăng phước báu. Công đức là hành động làm việc thiện tạo ra giá trị tốt đẹp và hồi hướng là việc dùng thiện căn để đạt được kết quả mong muốn. Chúng ta có thể hồi hướng phước báu của mình giúp người khác thông qua các bài Kinh hồi hướng.

Hồi hướng công đức là gì_ Các loại Kinh và cách hồi hướng

Cách hồi hướng công đức chính xác 

Trong giáo lý nhà Phật, luật nhân quả luôn tồn tại, phước báu đã dùng hết thì nghiệp sẽ trổ ra. Do đó, khi làm việc thiện thì công đức của bạn sẽ tăng cao, hóa giải nghiệp chướng, đem đến cuộc sống tốt hơn. 

Để hồi hướng công đức, bạn cần thực hiện các điều như sau:

  • Luôn luôn suy nghĩ về việc làm điều thiện, tích công đức cho bản thân. Thực hiện các cách tích lũy công đức để nhận về nhiều phước báu mỗi ngày. 
  • Khi làm việc thiện hay luôn niệm trong đầu rằng tất cả công đức sẽ hồi hướng về người thân, cha mẹ hay sức khỏe, tình duyên,… 

Càng hồi hướng công đức cho nhiều người thì phước báu càng chia nhỏ. Tuy nhiên, phước báu không mất đi mà chỉ tăng dần lên dựa vào việc làm hành thiện của bạn. Do đó, hãy luôn luôn tâm niệm bản thân cần làm việc thiện để nhận về quả vị tốt lành cho mình hay người thân. 

Xem thêm: Kiến thức Phật giáo

Hồi hướng công đức là gì_ Các loại Kinh và cách hồi hướng (2)

Các loại Kinh hồi hướng công đức

Bạn có thể áp dụng các bài Kinh hồi hướng công đức cho cha mẹ, bản thân như sau: 

Hồi hướng công đức cho cha mẹ

“Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần)

Hôm nay ngày … tháng … năm … Đệ tử … quy đầu Tam bảo, trì tụng (Kinh, chú, niệm Phật…), hồi hướng công đức cầu nguyện cho bản thân, cho thân nhân, cho chúng sinh, tất cả cùng được thành tựu đại bi thắng phước. Cúi mong Phật đức từ bi không thể nghĩ bàn, ban ơn gia hộ.

Nguyện cho con trong đời này kiếp này và muôn đời sau, con xin Đức Phật A Di Đà chứng giám cho lòng thành của con. Nguyện cho con làm bất cứ mọi điều Phước lành hoặc công Đức tu tập được trong một ngày, mỗi giờ, mỗi khắc, mỗi giây hoặc trong một đời và nhiều đời trước, con xin hồi hướng cho Cửu huyền thất tổ, ông bà nội ngoại, đa sanh phụ mẫu, ân sư đời đạo, tất cả người thân thuộc của con từ nhiều đời nhiều kiếp trước và hiện đời này.

Con nguyện hồi hướng công đức (trì chú, tụng kinh, phóng sinh hay niệm Phật) này cho khắp pháp giới chúng sanh; cho linh hồn ông bà tổ tiên, thân gia quyến thuộc của con trong từ vô thỉ kiếp đến nay; cho hết thảy các chúng sanh hữu hình hoặc vô hình có nhân duyên với con trong từ vô thỉ kiếp đến nay. Và đặc biệt cho Cha mẹ của con. Con cầu nguyện đức Từ phụ từ bi phóng quang gia hộ cho tất cả cùng lìa khổ được vui, đồng vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ.

Nam mô A Di Đà Phật (03 lần)”

Hồi hướng công đức cho người mất

Nam mô A Di Đà Phật! Con nguyện hồi hướng công đức niệm Phật này cho hương linh tên là… và Pháp giới chúng sanh. Con cầu nguyện đức từ Phụ phóng quang gia hộ cho tất cả cùng lìa khổ được vui, đồng vãng sanh Tây phương Tịnh độ. Nam mô A Di Đà Phật”.

Hồi hướng công đức phóng sinh

Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần) Con nguyện hồi hướng công đức phóng sinh này cho khắp pháp giới chúng sanh; Cho linh hồn ông bà tổ tiên, thân gia quyến thuộc của con trong từ vô thỉ kiếp đến nay; Cho hết thảy các chúng sanh hữu hình hoặc vô hình có nhân duyên với con trong từ vô thỉ kiếp đến nay. Nguyện cho hết thảy cùng phát tâm từ bi, thương người cứu vật. Nguyện đức Từ phụ từ bi phóng quang gia hộ cho tất cả cùng lìa khổ được vui, đồng vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ. Nam mô A Di Đà Phật(03 lần)”

Hồi hướng công đức là gì_ Các loại Kinh và cách hồi hướng (3)

Hồi hướng công đức sau khi đọc Chú Đại Bi

“Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử và chúng sanh

Đều trọn thành Phật đạo

(3 lạy)”

Xem thêm: 11 bài hồi hướng ý nghĩa đem lại vô lượng công đức

Nên làm gì để có công đức mỗi ngày

Nếu muốn hồi hướng công đức phước báo cho người thân thì mỗi người cần nỗ lực tạo ra phước đức. Cụ thể, khi bạn làm điều thiện, tạo phước cho người khác, bạn có thể cống hiến phước đức cho bố mẹ, anh em… Các cách để bạn nhận được công đức mỗi ngày như sau: 

Trì giới

Để phát sinh đủ đầy phước báo thì người đệ tử Phật nên tu hành, trì giới đúng quy định. Cụ thể, Phật tử cần thực hành tu tập 10 hạnh lành căn bản như bố thí, giữ giới, hành thiền, cung kính, giúp đỡ người, hồi hướng… Tuân thủ giới hạnh của Phật pháp sẽ giúp chúng ta có thể tích công đức mỗi ngày và thường xuyên. 

Xem thêm: 9 công đức vô lượng khi thọ Bát Quan Trai giới

Hồi hướng công đức là gì_ Các loại Kinh và cách hồi hướng (4)

Đọc Kinh, niệm Phật

Đừng quên đọc Kinh, niệm Phật để tích lũy công đức, nhận về phước báu cho bản thân. Tụng niệm Kinh Phật là cách thể hiện lòng tôn kính với các Ngài, giúp bản thân mỗi người có được sự bình an trong tâm. 

Làm việc thiện

Trong cuộc sống hàng ngày đều có vô số cơ hội để chúng ta có thể làm phước, làm điều thiện. Việc thường xuyên làm việc thiện với tấm lòng từ bi sẽ nhận được nhiều  công đức phước báo đầy đủ.

Video hồi hướng công đức

Tóm lại, hồi hướng công đức là việc bạn sử dụng những bài Kinh Phật để hồi hướng những công đức của bản thân tích lũy đến người thân hay vấn đề nào đó mình muốn. Tích lũy công đức qua những điều thiện lành thực hiện trong cuộc sống sẽ đem lại nhiều phước báu và cuộc sống hạnh phúc hơn cho mỗi người. 

48 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

[Góc Giải Đáp] Tôn kính là gì? Những điều cần tôn kính? 

Kiến thức 02/04/2024 10:12:12

[Góc Giải Đáp] Tôn kính là gì? Những điều cần tôn kính? 

Kiến thức 02-04-2024 10:12:12

Trong cuộc sống hàng ngày chắc hẳn bạn sẽ không thể không có những lúc thể hiện sự tôn kính đến ai đó, đấng thần linh nào đó. Điều này rất dễ hiểu! Vậy tôn kính là gì? Trong Phật giáo có những điều nào cần tôn kính? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết nhất đến bạn đọc về vấn đề tôn kính này.
109 lượt xem 0 Bình luận

Ý nghĩa đặc biệt của 7 vị Phật Dược Sư

Kiến thức 02/04/2024 10:12:08

Ý nghĩa đặc biệt của 7 vị Phật Dược Sư

Kiến thức 02-04-2024 10:12:08

Đức Phật Dược Sư trong Phật giáo có đến 7 hình tướng khác nhau và mang hàm nghĩa tương ứng. Vậy bạn đã biết gì về 7 vị Phật Dược Sư hay chưa? Bài viết dưới đây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa, phước báo nhận được khi thờ phụng các vị Phật Dược Sư này. 
134 lượt xem 0 Bình luận

14 loại pháp khí Mật Tông bạn nên tìm hiểu

Kiến thức 02/04/2024 10:12:02

14 loại pháp khí Mật Tông bạn nên tìm hiểu

Kiến thức 02-04-2024 10:12:02

Pháp khí Mật Tông hỗ trợ việc thực hành pháp sự, trợ ích trong tu chứng Phật pháp. Trong đó, Mật Tông Tây Tạng là môn phái có số lượng pháp khí phong phú với tạo hình đặc biệt như chuông, chày Kim Cang, rìu Kim Cang, kèn Ốc Loa, Kinh Luân,... Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn về những pháp khí này qua nội dung dưới đây.
123 lượt xem 0 Bình luận

Top 8 vị Hộ Pháp Mật Tông bạn nên biết

Kiến thức 02/04/2024 10:11:08

Top 8 vị Hộ Pháp Mật Tông bạn nên biết

Kiến thức 02-04-2024 10:11:08

Pháp môn Mật Tông xuất hiện từ thế kỷ 5 với sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa, sau đó đã trở thành tôn giáo chính ở Tây Tạng. Trong pháp môn này thì các vị Hộ Pháp Mật Tông được xem là người có hạnh nguyện truyền bá chánh pháp. Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn về các vị Hộ pháp này qua nội dung dưới đây. 
205 lượt xem 0 Bình luận

Tìm hiểu về Ngũ Trí Như Lai trong Mật Tông

Kiến thức 02/04/2024 10:08:19

Tìm hiểu về Ngũ Trí Như Lai trong Mật Tông

Kiến thức 02-04-2024 10:08:19

Ngũ Trí Như Lai trong Mật Tông bao gồm năm vị Phật đại diện cho 5 khía cạnh, tích cách hay 5 loại trí tuệ khác nhau với những con đường đi riêng để đạt cảnh giới Niết Bàn. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về thông tin Ngũ Trí Như Lai này qua nội dung dưới đây bạn nhé!
203 lượt xem 0 Bình luận