Hướng dẫn cách gõ mõ tụng Kinh tại nhà chuẩn

25/09/2023 19:19:18 1719 lượt xem

Trong tụng Kinh niệm Phật thì tiếng chuông mõ chính là phương tiện trợ duyên công phu. Tuy nhiên nhiều hành giả chưa biết cách gõ mõ tụng Kinh tại nhà như thế nào chính xác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách gõ mõ khi tụng Kinh để đạt hiệu quả tốt nhất.  

Tại sao khi tụng Kinh cần sử dụng chuông mõ?

Chuông và mõ là hai pháp khí quan trọng được các Phật tử sử dụng trong khi tụng Kinh, niệm Phật tại nhà. Đối với việc tụng Kinh, tiếng mõ có công dụng giúp duy trì một nhịp điệu hài hoà, đều đặn nhất. Những người tụng Kinh khi nghe được tiếng gõ mõ thì tâm trí sẽ tỉnh táo, không có cảm giác buồn ngủ.

Cách gõ mõ tụng Kinh sẽ giúp cho mọi người được vui vẻ, hân hoan hơn. Nhờ đó mà hành giả sẽ nhất tâm và làm tròn phận sự tu hành của mình.

cách gõ mỏ tụng kinh

Cách đánh chuông mõ khi tụng kinh 

Nhiều Phật tử quan tâm muốn tìm hiểu cách gõ mõ tụng Kinh sao chuẩn xác nhất. Chúng ta cùng tham khảo các hướng dẫn gõ chuông mõ tụng Kinh niệm Phật như sau:

Chuẩn bị gì trước khi chuông mõ tụng kinh 

Phật tử cần đốt hương đèn trước khi gõ chuông mõ tụng Kinh. Ngoài ra, người chủ trì buổi lễ sẽ mặc áo tràng chỉnh tề quỳ niêm hương trước vị trí trước bàn kinh và thỉnh 3 tiếng chuông. 

Trước khi thỉnh chuông thì người chủ trì cần dập nhẹ dùi vào vành chuông để thức chuông. Sau đó, người chủ lễ sẽ xướng bài Quán tưởng, cuối bài xá Phật sẽ thỉnh 1 tiếng chuông. Tiếp đến thực hiện chuyển tới đảnh lễ Tam Bảo, sau mỗi lạy sẽ đánh một tiếng chuông. Lễ Phật xong sẽ di chuyển tới Tam Bảo để khai chuông mõ để và tụng kinh niệm Phật.

cách gõ mỏ tụng kinh (2)

Đánh chuông khi tụng Kinh như thế nào?

Người thỉnh chuông cần phải đánh ra được âm thanh vang to khi tụng niệm. Cụ thể, bạn nên đánh vào miệng và dui đánh hợp cùng vành chuông 1 góc 45 độ để tiếng chuông vang to. Tiếng chuông ngân càng lâu khi dùi chạm chuông càng ngắn nên bạn hãy giữ dùi đánh dính vào chuông. Nghi lễ của thỉnh chuông như sau:

  • Nhập chuông

Nghi lễ nhập chuông báo hiệu cho đại chúng sẵn sàng chuẩn bị mọi thứ trước khi thỉnh tiếng chuông vang to.

  • Thỉnh chuông

Cách đánh chuông khi tụng Kinh bao gồm các trường hợp như sau: 

Đánh 3 tiếng chuông liền với nhau thực hiện khi nghi thức tụng niệm được bắt đầu hay chấm dứt lễ tụng kinh.

Xem thêm: Hướng dẫn tụng Kinh cho người mới bắt đầu

cách gõ mỏ tụng kinh (3)

Đánh 1 tiếng chuông khi nghi lễ đang diễn ra hoặc khi tụng kinh. Sau mỗi hồi kinh sẽ đánh 1 tiếng chuông. Sau 1 câu xướng lạy hồng danh sẽ đánh 1 tiếng chuông. Khi xướng lễ sẽ thỉnh 1 tiếng chuông vào thời điểm bắt đầu biến cuối. Thỉnh 1 tiếng chuông khi chủ lễ đang niệm thì dứt hơi hay dừng lấy hơi tiếp.

  • Nhập chuông

Nhập chuông khi bắt đầu thỉnh tiếng chuông lớn để đại chúng tiếp tục tụng niệm và không giật mình.

Hướng dẫn gõ mõ khi tụng Kinh 

Cách gõ mõ tụng Kinh cũng không quá phức tạp nhưng cần tuân thủ chính xác. Khi bài kinh bắt đầu, người gõ mõ đánh vào đúng tiếng thứ 2, tiếng thứ 4 hoặc tiếng kế tiếp. Mỗi lời kinh nên đánh 1 tiếng mõ, đánh theo nhịp đều, không đánh 1 lượt với lời tụng mà đánh trước lời tụng 1/10 giây. Đối với các bài Tán hay bài niệm chậm thì tiếng mõ được kéo dài 2 nhịp.

cách gõ mỏ tụng kinh (4)

Khi tụng thần chú, tụng Kinh sám hối thì cách gõ mõ tụng Kinh thực hiện nhanh dần đều. Đến khi kết thúc bài kinh thì bạn cần gõ mõ để tiếng gần cuối cũng chậm lại. Song song đó, hai tiếng mõ áp chót dính liền với nhau và tiếng cuối cùng tách rời ra.

Hướng dẫn đánh mõ và chuông trong lúc tụng Kinh

Chúng ta có thể thực hiện cách đánh chuông gõ mõ cùng một lúc như sau: 

  • Đầu tiên Phật tử nên thỉnh 3 hồi chuông liên tục rồi tiếp tục gõ 7 tiếng mõ. Lưu ý 7 tiếng mõ cần chia theo 3 nhịp là 4 tiếng đầu đánh rời nhau, 2 tiếng sau đánh dính liền và 1 tiếng sau cũng đánh rời. Sau đó thực hiện thỉnh chuông và mõ theo nhịp đan xen, cứ đánh chuông trước và mõ sau 3 lần thì ngừng chương.
  • Tiếp đến sẽ gõ tiếng mõ thứ 4, 5 và 6 dính liền nhau còn tiếng mõ thứ 7 rời ra. Kết thúc cách khai chuông mõ khi tụng Kinh nhờ vào tiếng nhập chuông và  việc tụng niệm.
  • Khi tụng kinh, bạn đọc một chữ sẽ gõ một tiếng mõ, cách gõ mõ tụng Kinh sẽ bắt đầu từ tiếng kinh thứ 2 trở về sau.
  • Đến tiếng kinh thứ 3 bạn gõ đều đặn theo nhịp ở tiếng thứ 4 và tiếng thứ 5. Khi bài kinh sắp kết thúc, bạn cần phải đọc chậm rãi và tiếng mõ ở gần cuối cùng chậm dần đi thì bạn sẽ đánh thêm tiếng chuông kết thúc bài kệ.

Xem thêm: Tụng kinh nào đêm giao thừa tốt nhất? Nghi thức tụng

cách gõ mỏ tụng kinh (5)

Quy tắc thỉnh chuông và mõ khi tụng kinh

Trong cách gõ mõ tụng Kinh và thỉnh chuông cần tuân thủ các quy tắc khác nhau dưới đây:

Người thỉnh chuông – Duy Na

Người thỉnh chuông Duy Na cần đảm bảo các nguyên tắc sau khi thực hiện:

  • Duy Na cần giữ cho thân ngay ngắn và tâm thể hiện sự thành kính, trang nghiêm khi đứng trước chuông.
  • Nên thả lỏng, không nắm quá chặt khi cầm dùi đánh chuông.
  • Chập 2 nhịp vào miệng chuông nhẹ nhàng và đều.
  • Đánh vào phía bên cạnh miệng chuông để âm thanh phát ra vừa phải, không quá mạnh hay không quá nhẹ. Lưu ý, Duy Na cần tránh đánh chuông từ trên xuống khiến âm thanh rất khó nghe.
  • Không nên thỉnh tiếng chuông liên tục trong một bài Kinh.
  • Theo dõi về bài kinh đang tụng để thỉnh chuông đúng lúc nhất.

Xem thêm: Nghi thức và cách tụng Kinh ngày giỗ

Người đánh mõ – Phần duyệt chúng

Phần Duyệt Chúng khi thực hiện cách gõ mõ tụng Kinh cần tuân thủ các quy tắc sau:

  • Giữ tâm thành kính, trang nghiêm nhất khi đứng trước mõ
  • Nhịp gõ mõ trước chậm sau nhanh.
  • Không đánh mõ theo kiểu thụt lùi khiến cho đại chúng cảm thấy khó tụng và  mệt mỏi.
  • Giữ trường canh tiếng mõ đều đặn, tránh đánh quá nhanh hay quá chậm, đánh quá lớn hay quá nhỏ.  

cách gõ mỏ tụng kinh (6)

Phần đại chúng

Đại chúng khi thỉnh chuông, mõ nên tuân thủ các quy tắc sau:

  • Chú ý lắng nghe, thực hiện tụng theo tiếng chuông mõ.
  • Giữ được hòa âm với nhau khi tụng niệm
  • Lắng nghe âm thanh của tiếng chuông để biết khi nào cần dừng lại.
  • Phải giữ tập trung nhất khi nghe tiếng chuông 
  • Hành động đi, đứng, ngồi đều phải thể hiện sự trang nghiêm.

Lưu ý khi gõ mõ tụng kinh

Thực hiện cách gõ mõ tụng Kinh cần tuân thủ các quy tắc và lưu ý khác nhau để thực hiện đúng chuẩn. Cụ thể một số lưu ý khi gõ mõ để bạn tham khảo như sau: 

Cần gõ đều theo nhịp đọc

Sau khi khai chuông mõ xong thì hành giả bắt đầu tụng niệm và mỗi chữ là 1 tiếng mõ. Lưu ý cần gõ mõ đều theo nhịp đọc, tiếng thứ hai mới đệm một tiếng mõ, tiếng thứ ba không gõ mõ, tiếng thứ tư, thứ năm nhịp mõ đều đặn. Nếu tụng thần chú cần gõ mõ nhanh, tụng kinh sám cần gõ mõ chậm hoặc vừa, tụng kinh bộ thì nên gõ mõ nhanh dần đều. Để chấm dứt bài kinh thì tiếng mõ gần cuối gõ chậm lại, 2 tiếng mõ áp chót dính liền, 1 tiếng mõ cuối cùng rời ra.

Xem thêm: Tụng Kinh ngày mùng 1 và ngày rằm thế nào? Tụng Kinh gì? Lưu ý

Tăng dần thời gian gõ  

Hành giả cần lưu ý tăng dần thời gian gõ mõ tùy theo từng bài kinh khác nhau dài hay ngắn. Mới đầu khi gõ mõ có thể bạn sẽ bị đau tay vì chưa quen nhưng theo thời gian tập luyện sẽ quen dần. 

Cần kiên trì gõ 

Cuối cùng, hành giả cần kiên trì thực hiện cách gõ mõ tụng Kinh theo từng bài tụng niệm. Việc gõ mõ thỉnh chuông là cần thiết trong quá trình niệm Phật tụng Kinh của mỗi người.

Trên đây là cách gõ mõ tụng Kinh chuẩn xác nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Việc nắm rõ và tuân thủ các nguyên tắc khi gõ mõ thỉnh chuông giúp chúng ta thực hiện đúng, đem đến hiệu quả tụng niệm cao.

39 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bốn nguyên tắc để nhận biết Chánh pháp và Tà pháp?

Ứng dụng 05/10/2024 10:29:34

Phật tử nên niệm Nam Mô “A Di Đà Phật” hay “A Mi Đà Phật”?

Ứng dụng 04/10/2024 09:18:00

Đội trưởng Đội lái xe cứu thương 0 đồng và tâm nguyện làm từ thiện

Nhân vật 03/10/2024 11:24:41

Không trộm cắp được thành tựu 10 loại quả báo thù thắng

Ứng dụng 03/10/2024 08:30:32

Người đàn ông ăn chay trường từ nhỏ, ‘mê’ làm từ thiện

Nhân vật 02/10/2024 11:22:01