Huyền Không Sơn Thượng – “Tiên cảnh chốn nhân gian” tại Huế
Huyền Không Sơn Thượng là ngôi chùa tọa lạc giữa đất trời bao la với khung cảnh yên bình giúp chúng ta loại bỏ âu lo thường nhật. Hơn nữa, kiến trúc chùa có nét độc đáo đan xen nhiều phong cách kiến trúc Nhật, Ấn Độ và Việt Nam rất đặc sắc. Xin mời bạn đọc cùng khám phá điểm đến tâm linh thú vị tại Huế này dưới đây.
Giới thiệu về chùa Huyền Không Sơn Thượng
Đây là một ngôi chùa nổi tiếng tọa lạc thuộc địa bàn thôn Đồng Chầm, xã Hương Hồ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Ngôi chùa mang vẻ đẹp bình yên, thanh tịnh khiến bao du khách đều mê đắm muốn được khám phá. Chùa bao bọc bởi rừng cây rậm rạp nhưng thu hút đông đảo du khách tham quan mỗi ngày.
Chùa còn được gọi là Vạn Tùng Sơn và ví như “Tiên cảnh chốn nhân gian” giữa lòng đất Huế. Với bầu không khí bình yên, thanh tịnh giúp bạn xua tan sự mệt mỏi và căng thẳng của cuộc sống thường nhật. Ngoài ra, du khách đến đây còn được chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo có một không hai khi đan xen nhiều phong cách khác nhau.
Di chuyển đến chùa như thế nào?
Chùa Huyền Không Sơn Thượng tọa lạc sâu bên trong thung lũng hoang sơ nên việc di chuyển khá khó khăn trước đây. Hiện tại, hệ thống đường xá đến chùa đã được cải tạo, nâng cấp nên thuận lợi cho du khách viếng thăm.
Nếu bạn đi từ trung tâm thành phố Huế hãy đi theo đường Kim Long, qua chùa Thiên Mụ và đi hết đường Văn Thánh. Sau đó, bạn đi qua cầu Xước Vũ đến địa bàn thôn Đồng Chầm. Đi qua cổng làng 200 mét bạn sẽ thấy ngay biển chỉ dẫn đường đến chùa rất dễ dàng.
Thời điểm thích hợp để đến tham quan chùa Huyền Không Sơn Thượng
Vị trí của chùa Huyền Không Sơn Thượng cách xa trung tâm và đường đi đèo dốc nên việc lựa chọn thời điểm đến chùa là rất cần thiết. tốt nhất, bạn nên đến thăm chùa từ tháng 2 đến tháng 9 hằng năm. Bởi đây là thời điểm tiết trời khô ráo, ít có mưa để việc di chuyển và tham quan của du khách thuận tiện hơn.
Lịch sử hình thành chùa Huyền Không Sơn Thượng
Ngôi chùa ở Huế này đã có lịch sử lâu đời từ cách đây hàng trăm năm với dấu ấn rõ nét của thời gian. Chùa được sáng lập bởi ngài Viên Minh cùng sư huynh đệ và được đánh giá là một ngôi chùa linh thiêng cố đô Huế.
- Năm 1976: Ngài Viên Minh đã đề cử Hòa thượng Giới Đức làm trụ trì chùa
- Năm 1978: Chùa Huyền Không dời từ Hải Vân, Lăng Cô đến làng Nhan Biều, Hương Hồ.
- Năm 1992: Sư Giới Đức nhượng chức trụ trì ngôi chùa Huyền Không Sơn Thượng cho Đại Đức Pháp Tông.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp khung cảnh nơi cửa chùa
Du khách khi đặt chân đến tham quan. viếng cảnh chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế sẽ cảm thấy sự yên bình đến kỳ lạ. Nơi đây có khung cảnh bình yên, trầm mặc với tiếng chim hót, tiếng côn trùng lao xao gần gũi và thân quen.
Chùa có diện tích rộng lớn với nhiều khu vực ngoại viện, nội viên với các chi tiết chạm trổ cực kỳ tinh xảo. Chùa mang đậm nét đặc trưng lối kiến trúc đình chùa Việt Nam truyền thống thời bấy giờ. Đặc biệt khuôn viên chùa được bao phủ bởi hàng cây rậm rạp mang đến không khí trong lành, thoáng đãng. Du khách có thể đi dạo khuôn viên ngắm cảnh hay dâng hương lễ bái tại đây.
Chùa Huyền Không Sơn Thượng mang vẻ đẹp giao thoa kiến trúc Nhật – Ấn – Việt
Điểm nổi bật về lối kiến trúc của chùa này là có sự kết hợp đan xen nét đẹp văn hóa Phật giáo Nhật Bản, Ấn Độ và phong cách Huế. Cổng chùa cao vút với 9 lớp mái và trên đó thể hiện dòng chữ nổi bật “ĐƯỜNG HUYỀN KHÔNG”. Dưới đây là các nét nổi bật của kiến trúc tại chùa này.
Kiến trúc Ấn Độ
Chùa Huyền Không Sơn Trung có công trình ấn tượng là bảo tháp Đại Giác theo phong cách đại bảo tháp Mah Bodhi Gya Ấn Độ. Bảo tháp Đại Giác có kích thước nhỏ hơn nguyên mẫu để hòa hợp cấu trúc xung quanh.
Bảo tháp có một tầng trệt cùng quần thể năm tháp có 1 tháp chính và 4 tháp phụ nằm phía trên. Tòa tháp chính cao 37 mét chia thành sáu tầng còn tháp phụ cao 24 mét. Đỉnh tháp sơn màu vàng, thân tháp màu trắng với nhiều hoa văn Ấn Độ được chạm khắc công phu.
Kiến trúc Nhật Bản
Ngoài ra, nơi đây còn có các kiến trúc trong công trình chùa chiền phong cách Nhật Bản giao thoa. Ví dụ như kiểu mái Lương Đình lợp ngói đỏ với các cột gỗ bóng loáng trang trí bằng đèn lồng lục giác. Chiếc đèn lồng nhẹ nhàng rung rinh trong gió bạn cảm thấy thật thư thái và yên bình.
Kiến trúc Việt
Sự tinh tế và tỉ mỉ của chi tiết điêu khắc mang phong cách Huế, Việt Nam tại chùa Huyền Không Sơn Thượng thông qua các thanh xà, kèo. Trong đó, các phù điêu được sơn màu xanh trắng thể hiện sự uy nghiêm của tứ linh rồng, lân, quy, phụng. Những chi tiết này đặc trưng của phong cách cung đình Huế từ xưa đến nay.
Tìm hiểu các khu vực chính tại chùa Huyền Không Sơn Thượng
Đến với chùa Huyền Không Sơn Thượng, du khách sẽ được ngắm nhìn khuôn viên cực xanh mát với nhiều cây xanh. Ngoài ra, bạn còn được chiêm ngưỡng nhiều công trình độc đáo và ấn tượng nơi đây.
Khuôn viên tuyệt đẹp xanh mát mắt
Khuôn viên chùa Huyền Không Sơn Thượng tựa như bức tranh thủy mặc với nhiều khu vực khác nhau. Du khách được chiêm ngưỡng vườn cỏ đá rộng 500 mét vuông, thảm cỏ xanh mát, các khối đá xám độc đáo. Ngoài ra, bạn còn có cơ hội khám phá các hồ Thủy Nguyệt Đàm, Sơn Ảnh Hồ, Vọng Oa Đàm và 2 hồ nhỏ khác. Trên mỗi hồ có các cây cầu nhỏ bắc ngang vừa mang vẻ đẹp nên thơ vừa ấn tượng.
Nghiên Lương Đình
Một trong những công trình lớn nhất tại chùa Huyền Không Sơn Thượng hiện nay là Nghiên Lương Đình. Công trình được xây bằng gỗ rừng, lợp ngói móc mang vẻ đẹp rất cổ kính. Bên trong có kê những bộ bàn ghế để mọi người đến thăm quan ngồi nghỉ ngơi và thưởng trà.
Khu chánh điện của chùa Huyền Không Sơn Thượng
Sở hữu diện tích rộng lớn với lối kiến trúc Việt Cổ tạo dấu ấn riêng cho khu chánh điện của chùa. Các hàng cột gỗ màu gụ tuyệt đẹp là điểm nổi bật của khu chánh điện này. Chánh điện thờ tượng Phật Thích Ca, tượng Xá Lợi, Mục Kiên Liên,… với sự uy nghi thường thấy.
Thanh Tâm Viên
Đây là khu vực được nhiều du khách yêu thích khi ghé thăm chùa Huyền Không Sơn Thượng. Thanh Tâm Viên là hồ sen nên thơ với cây cầu gỗ bắc ngang vừa mộc mạc vừa nên thơ. Du khách đứng trên cây cầu để ngắm nhìn khung cảnh xung quanh và chụp các bức hình check in đầy thú vị làm kỷ niệm.
Chúng Hòa Đường
Nếu đến với chùa Huyền Không Sơn Thượng thì bạn đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá Chúng hòa đường. Đây là nơi ở của các tăng ni với thiết kế câu đối “Sạch đẹp vườn tược mật độ/ Nhân khẩu tốt nhân đức” ngay cổng vào đầy thu hút người nhìn.
Am Mây Tím
Am Mây Tím tại chùa Huyền Không Sơn Thượng vừa là nơi ở của sư trụ trì vừa là phòng nghiên cứu, tiếp khách, thư pháp. Đối với các du khách yêu thích thơ, thơ và thư pháp hay muốn đàm đạo, bình thơ thì hãy đến với khu vực Am Mây Tím này.
Tĩnh Trai Đường
Tiếp đến là khu vực Tịnh Trại Đường với hai ngôi nhà liền kề rộng khoảng 120m2. Địa điểm này rộng lớn để chứa hàng trăm Phật tử có nhu cầu tham dự các buổi lễ mà chùa tổ chức.
Thư Pháp Đình
Khi đi qua cầu tre Giai Kiều Trấn thì du khách sẽ đến với thư pháp xã nằm vị trí đối diện đồi thông. Thư Pháp Đình là cụm nhà 5 tầng được trang trí các bài thơ và thư pháp thay đổi theo mùa. Đây là nơi để các tăng ni, phật tử và du khách đến nghỉ ngơi, thưởng ngoạn, làm thơ.
Chùa Huyền Không Sơn Thượng là điểm đến yên bình với phong cảnh thiên nhiên hữu tình cùng phong cách kiến trúc gần gũi. Nếu bạn yêu thích khung cảnh này và muốn tìm hiểu thêm hãy ghé thăm ngôi chùa cổ này nhé.
Lưu ý khi tham quan chùa Huyền Không Sơn Thượng
Nếu du khách muốn ghé thăm chùa để ngắm cảnh, chiêm bái hay cúng viếng thì nên lưu ý các điều sau:
- Do chùa nằm sâu bên trong núi nên du khách hãy tìm hiểu kỹ trước về đường đi để thuận tiện hơn khi di chuyển.
- Khi đi tham quan chùa, du khách không được làm ồn gây ảnh hưởng đến không gian linh thiêng và cổ kính của chùa.
- Một số khu vực trong chùa không được tham quan nên du khách nên lưu ý để tránh vi phạm nội quy.
- Du khách cần ăn mặc kín đáo, lịch sự, không mặc trang phục hở hang khi bước vào chùa.
Chùa Huyền Không Sơn Thượng luôn được xem là một trong những điểm đến tâm linh mà bạn không nên bỏ qua. Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có được kinh nghiệm để đi thăm quan chùa mà không vi phạm nội quy.
Tin liên quan
Chùa Miểng Sành – Ngôi cổ tự độc nhất vô nhị tại quận 8
Du lịch chùa 28/11/2024 11:34:32
Chùa Miểng Sành – Ngôi cổ tự độc nhất vô nhị tại quận 8
Du lịch chùa 28-11-2024 11:34:32
Chùa Thập Tháp – Ngôi cổ tự hàng trăm năm nổi đất võ Bình Định
Du lịch chùa 16/11/2024 10:50:21
Chùa Thập Tháp – Ngôi cổ tự hàng trăm năm nổi đất võ Bình Định
Du lịch chùa 16-11-2024 10:50:21
Chùa Một Mái – Nơi dừng chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Du lịch chùa 31/10/2024 14:59:10
Chùa Một Mái – Nơi dừng chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Du lịch chùa 31-10-2024 14:59:10
Ngôi chùa Phổ Quang 800 tuổi và bảo vật quốc gia – bàn thờ Phật bằng đá
Sống khỏe 24/10/2024 10:14:05
Ngôi chùa Phổ Quang 800 tuổi và bảo vật quốc gia – bàn thờ Phật bằng đá
Sống khỏe 24-10-2024 10:14:05
Bên trong con hẻm có 4 ngôi chùa giữa lòng Sài Gòn
Sống khỏe 19/10/2024 11:32:47
Bên trong con hẻm có 4 ngôi chùa giữa lòng Sài Gòn
Sống khỏe 19-10-2024 11:32:47
19 lượt thích 0 bình luận