Khất thực là gì? Quy cách và ý nghĩa của việc khất thực 

25/08/2023 08:49:49 687 lượt xem

Khất thực được xem là truyền thống và pháp hành cao quý mười phương chư Phật và chư vị Tăng Ni. Vậy khất thực là gì? Quy cách và ý nghĩa của việc khất thực như thế nào? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể nhất cho quý bạn đọc về khất thực.

 Khất thực là gì? 

Khất thực là hoạt động xin thực phẩm nuôi thân của các Phật tử để rèn luyện đức nhẫn nhục, được diễn ra lúc 8 giờ sáng đến trước 11 giờ trưa và thọ dụng trước 12 giờ trưa.

Hơn nữa, thông qua khất thực, nhà Phật thực hành gieo duyên, giáo hóa chúng sinh. Bởi việc tín chủ dâng cúng cơm nước, vật thực cho tăng đoàn sẽ được hồi hướng, cầu nguyện bình an  được an vui thanh sạch. Người đi  sẽ sở hữu 3 chiếc Y và 1 cái bình Bát, trong đó Bình bát được làm bằng đá, bằng sành hoặc bằng đất sét nung. Đây là phương tiện để các Phật tử giải thoát  phiền toái hàng ngày, tập trung toàn lực vào việc đạt giác ngộ cho mình và giúp ích cho người. 

Khất thực là gì_ Quy cách và ý nghĩa của việc khất thực

Quy cách khi đi khất thực 

Khi đi khất thực, các Tỳ kheo sẽ đi một mình hay từng nhóm, đi theo thứ tự không phân biệt. Phật tử đi cần mắt nhìn xuống và yên lặng đứng đợi trước mỗi cửa nhà để chờ được cúng dường thức ăn. 

Ngoài ra, Phật tử cần tuân thủ 26 phép khất thực của Đức Tổ sư Minh Đăng Quang đã chế định trong quyển Luật nghi Khất sĩ như sau: 

1)  Phép đi khất thực chỉ thực hiện từ 1 đến 2 người, trừ khi đến xứ lạ thì sẽ đi chung đoàn từ 1-2 ngày đầu.

2)  Khi đi lấy cơm hoặc đi trai tăng sẽ được đi chung, đi 1 hàng 1 cách nhau 2 thước tây, người lớn tuổi đạo đi trước.

3) Tại tịnh xá có ban cư sĩ hộ pháp, có nhiều người xin cúng dường thì giáo hội sẽ phân chia phân nửa Tăng đi khất thực, phân nửa Tăng nhận cúng dường trọn bữa ăn.

4) Mỗi người hằng ngày đều phải đi bát, ban hộ pháp hộ thêm sau khi đi về.

5) Khi đi khất thực nếu ai về không kịp Ngọ thì phải độ nơi chỗ vắng, gốc cây xa đường lộ. Phải tránh những chỗ dơ dáy, bụi bặm, ồn ào bởi điều này sẽ làm nhẹ thể pháp Phật.

6) Đi bát không được vô chợ, không chen lấn chỗ đám đông, cần đi vào trong xóm và lộ xa chợ.  

7) Mỗi đường có thể đi khất thực 3 ngày, đi xa không quá 3 ngàn thước.

8) Bận đi phải đi luôn, bận về nếu thiếu thì đứng trước cửa từng nhà, mỗi nhà đứng 5 phút theo thứ tự.

9) Khi bát còn lưng thì ôm qua tay trái gần trước bụng, lúc bát đầy để vào túi phủ nắp lại cầm ở tay mặt.

10) Không nhận lãnh đồ vật trong túi ngoài bát hay trên nắp bát.

Khất thực là gì_ Quy cách và ý nghĩa của việc khất thực (2)

11)  Không nhận tiền, gạo, đồ ăn mặn 

12)  Không đi vào nhà ai khi đi khất thực.  

13)  Không dừng lại uống nước, đại tiểu khi đi khất thực.

14)  Bát nếu ôm trần thì được nhận, bát mang trong túi không được nhận.

15)  Không ngó mặt thí chủ, không nói chuyện quá 6 câu.

16)  Ai có hỏi đạo giữa đường thì kiếm gốc cây ngồi nói, mời người đến ngay chỗ trụ để nói.

17)  Khi đi khất thực ai muốn cúng và thí gì tự ý, không chê khen, bắt lỗi ép buộc người ta.

18)  Nếu biết cơm có dính lỡ đồ ăn mặn thì về sẽ cho người khác, chớ không được dùng.

19)  Khi đi khất thực phải trang nghiêm, ngó xa 2 thước chớ ngó liếc 2 bên, tâm phải niệm Phật.

20)  Đừng vừa đi vừa nói chuyện, muốn qua đường quẹo phải đứng lại xây mình, không đi tắt xéo.

21)  Đứng lại khi có chuyện gì, có ai cúng thì chỉ lại người sau cho để bát trước.

22)  Ngày nào ai đi bát đường nào cần sắp đặt trước tránh lộn xộn.

23)  Khi đi khất thực ngoài món ăn ra sẽ không nhận gì khác. 

24)  Ăn rồi đồ nếu còn dư cần cho hết không được để dành.

25)  Đồ khất thực trước phải độ trước 

26)  Khi đi khất thực không được chống gậy che dù… cần mặc áo chừa cánh tay mặc đầu trần chân không.

Khi ăn xong, Phật tử rửa bát, xếp gọn các y, ngơi nghỉ, tịnh thất ngồi thiền định.  

Khất thực là gì_ Quy cách và ý nghĩa của việc khất thực (3)

Ý nghĩa của việc đi khất thực 

Khất thực được xem là truyền thống đẹp của nhà Phật, là hoạt động xin thực phẩm nhằm nuôi thân và tập trung tu tập. Đây là phương pháp để người tu hành rèn luyện đức tính nhẫn nhục, coi nhẹ miếng ăn. Thông qua việc này, nhà Phật sẽ thực hành gieo duyên để giáo hóa chúng sinh 

Pháp Khất thực phù hợp với nguyên lý Trung đạo. Cụ thể là tránh xa sự sung sướng thái quá qua việc ăn thực phẩm cúng dường không dùng đũa ngọc, chén ngà, bàn cao, ghế đẹp. Tránh xa sự khổ hạnh qua chiếc bát đựng đồ ăn vừa đủ dùng, không phải lượm đồ ăn dư thừa mà ăn.

Khất thực là gì_ Quy cách và ý nghĩa của việc khất thực (4)

Lợi ích của việc đi khất thực

Dựa vào bản chất của pháp hành trì thì bạn sẽ cảm nhận được ý nghĩa và vẻ đẹp việc tu sĩ đi khất thực. Vị hành khất đi để nhận phẩm vật với mục đích tu tập sẽ đem đến nhiều lợi ích như sau: 

Đối với khất sĩ

Các lợi ích mà khất sĩ nhận được khi đi như sau: 

  • Đi khất thực không phân biệt thực phẩm ngon hay dở, nhiều hay ít. Thay vào đó, việc xin thực phẩm sẽ giúp các Phật tử có đủ sức khỏe phục vụ việc tu tập, hành thiền.
  • Thiền định là truyền thống tu tập chính của Phật giáo nên khi đi sẽ có tác dụng vận động cơ thể, hạn chế những bệnh do ngồi thiền nhiều.
  • Ngoài ra, khất thực còn có công dụng đoạn trừ tâm kiêu căng ngã mạn. Bởi chư Tăng sẽ đi thành đoàn, ai thọ giới trước đi trước, thứ đệ cung kính nhau. Với những bước đi chầm chậm, mắt nhìn thẳng xuống đường, ý thanh tịnh nhằm thể hiện sự bình thản, tự tại. Các yếu tố này mang đến sự thoát tục của chư Tăng, sự trang nghiêm của Tăng đoàn.
  • Không bận rộn tâm và thân nhằm kiếm kế sinh nhai, giải thoát khỏi sự ràng buộc bởi vật chất, tình cảm. Đây là biểu tượng của sự thực hành hạnh xả bỏ bản ngã, thể hiện tấm lòng từ bi đến mọi người.  
  • Khất thực còn có lợi ích đoạn trừ lòng tham, giúp Phật tử tránh xa sự sung sướng thái quá khi ăn thức ăn cúng dường.
  • Chư Tăng sẽ có nhiều thời giờ để tu tập giới định tuệ, sáng suốt dễ dàng phân biệt nẻo chánh đường tà, tu hành tấn phát. 

Khất thực là gì_ Quy cách và ý nghĩa của việc khất thực (5)

Đối với người bố thí 

Chúng sinh bố thí sẽ nhận được các lợi ích khi đi khất thực như sau: 

  • Khi chúng sinh bố thí cúng dường sẽ tạo lập công đức, khiến các vị tu hành và chúng sinh có thể gần gũi nhau hơn. 
  • Tạo cơ duyên cho người bố thí có thể đoạn trừ lòng tham, tạo phước duyên. Thông qua việc khất thực, chư Tăng mang ánh sáng Phật pháp đến từng nhà, từng người để chúng sinh có thể tạo lập công đức.
  • Tạo cơ duyên giáo hóa chúng sinh, mang lại phước báo vô lượng và mở đường tu hành giải thoát. Chư Tăng cần phải tịnh tâm quán tưởng thân, thọ, tâm, pháp để Phật tử ứng cúng phước báo viên mãn.
  • Khi chúng sinh cảm nhận sự thanh tịnh trong tâm của tu sĩ sẽ chế tác năng lượng công đức, phước báo để nuôi lớn tâm vị hành khất, hồi hướng cho Phật tử cúng dường. 

Video khất thực theo Thượng toạ Lý Hùng 

Trên đây là những chia sẻ về khất thực là gì và ý nghĩa, lợi ích của khất thực. Mong rằng bạn đọc sẽ có thêm những hiểu biết về khất thực để thực hiện cúng dường, hỗ trợ các Phật tử khi khất thực được hiệu quả. Đây cũng là cách để chúng sinh tạo công đức, nhận về phước báu tốt lành. 

38 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Nghi thức tụng kinh Kim Cang

Kiến thức 27/08/2024 15:59:35

Nghi thức tụng kinh Kim Cang

Kiến thức 27-08-2024 15:59:35

Kinh Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật (Vajrachedikā Prajñāpāramitā) là một bài kinh ngắn khoảng 6.000 từ, tiêu biểu cho Phật giáo Đại thừa và phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, cùng Đông Nam Á.
113 lượt xem 0 Bình luận

Cách tụng kinh Trường Thọ Diệt Tội

Kiến thức 27/08/2024 15:47:19

Cách tụng kinh Trường Thọ Diệt Tội

Kiến thức 27-08-2024 15:47:19

Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni bảo vệ trẻ em và giúp hóa giải nghiệp chướng, đặc biệt dành cho những ai muốn sám hối và thanh tịnh tâm hồn sau những hành động không may.
14370 lượt xem 0 Bình luận

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn?

Kiến thức 26/08/2024 17:35:00

Tại sao lễ Phật phải cúi đầu?

Kiến thức 26/08/2024 15:36:44

Hướng dẫn chép kinh Pháp Cú

Kiến thức 24/08/2024 10:51:00

Hướng dẫn chép kinh Pháp Cú

Kiến thức 24-08-2024 10:51:00

Kinh Pháp Cú là tập hợp những lời dạy ngắn gọn và sâu sắc của Đức Phật, được xem như những bài kệ quý giá, chứa đựng tinh hoa của đạo Phật.
2488 lượt xem 0 Bình luận