Kiểm kê di tích – Những băn khoăn cần giải đáp

11/04/2024 16:07:26 34716 lượt xem

Việc kiểm tra quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo Thông tư 04 của Bộ Tài chính đang được các địa phương triển khai. Từ câu chuyện trên, 1 vấn đề khác đã nảy sinh khi nhiều tự viện chưa được công nhận di tích, không có hoạt động tổ chức Lễ hội nhưng vẫn nằm trong danh mục kiểm kê.

Chùa Đại Tuệ thuộc huyện Nam Đàn của tỉnh Nghệ An!

Tương truyền có lịch sử từ thời Mai Hắc Đế, nhưng do những thăng trầm của thời cuộc nên ngôi chùa cổ đã không còn. Phải đến năm 2011, chùa mới được khởi công, xây dựng lại trên nền móng cũ. Bởi thế, chư Tăng và Phật tử khá bất ngờ khi chùa nằm trong danh mục kiểm kê, phải báo cáo việc quản lý, thu chi tài chính, tiền công đức cho di tích trong năm 2023 theo Thông tư 04 của Bộ Tài chính. Điều đáng nói là trước khi có Đoàn Kiểm tra liên ngành làm việc, địa phương hoàn toàn không thông báo đến chùa về vấn đề này.

Không chỉ tại Nghệ An mà ở nhiều địa phương khác, sự bất ngờ cũng là suy nghĩ chung của chư tôn đức Tăng, Ni trụ trì các tự viện có tên trong danh sách kiểm kê di tích. Hầu như tất cả đều thuộc diện 3 không là: không phải di tích, không có hoạt động tổ chức Lễ hội và không thuộc diện phải báo cáo việc quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội. Vì vậy, chư tôn đức ở nhiều tự viện đã phải tính đến phương án xin địa phương cho rút tên chùa ra khỏi danh sách này.

Để nắm bắt, hỗ trợ các địa phương, trong những tuần qua, Trung ương Giáo hội đã họp với BTS GHPGVN các tỉnh thành cùng đại diện chính quyền. Như vào ngày 1/4 vừa qua tại Văn phòng 2 Trung ương, Thiền viện Quảng Đức, TP.HCM, Ban Thường trực HĐTS khu vực phía Nam trong Hội nghị giao ban với chư tôn đức lãnh đạo và đại diện Ban Tôn giáo của Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh. Tại đây, những bất cập trong việc kiểm kê di tích và triển khai Thông tư 04 ở 7 địa phương đã được chư tôn giáo phẩm ghi nhận, đề ra phương hướng tháo gỡ.

Để triển khai hiệu quả Thông tư 04 thì ngành tôn giáo, tài chính và văn hóa của mỗi địa phương phải phối hợp, xác định rõ từng đối tượng chịu tác động của văn bản này thông qua việc lập danh mục Kiểm kê di tích. Tuy nhiên, ngay từ bước đầu thì công việc trên đã không trọn vẹn. Theo đó, chủ thể chịu tác động của Thông tư 04 phải đáp ứng 3 tiêu chí gồm: cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng là di tích đã được xếp hạng; địa điểm chưa được công nhận Di tích nhưng nằm trong danh sách có thể đề xuất trong tương lai; cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng có hoạt động tổ chức Lễ hội. Trong đó, với các địa điểm chưa phải di tích nhưng nằm trong danh mục đề xuất thì điều kiện tiên quyết là phải thông báo, lấy ý kiến người đứng đầu, đang trực tiếp quản lý cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.

Trước những vấn đề trong việc triển khai thông tư 04 và kiểm kê di tích, Trung ương Giáo hội đã ghi nhận và sẽ có văn bản kiến nghị, đề xuất lên cơ quan quản lý. Cùng với đó, HĐTS sẽ có hướng dẫn cụ thể nhằm giúp Phật giáo các tỉnh thành giải quyết bất cập trên. Tuy nhiên, đó mới chỉ là hướng tháo gỡ của GHPGVN. Quan trọng hơn, từng nhân sự trong các Đoàn kiểm tra liên ngành ở mỗi địa phương phải nắm rõ nội hàm, tiêu chí, đối tượng liên quan đến Thông tư 04 của Bộ Tài chính.

Là bước đầu tiên nhưng cũng quan trọng nhất để triển khai hiệu quả Thông tư 04, việc lập chính xác danh sách kiểm kê di tích sẽ giúp Đoàn kiểm tra liên ngành xác định rõ từng chủ thể, đối tượng liên quan. Qua đó giúp việc kiểm tra, lấy số liệu đảm bảo tiêu chí đúng, đủ và không gây xáo trộn trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng. Sự cẩn thận ban đầu sẽ mang hiệu quả cho cả 1 hành trình dài của việc triển khai Thông tư 04.

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

8 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Đại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Điện Biên

Tin Phật sự 07/05/2024 09:26:59

Hiển Thuỵ Am – Ngôi chùa Linh Thiêng trên đỉnh núi Sài Sơn

Tin Phật sự 03/05/2024 15:33:15

Hiển Thuỵ Am – Ngôi chùa Linh Thiêng trên đỉnh núi Sài Sơn

Tin Phật sự 03-05-2024 15:33:15

Nằm trong địa phận xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội là quần thể danh lam thắng tích nổi tiếng chùa Thầy gắn liền với tên tuổi và cuộc đời vị Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Nếu như chùa hạ, chùa trung, chùa thượng là nơi người dân thường về quây quần tụ hội, thì chùa cao trên đỉnh núi Sài Sơn lại không nhiều người biết đến. Nơi đây không chỉ sở hữu cảnh đẹp sơn thuỷ hữu tình, mà còn là nơi lưu dấu thiền sư với hang Thánh hóa.
2600 lượt xem 0 Bình luận

Thống nhất quản lý Tăng Ni tổ chức Đại giới đàn

Tin Phật sự 03/05/2024 15:28:32

Thống nhất quản lý Tăng Ni tổ chức Đại giới đàn

Tin Phật sự 03-05-2024 15:28:32

Truyền giới và thọ giới là Phật sự quan trọng đặc thù của Tăng-già. Hàng năm, nhiều tỉnh, thành được Giáo hội cho phép tổ chức Đại giới đàn, tuy nhiên, trong thời gian tới việc tổ chức Phật sự đặc thù này sẽ có sự thay đổi theo hướng khu vực, nhằm tăng cường chất lượng giới tử cũng như nêu cao trách nhiệm của bổn sư, nghiệp sư, y chỉ sư trong việc giới thiệu đệ tử cho xuất gia, thọ giới, tham gia vào Tăng đoàn.
36 lượt xem 0 Bình luận

Dinh Độc Lập – Biểu tượng của thống nhất đất nước

Tin Phật sự 01/05/2024 13:54:12

Dinh Độc Lập – Biểu tượng của thống nhất đất nước

Tin Phật sự 01-05-2024 13:54:12

Dinh Độc Lập là một công trình kiến trúc đặc sắc, một di tích lịch sử đặc biệt và là biểu tượng của Sài Gòn – TP.HCM. Dinh Độc Lập không chỉ là “chứng nhân” lịch sử, nơi lưu dấu mốc son chói lọi – chiến thắng ngày 30/4/1975, mà còn là một biểu tượng của sự hòa hợp, thống nhất đất nước, đúng như tên gọi ngày nay của công trình này – Hội trường Thống Nhất. Nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, kính mời quý vị cùng thăm di tích lịch sử đặc biệt này.
1551 lượt xem 0 Bình luận

Phật giáo đồng hành cùng MTTQVN cấp cơ sở

Tin Phật sự 01/05/2024 13:51:49

Phật giáo đồng hành cùng MTTQVN cấp cơ sở

Tin Phật sự 01-05-2024 13:51:49

Tiếp nối truyền thống yêu nước, đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử, chư Tăng ni, phật tử cả nước đã tích cực tham gia các chương trình thi đua yêu nước, hoạt động an sinh xã hội. Ở các cấp cơ sở, tăng ni là thành viên của MTTQVN, trở thành nhân tố tiêu biểu, luôn dốc lòng, dốc sức vì sự nghiệp chung. Nhân thành công đại hội MTTQ cấp cơ sở, trong chuyên mục Tiêu điểm của Bản tin An viên 24h, mời quý vị cùng nhìn lại vai trò của Phật giáo trong việc tham gia, đồng hành cùng MTTQ địa phương đảm bảo An sinh xã hội, thúc đẩy khối đại đoàn kết toàn dân.
29 lượt xem 0 Bình luận