Kinh Hải Đảo Tự Thân

26/11/2024 17:11:32 410 lượt xem

Quý vị phải thực tập làm hải đảo tự thân, biết nương tựa nơi chính mình mà đừng nương tựa vào một kẻ nào khác, phải thực tập nương tựa vào hải đảo chánh pháp, biết nương tựa nơi chánh pháp chứ đừng nương tựa vào một hải đảo nào khác hay một ai khác.

Đây là những điều tôi được nghe hồi đức Phật đang ở trong khu vườn xoài có nhiều bóng mát bên bờ sông Bạt Đà La ở nước Ma Kiệt Đà. Hồi đó hai vị tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiện Liên vừa nhập diệt không lâu. Hôm ấy là ngày rằm, có lễ bố tát tụng giới. Phật trải tọa cụ, ngồi trước đại chúng.

Sau khi đưa mắt quan sát, Người cất tiếng: Nhìn đại chúng hôm nay ta thấy một khoảng trống lớn. Đó là tại vì hai thầy Xá Lợi Phất và Mục Kiện Liên đã nhập Niết Bàn. Trong các vị thanh văn của chúng ta, hai vị Xá Lợi Phất và Mục Kiện Liên là những người có phẩm chất đầy đủ nhất về các phương diện thuyết pháp, khuyên bảo, dạy dỗ và biện thuyết.

Này quý vị, trên đời có hai thứ tài sản mà người ta thường ưa tìm cầu, đó là tiền tài và pháp tài. Tiền tài là thứ người ta chạy theo người đời để tìm cầu. Pháp tài là thứ người ta có thể đi tìm cầu từ hai thầy Xá Lợi Phất và Mục Kiện Liên. Như Lai là người không còn tìm cầu gì nữa, dù là tiền tài hay pháp tài. Các vị đừng có vì sự kiện hai thầy Xá Lợi Phất và Mục Kiện Liên nhập diệt rồi mà ưu sầu và khổ não. Một cây đại thụ thì có đủ rễ, thân, lá, cành, hoa và trái, sum suê và tươi tốt, nhưng ta biết những nhánh lớn sẽ bị tàn lụi và gãy đổ trước những nhánh nhỏ. Cũng như trên dãy núi châu báu kia, đỉnh cao nhất lại là đỉnh sẽ sụp đổ trước.

Trong đoàn thể đại chúng tu học của Như Lai, Xá Lợi Phất và Mục Kiện Liên là hai vị học giả lớn, vì vậy nếu hai vị có nhập Niết Bàn trước, đó cũng là chuyện đương nhiên. Cho nên ta mới khuyên các vị là chớ nên sinh tâm ưu sầu và khổ não. Tất cả các hiện tượng nào có sinh khởi, có tồn tại, có tác dụng trên các hiện tượng khác, nói khác hơn là tất cả các pháp hữu vi, đều phải theo luật vô thường để đi đến hoại diệt. Muốn cho chúng còn mãi còn hoài mà không hoại diệt, đó là một chuyện không thể xảy ra.

Ta đã từng nhắc nhở quý vị nhiều lần rằng tất cả những gì ta trân quý hôm nay ngày mai thế nào ta cũng phải buông bỏ và xa lìa. Chính ta cũng chẳng bao lâu nữa cũng sẽ ra đi. Vì vậy quý vị phải thực tập làm hải đảo tự thân, biết nương tựa nơi chính mình mà đừng nương tựa vào một kẻ nào khác, phải thực tập nương tựa vào hải đảo chánh pháp, biết nương tựa nơi chánh pháp chứ đừng nương tựa vào một hải đảo nào khác hay một ai khác.

Điều này có nghĩa là thực tập an trú trong phép quán niệm nội thân trong nội thân, sử dụng các bài tập một cách chuyên cần để nuôi dưỡng chánh trí và chánh niệm, để điều phục và chuyển hóa những đam mê và âu lo trên đời, và cũng có nghĩa là thực tập an trú trong phép quán niệm ngoại thân trong ngoại thân, sử dụng các bài tập một cách chuyên cần để nuôi dưỡng chánh trí và chánh niệm, để điều phục và chuyển hóa những đam mê và âu lo trên đời.

Đó gọi là phép quay về nương tựa hải đảo tự thân để nương tựa nơi hải đảo tự thân, quay về nương tựa nơi hải đảo chánh pháp để nương tựa nơi hải đảo chánh pháp mà không nương tựa vào một hải đảo nào khác hay nơi một vật nào khác. Sau khi nghe đức Phật giảng, các vị Tỳ kheo lãnh hội và vâng theo.

 

(Trích Kinh Hải Đảo Tự Thân – Bản dịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh)

6 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

25 vị Đại Bồ Tát bảo hộ người niệm Phật

Kiến thức 09/12/2024 11:07:20

25 vị Đại Bồ Tát bảo hộ người niệm Phật

Kiến thức 09-12-2024 11:07:20

Khám phá 25 vị Đại Bồ Tát gia hộ cho người niệm Phật trong bài viết này, giúp bạn hiểu rõ hơn về sự bảo vệ và sức mạnh tâm linh tuyệt vời. Đọc ngay để nhận được những lời khuyên quý giá cho hành trình tu tập và hành trì niệm Phật của bạn!
3582 lượt xem 0 Bình luận

Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của Đức Phật

Kiến thức 06/12/2024 10:37:08

Lục hòa – 6 phép hòa kính trong Phật giáo

Kiến thức 03/12/2024 11:44:00

Lục hòa – 6 phép hòa kính trong Phật giáo

Kiến thức 03-12-2024 11:44:00

Lục hòa là 6 phương pháp cư xử với nhau cho hòa hợp từ vật chất đến tinh thần từ lời nói đến việc làm. Để hiểu rõ hơn về khái niệm của Lục hòa trong Phật giáo, mời Quý vị và khán giả cùng tham khảo bài viết dưới đây.
6398 lượt xem 0 Bình luận

Bạch Tản Cái Phật Mẫu

Kiến thức 29/11/2024 11:50:54

Bạch Tản Cái Phật Mẫu

Kiến thức 29-11-2024 11:50:54

Bạch Tản Cái Phật Mẫu trong Phật giáo được tôn kính như biểu tượng của lòng từ bi, bảo vệ chúng sinh khỏi khổ đau. Thần chú của Ngài mang ý nghĩa sâu sắc, giúp tâm an lạc và hướng đến sự giải thoát. Bài viết này sẽ giới thiệu về Bạch Tản Cái Phật Mẫu, ý nghĩa của thần chú và cách tụng niệm đúng để mang lại sự bình an trong tâm hồn.
55 lượt xem 0 Bình luận

Thần chú A Di Đà

Kiến thức 28/11/2024 10:55:37

Thần chú A Di Đà

Kiến thức 28-11-2024 10:55:37

Thần chú Phật A Di Đà được biết đến với oai lực mạnh mẽ và sự linh thiêng, được nhiều Phật tử kính ngưỡng. Vậy điều gì làm nên ý nghĩa đặc biệt của thần chú này?
13822 lượt xem 0 Bình luận