Hướng dẫn cách lau dọn bàn thờ ngày Tết chi tiết

21/11/2023 15:30:35 458 lượt xem

Lau dọn bàn thờ ngày Tết là việc mà gia đình nào cũng đều thực hiện trong dịp cuối năm để tạm biệt năm cũ đón chào một năm mới với nhiều tài lộc, may mắn. Thế nhưng nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách dọn dẹp đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách lau dọn bàn thờ ngày Tết đầy đủ và chi tiết. 

Các bước cơ bản dọn bàn thờ ngày Tết 

Dọn bàn thờ ngày Tết không khó nhưng bàn thờ là nơi linh thiêng gắn kết thành viên trong gia đình với tổ tiên, thần linh nên sẽ có những điều riêng biệt bạn cần thực hiện và lưu ý.

Bước 1: Chuẩn bị đồ cúng

Trước khi tiến hành dọn bàn thờ, việc đầu tiên chúng ta cần làm là mở cửa thông thoáng. Chuẩn bị đủ đồ cúng trên bàn thờ, bao gồm: Hương, nến, hoa, quả và thực phẩm. Mỗi loại đồ cúng mang tới một ý nghĩa riêng, cụ thể:

  • Nến: Khi thắp lửa sẽ làm căn nhà ấm cúng hơn.
  • Hương: Khi thắp hương lên gia đình sẽ cùng cầu nguyện, cúng bái tổ tiên thể hiện tấm lòng của thành viên trong gia đình với bề trên.
  • Hoa tươi: Sắc màu của những loài hoa khiến nhà cửa thêm tươi mát. Bên cạnh đó, hoa còn là biểu tượng cho sự sống nên dâng hoa lên bàn thờ sẽ tạo ra năng lượng tích cực trong căn nhà.
  • Ngủ quả: Mâm ngũ quả từ lâu là vật không thể thiếu để dâng lên tổ tiên. Mỗi vùng miền sẽ lựa chọn và bày trí mâm ngũ quả khác nhau. 
  • Thực phẩm: Bên cạnh những vật phẩm trên gia chủ cần chuẩn bị xôi gấc, gà luộc, bánh kẹomâm cúng chay,…đây là phần thiết yếu để dâng cúng tổ tiên.
  • Rượu trắng, gừng, khăn sạch: Gừng rửa sạch giã nát ngâm vào rượu sau đó dùng khăn sạch ngâm vào rượu gừng khoảng nửa tiếng sau đó dùng lau bàn thờ. 

Hướng dẫn cách lau dọn bàn thờ ngày Tết_ các bước, ngày dọn, lưu ý

Bước 2: Khấn xin tổ tiên trước khi dọn

Sau khi đã chuẩn bị mâm cúng đầy đủ và dụng cụ lau dọn, gia chủ bắt đầu thắp hương khấn nguyện tổ tiên và xin phép tổ tiên, thần linh để được phép tiến hành lau dọn bàn thờ Tết. Đợi đến khi nào hương tàn thì mới bắt đầu dọn. 

Tuy nhiên, khác với thay chân hương cuối năm hay tảo mộ. Dọn bàn thờ ngày Tết không cần đọc bài khấn. Mà chỉ cần gia chủ thành tâm xin ông bà, tổ tiên một cách lễ phép, trình rõ họ và tên và lý do bạn muốn xin phép là được.

Bước 3: Hạ đồ trên bàn thờ để lau dọn

Việc đầu tiên khi tiến hành lau dọn bàn thờ chính là hạ đồ muốn lau dọn xuống. Tuy nhiên, không nên xê dịch bát hương. 

Chuẩn bị một chiếc bàn cao để hạ đồ cúng như bài vị, di ảnh, bình hoa, chén nước,…đặt lên bàn, tuyệt đối không để đồ thờ cúng xuống đất. Lưu ý, cần phủ vải học giấy đỏ lên bàn trước khi hạ đồ thờ cúng xuống.

Lúc này, bạn lấy khăn sạch ngâm rượu gừng tiến hành lau sạch đồ thờ. Trong khi lau nên nhẹ tay, lần lượt từng món. Lau đến đâu để lại ngăn nắp đúng vị trí cũ. 

Hướng dẫn cách lau dọn bàn thờ ngày Tết_ các bước, ngày dọn, lưu ý (2)

Bước 4: Rút tỉa chân hương

Đây là một bước khá phức tạp, hành động này còn được gọi là bao sái giúp đem lại tài lộc, thịnh vượng cho gia đình.

Đầu tiên, hãy rửa sạch tay bằng rượu gừng sau đó dùng khăn khô hoặc phất trần phủi sạch bụi và tiến hành lấy khăn đã ngâm rượu gừng lau sạch. Tiếp theo, bạn sẽ đọc bài văn khấn tỉa chân hương để xin phép thần linh, ông bà, tổ tiên và tiến hành rút chân nhang. 

Quy tắc rút chân nhang là dùng 2 tay để rút từng chân cho đến khi số hương còn lại trong bát là số lẻ: 3,5,7 hoặc 9, tuy nhiên gia chủ có thể để lại 5 chân nhang là được. Truyền thống của người Việt sau khi bao sái đều để lại 3 chân nhang tượng trưng cho sự sinh tài. 

Những chân nhang đã rút đặt lên bàn phủ vải sau đó đem hóa thành tro tàn rồi đổ ra sống.

Cuối cùng, bạn dùng khăn ngâm rượu gừng lai sạch bát hương và bàn thờ cho hết bụi và dùng khăn khô lau lại một lần nữa.

Bước 5: Khấn báo đã xong việc dọn dẹp bàn thờ

Sau khi hoàn thành xong 4 bước trên, chúng ta thay nước trên bàn thờ và khấn vái chân thành để thỉnh tổ tiên trở về và báo rằng việc dọn dẹp đã thực hiện xong.

Hướng dẫn cách lau dọn bàn thờ ngày Tết_ các bước, ngày dọn, lưu ý (3)

Xem thêm: Cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc: Mâm cúng, hoa, lễ vật

Ngày tốt lau dọn bàn thờ ngày Tết ngày nào?

Lau dọn bàn thờ ngày Tết Giáp thân năm 2024 từ ngày 23 tháng Chạp, sau lễ cúng Ông Công, Ông Táo thì gia đình tiến hành lau dọn bàn thờ Tết. Việc dọn dẹp bàn thờ gia tiên nên được hoàn tất trước 12h00 đêm ngày 30 Tết. Theo quan niệm phương đồng, đây là thời điểm “thần linh đi vắng” nên gia chủ tranh thủ sửa soạn, dọn dẹp và bày trí nơi thờ tự không làm mạo phạm đến bề trên. 

Thời điểm tốt nhất để thực hiện dọn dẹp bàn thờ ngày Tết nên bắt đầu lúc 6 giờ sáng đến 11h 55 phút trưa hoặc từ 1 giờ chiều đến 17h55 phút. 

Xem thêm: Có nên lau dọn bàn thờ hàng ngày không? Khi làm nên lưu ý gì?

Hướng dẫn cách lau dọn bàn thờ ngày Tết_ các bước, ngày dọn, lưu ý (4)

Lưu ý khi dọn bàn thờ ngày Tết

Trong quá trình dọn dẹp bàn thờ ngày Tết chúng ta cần phải chú ý một số điều sau:

  • Vật dụng dọn dẹp bàn thờ gia tiên: Bàn thờ là nơi linh thiêng và là ngôi nhà của bề trên nên vật dụng khi lau dọn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Nếu có điều kiện có thể sắm một bộ dụng cụ chuyên dụng riêng, nếu kinh tế hạn hẹp có thể sử dụng khăn sạch và chỉ để dùng riêng cho việc bao sái bàn thờ. Tuyệt đối không sử dụng đồ dùng trên bàn thờ trong sinh hoạt gia đình điều này sẽ phạm đến thần linh và bề trên.
  • Nước để lau dọn bàn thờ phải là nước sạch, có thể thay thế bằng nước ấm hoặc rượu ngâm gừng.
  • Trong quá trình dọn bát hương không nên đổ liền tro một mạch, một lúc mà chỉ sử dụng muỗng để múc từ từ. Sau đó mới đổ liền cho mới vào như vậy mang ý nghĩa “ra nhỏ vào lớn” tốt cho đường tiền tài của gia đình. 
  • Tro hương và chân nhang cũ nên hoá thành tro rồi rải xuống sông, hồ thanh mát. Không nên rải xuống những nơi ô uế.
  • Những vật linh thiêng thờ cúng có ý nghĩa quan trọng trong tâm linh người Việt nên cần cẩn thận khi dọn dẹp tránh làm vỡ như lọ hoa, các vật bằng sứ hay thuỷ tinh cần để nơi an toàn, tránh đụng chạm. Đặc biệt, bát hương nơi thần thánh, tổ tiên chứng giám cho gia đình nên trong quá trình lau dọn không nên xê dịch quá nhiều.
  • Sau khi lau dọn xong nên tiến hành bày biện và trang trí bàn thờ ngày Tết để đem lại may mắn cho gia đình.

Hướng dẫn cách lau dọn bàn thờ ngày Tết_ các bước, ngày dọn, lưu ý (5)

Khi năm cũ sắp khép lại và mọi người chuẩn bị đón chào năm mới, việc dọn dẹp bàn thờ tổ tiên trở thành một nghi thức quan trọng trong mỗi gia đình. Hành động này không chỉ nhằm tạo ra không gian linh thiêng, trang trí sáng tạo cho bàn thờ mà còn là lời cầu chúc cho sự bảo hộ của tổ tiên và thần linh. Qua việc này, chúng ta kỳ vọng rằng sẽ mang lại niềm vui, may mắn và thịnh vượng cho gia đình. Mong rằng thông điệp trên sẽ mang lại lợi ích cho bạn. Đừng quên cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích tại bchannel.vn nhé!

Đăng ký cầu an

Quý Phật tử có thể phát tâm công đức cho
Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo thông tin sau:

STK: 12 12 12 5577

Tên tài khoản: Văn phòng Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

42 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Văn khấn nguyện Phật Dược Sư cầu an, tiêu trừ bệnh tật

Sự kiện 23/01/2025 11:17:10

Nghi thức tụng kinh cầu an đầu năm chuẩn

Sự kiện 23/01/2025 11:11:04

Nghi thức tụng kinh cầu an đầu năm chuẩn

Sự kiện 23-01-2025 11:11:04

Tụng niệm là hành động đọc và nhớ lời Phật dạy, là sự kết hợp giữa miệng và tâm để tạo nên một sự tập trung sâu sắc vào lời kinh, giúp thanh lọc tâm hồn và hướng con người đến những giá trị đạo đức, tinh thần.
538 lượt xem 0 Bình luận

Bài tụng kinh cầu an tại nhà: Tụng Kinh gì? Ý nghĩa

Sự kiện 23/01/2025 11:05:17

Bài tụng kinh cầu an tại nhà: Tụng Kinh gì? Ý nghĩa

Sự kiện 23-01-2025 11:05:17

Tụng kinh cầu an tại nhà là nghi thức giúp gia đình cầu mong bình an, sức khỏe và hạnh phúc. Qua việc tụng kinh, gia đình thể hiện lòng kính trọng với Phật và tổ tiên, tạo không gian bình yên và thanh tịnh.
240 lượt xem 0 Bình luận

Tụng kinh ngày 23 tháng chạp: Tụng Kinh gì? Hướng dẫn, nghi thức

Tết An Viên 20/01/2025 17:00:55

Tụng kinh ngày 23 tháng chạp: Tụng Kinh gì? Hướng dẫn, nghi thức

Tết An Viên 20-01-2025 17:00:55

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày cúng ông Công ông Táo về trời. Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật cúng bái, nhiều gia đình còn lựa chọn tụng kinh như một hình thức thể hiện lòng thành kính và cầu mong bình an cho gia đạo. Vậy ngày 23 tháng Chạp tụng kinh gì? Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách tụng kinh ngày 23 tháng Chạp chuẩn, bao gồm cả nghi thức và ý nghĩa của việc làm này.
189 lượt xem 0 Bình luận

Cách cúng giao thừa ở chung cư: Đồ lễ, lưu ý, ý nghĩa

Tết An Viên 18/01/2025 18:07:01