Lễ cúng tất niên là gì? Ý nghĩa và phong tục tất niên

25/10/2023 16:22:46 598 lượt xem

Thông thường vào cuối năm là các gia đình sẽ sum họp và bày mâm cơm tất niên dâng lên tổ tiên. Vậy lễ cúng tất niên là gì? Ý nghĩa và phong tục tất niên như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích về lễ cúng tất niên cuối năm.

Lễ cúng tất niên là gì? 

Một trong các nghi thức đánh dấu sự kết thúc năm âm lịch cũ, đón chào năm mới chính là lễ cúng tất niên. Đây là phong tục tập quán lâu đời mang giá trị văn hóa của người dân Việt Nam. 

Trước khi tổ chức làm lễ cúng, các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, lau dọn bàn thờ. Sau đó, mọi người  chuẩn bị mâm cúng, đọc bài văn khấn tất niên cầu mong sự bình an. Sau khi hương tàn, cả gia đình sẽ quây quần, sum vầy bên nhau để trò chuyện, ăn uống.

tất niên là gì

Lễ cúng tất niên được cúng vào buổi trưa, chiều tối ngày 30 tháng Chạp hoặc 29 tháng Chạp đối với năm thiếu. Bữa cơm tất niên chính là khoảnh khắc thiêng liêng  gắn kết mọi thành viên trong gia đình. Tùy phong tục tập quán mỗi vùng miền mà mâm cỗ cúng tất niên sẽ khác nhau nhưng đều là thế hiện lòng thành kính bề trên. 

Ý nghĩa cúng tất niên cuối năm

Nhiều bạn đọc thắc mắc ý nghĩa lễ cúng tất niên là gì? Đây là một trong các lễ cúng trong năm được người dân Việt Nam lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ý nghĩa lễ cúng này rất nhân văn, mang giá trị tinh thần lo lớn như sau:

Tổng kết hoạt động đáng nhớ trong năm

Cúng tất niên chính là dịp để mọi thành viên trong gia đình cùng nhau tụ họp, chia sẻ những hoạt động đáng nhớ trong năm vừa qua. Đây cũng là lúc để anh em ở xa, ở mọi miền tụ họp quây quần bên nhau, ôn lại những kỷ niệm cũ. Có thể có những niềm vui, thất bại, thành công hay đau khổ của từng người sẽ được chia sẻ trong buổi tụ họp này. 

tất niên là gì (2)

Bỏ qua năm cũ đón năm mới

Tiệc tất niên chính là nét đẹp văn hóa của người Việt từ xưa đến nay. Vào lễ cúng tất niên này thì mọi người quây quần bên nhau thắp nén hương dâng lên tổ tiên, người thân đã mất. Sau đó sẽ cùng thưởng thức những món thức ăn, cùng tâm sự và chào đón năm mới. 

Trong bữa tiệc tất niên này, mọi người sẽ bỏ qua những chuyện không hay trong năm cũ để chào đón năm mới đầy hứng khởi. Các thành viên sẽ háo hức chờ đón và thầm hy vọng những dự định mới sẽ thành công.

Bữa cơm tất niên đêm 30 còn kết hợp phong tục rước ông Công ông Táo về nhà để cai quản việc bếp núc. Đây là lời cầu mong gia đình có được sự ấm no đầy đủ và tài lộc trong năm mới.

Xem thêm: 23 món quà tặng tất niên ý nghĩa Giáp Thìn 2024

Tăng sự gắn kết trong gia đình

Trong tiệc tất niên, mọi người sẽ tổ chức ăn uống vui vẻ, cùng đón giao thừa và mừng năm mới. Các thành viên trong gia đình có thời gian nhiều hơn để hàn huyên, tâm sự bên nhau sau thời gian vất vả làm việc, học tập. 

Đây cũng là lúc để con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ và tổ tiên. Mọi thành viên từ khắp mọi miền tụ họp, tăng cường sự gắn kết tình cảm trong gia đình.

tất niên là gì (3)

Tăng cường mối quan hệ xã hội

Đặc biệt hơn, trong buổi lễ tất niên cuối năm của công ty hay gia đình nếu có mời khách là cơ hội để mọi người gặp gỡ, giao lưu và mở rộng mối quan hệ xã hội của mình. Mối quan hệ rộng sẽ mang đến cho bạn nhiều cơ hội mới trong công việc, kinh doanh…

Phong tục độc đáo tất niên 3 miền

Mỗi vùng miền sẽ có những phong tục về lễ cúng tất niên khác nhau. Cụ thể một số phong tục độc đáo trong cúng tất niên của 3 miền Bắc, Trung, Nam như sau:

Tất niên miền Bắc

Trong mâm cúng tất niên người miền Bắc sẽ có 4 bát 4 đĩa được bày trên mâm. Trong đó các món ăn truyền thống làm đồ cúng trên đĩa gồm có thịt gà, giò, chả quế, thịt lợn, xôi gấc. Những bát trên mâm cúng sẽ gồm có món chân giò hầm măng, canh bóng thả, miến dong, mọc nấm thả. 

tất niên là gì (4)

Bên cạnh đó, nhiều gia đình còn biến tấu mâm cúng với nhiều món ăn khác nhưng vẫn đậm hương vị đặc trưng của miền Bắc như thịt đông, nem rán, nộm, gà tần, móng giò hầm măng lưỡi lợn, bóng nấu thập cẩm, miến nấu lòng gà lòng, mọc, nộm và dưa hành muối. 

Tất niên miền Trung

Ở miền Trung, mâm cúng thường có các món như thịt heo, thịt gà, món xào và canh… Ngoài ra có thể có thêm bát miến Huế, thịt đông, chả Huế, dưa món, cá chiên, canh măng khô… Tùy điều kiện kinh tế mỗi gia đình sẽ lựa chọn các món đồ cúng lễ tất niên khác nhau. 

tất niên là gì (5)

Tất niên miền Nam

Mâm cúng Tất Niên ở miền Nam cũng giống như miền Bắc hay miền Trung gồm có mâm ngũ quả, hương hoa, vàng mã, nến, trầu cau, trà, rượu, bánh chưng. Bên cạnh đó, mâm cỗ thức ăn mặn gồm có củ cải ngâm nước mắm, canh măng nấu, bát canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu, thịt heo luộc, gỏi tôm thịt, chả giò…

tất niên là gì (6)

Thực đơn tất niên cho gia đình, công ty

Thực tế có nhiều thực đơn trong buổi tất niên cho gia đình, công ty khác nhau hiện nay. Mỗi thực đơn sẽ mang đến cho thực khách trải nghiệm ẩm thực riêng biệt như sau:

Thực đơn cho gia đình

Thực đơn tất niên số 1

  • Khai vị: Súp nấm tuyết, Cơm cháy kho quẹt
  • Món chính: Gà sốt phô mai, Bò cuốn lá lốt, Lẩu ếch
  • Tráng miệng: Sữa chua phô mai

Thực đơn tất niên số 2

  • Khai vị: Salad rong biển, Chả giò chiên giòn
  • Món chính: Vịt quay, Lagu bò, Cơm chiên trái thơm
  • Tráng miệng: Panna cotta chanh dây

tất niên là gì (7)

Thực đơn tất niên số 3

  • Khai vị: Gỏi bò rau mầm, Nem rán chua ngọt
  • Món chính: Cà ri gà, Thịt heo nướng mật ong, Ếch chiên nước mắm
  • Tráng miệng: Trái cây

Thực đơn tất niên số 4

  • Khai vị: Súp cua trứng cút, Các món thịt nguội
  • Món chính: Tôm rang me, Cơm chiên dương châu, Cháo gà
  • Tráng miệng: Bánh su kem

Thực đơn cho công ty

Thực đơn tất niên số 1

  • Khai vị: Salad cá ngừ kèm bánh phồng tôm, Nem rán cùng củ cải muối
  • Món chính: Cơm chiên hải sản, Gà hấp lá chanh, Cá diêu hồng mắm xoài
  • Tráng miệng: Trái cây

Thực đơn tất niên số 2

  • Khai vị: Gỏi bò bóp thấu, Tôm cuốn bánh mì sandwich
  • Món chính: Sườn nướng mật ong, Miến xào bò, Lẩu cá lăng măng chua
  • Tráng miệng: Flan trái dừa

tất niên là gì (8)

Thực đơn tất niên số 3

  • Khai vị: Súp thập cẩm, Thịt heo quay
  • Món chính: Vịt nấu chao, Gà chiên nước mắm, Tôm sú hấp bia
  • Tráng miệng: Rau câu trái cây

Xem thêm: Bài văn khấn cúng tất niên công ty cơ quan chuẩn phong tục Việt

Thực đơn tất niên số 4

  • Khai vị: Gỏi sứa tôm thịt, Chả giò chiên trái cây
  • Món chính: Bò né bông thiên lý, Gà lên mâm 5 món, Cơm chiên cá mặn
  • Tráng miệng: Chè nhãn nhục hạt sen

Bài viết chia sẻ về lễ cúng tất niên là gì, ý nghĩa của lễ tất niên và phong tục tập quán từng vùng miền. Thực hiện buổi tất niên mang ý nghĩa tinh thần to lớn cho mỗi người vào dịp cuối năm. Mọi người sẽ xóa bỏ mọi lo toan của cuộc sống để cùng nhau cố gắng, nỗ lực vì điều tốt đẹp trong năm mới. 

Đăng ký cầu an

Quý Phật tử có thể phát tâm công đức cho
Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo thông tin sau:

STK: 12 12 12 5577

Tên tài khoản: Văn phòng Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

38 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm

Tết An Viên 13/02/2024 13:59:47

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’

Sự kiện 12/02/2024 11:52:27

Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người

Sự kiện 12/02/2024 10:02:41

Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí

Tết An Viên 10/02/2024 17:57:10

Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn

Tết An Viên 10/02/2024 00:16:38