Lễ tạ mộ là gì? Sắm lễ tạ mộ cần những gì? Lưu ý khi cúng

25/10/2023 15:54:06 1409 lượt xem

Một trong các nghi lễ thường được tổ chức vào dịp đầu năm, cuối năm hay khi xây mộ mới là lễ tạ mộ. Đây là lễ cúng quan trọng trong văn hóa tâm linh người Việt thể hiện sự thành kính với người đã mất. Vậy lễ cúng tạ mộ cần những gì, có mấy loại, lưu ý như thế nào sẽ được giải đáp chi tiết qua nội dung dưới đây.  

Lễ tạ mộ là gì?

Lễ tạ mộ chính là một trong những phong tục tập quán lâu đời người dân Việt Nam từ xa xưa đến nay. Thông thường, trong ngày lễ này thì con cháu sẽ ra phần mộ người đã khuất trong gia đình để đắp thêm đất, thực hiện lễ cúng. Sau đó gia chủ sẽ rước vong linh tổ tiên về đón năm mới cùng con cháu.

Khi làm nghi thức tạ mộ này thì con cháu có mong ước sẽ nhờ các vị thần xung quanh trấn giữ đất phần mộ gia đình dòng họ được an cư. Song song đó là mong muốn tổ tiên đã khuất được an nghỉ và phù hộ độ trì cho con cháu. 

Lễ tạ mộ là gì_ Sắm lễ tạ mộ cần những gì_ Lưu ý khi cúng

Tại sao lại cần đi tạ mộ?

Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam thường có phong tục thực hiện nghi lễ tạ mộ vào đầu năm, cuối năm hay khi có mộ mới. Vậy lý do cần đi tạ mộ là gì sẽ được giải đáp như sau: 

Mong người đã mất được yên nghỉ

Nghi lễ tạ mộ mang ý nghĩa là sự mong cầu người thân đã khuất có thể yên nghỉ và không có sự quấy rầy của ngoại quỷ. Đây là truyền thống tâm linh đáng để gìn giữ và tôn vinh của người Việt.

Lễ tạ mộ là gì_ Sắm lễ tạ mộ cần những gì_ Lưu ý khi cúng (2)

Ghi nhớ công ơn của người bề trên

Ngoài ra, lễ tạ mộ cũng là để ghi nhớ công ơn của người bề trên, là cách để thông báo đến các vị thần linh, thổ địa cai quản đất khu mộ và cầu xin các vị thần bảo vệ. Chính những ý nghĩa tâm linh đó mà chúng ta nên duy trì việc đi tạ mộ vào đầu năm, cuối năm hay khi có mộ mới.

Xem thêm: Chuyên mục Tết An Viên

Những lễ tạ mộ trong văn hoá người Việt

Trong văn hóa người Việt có nhiều nghi lễ tạ mộ khác nhau như sau: 

  • Lễ cúng tạ mộ mới xây
  • Lễ cúng tạ mộ vào đầu năm
  • Lễ cúng tạ mộ vào cuối năm 
  • Lễ tạ mộ kết phát dành cho những ngôi mộ đặc biệt trong phong thủy tâm linh.
  • Lễ cúng tạ mộ kết mối dành cho những ngôi mộ có lớp keo kiên cố như xi măng để bảo vệ nguyên vẹn hài cốt bên trong.
  • Lễ cúng tạ mộ tam đại là lễ cúng tổ tiên 3 đời.
  • Lễ tạ mộ kết thủy là lễ cúng dành cho ngôi mộ có lớp nước bảo vệ thi hài người mất giống khi ướp xác.
  • Lễ cúng tạ mộ rằm tháng 7
  • Lễ cúng tạ mộ dòng tộc, dòng họ

Lễ tạ mộ là gì_ Sắm lễ tạ mộ cần những gì_ Lưu ý khi cúng (3)

Sắm lễ tạ mộ cần những gì?

Việc chuẩn bị lễ vật trong ngày lễ cúng tạ mộ là điều quan trọng mà chúng ta cần lưu ý. Để nghi thức được thể hiện trọn vẹn, mâm cúng cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật sau:

Phần hoa quả và các thứ kèm theo:

  • 10 bông hoa tươi như hoa cúc, hoa bách hợp, hoa hồng đỏ
  • Trầu và cau 3 lá và 3 cành 
  • Rượu trắng 0,5 lít
  • Ly rượu: 5 cái nhỏ
  • 1 ly nước sạch 
  • 1 gói thuốc lá 
  • Chè gói 
  •  2 cây nến
  • Nhang + 5 loại hoa quả rửa sạch 
  • Xôi và gà luộc, khẩu thịt khi cúng mặn hoặc mâm cỗ chay

Lễ tạ mộ là gì_ Sắm lễ tạ mộ cần những gì_ Lưu ý khi cúng (4)

Vàng mã :

  • Ngựa giấy 5 con đầy đủ màu trắng, xanh lá cây, vàng, đỏ, tím kèm mũ, áo, cờ, kiếm.
  • Tiền vàng mã như tiền xu, vàng lá, tiền âm phủ và 1 cây vàng hoa đỏ
  • Quần áo tùy vào số lượng người mất là nam, nữ, già, trẻ.

Ngoài ra tùy vào phần mộ của gia đình sẽ cần chuẩn bị thêm mâm, đĩa đựng tiền vàng đẻ bày biện mâm cúng cho phù hợp. 

Xem thêm: 6 Bài văn khấn cúng tạ mộ chính xác phong tục cổ truyền Việt

Nên tạ mộ khi nào?

Thông thường chúng ta sẽ thực hiện lễ tạ mộ vào thời điểm đầu năm, cuối năm hay khi có mộ mới xây. Cụ thể như sau:

Lễ tạ mộ cuối năm

Cúng tạ mộ cuối năm được tiến hành sau thời gian rước ông Táo về trời từ 23/12 âm lịch đến ngày 30/12 âm lịch. Lúc này gia đình sẽ tiến hành viếng thăm và dọn dẹp phần mộ tổ tiên sạch sẽ rồi cúng mộ và đọc văn khấn.

Lễ tạ mộ là gì_ Sắm lễ tạ mộ cần những gì_ Lưu ý khi cúng (5)

Lễ cúng này chính là lời cảm ơn đến người thân đã khuất phù hộ và che chở cho con cháu. Ngoài ra, đây cũng là nghi thức mời tổ tiên, gia tiên về ăn Tết, sum họp cùng với gia đình.

Lễ tạ mộ mới xây

Lễ tạ mộ mới xây thực hiện ngay sau khi môi mộ được hoàn thành. Đây là nghi lễ thể hiện sự kính trọng của gia chủ đối với gia tiên và là lời xin phép các vị thần để người đã khuất an nghỉ trên mảnh đất này.

Lễ tạ mộ đầu năm

Cúng tạ mộ đầu năm sẽ được thực hiện khá sớm khoảng vào đầu tháng 3 âm lịch, ví dụ như ngày 3/3 hàng năm.

Lưu ý khi thực hiện lễ tạ mộ 

Thực hiện lễ tạ mộ cần chú ý về thời gian, lễ vật để không phạm phải thần linh tứ phương. Trong đó các lưu ý khi tạ mộ bạn cần quan tâm như sau: 

  • Tránh đi tạ mộ vào sáng quá sớm và buổi chiều quá tối là thời điểm có nhiều âm khí. 
  • Nên đi tạ mộ đông người và tránh những nơi hẻo lánh, quá heo hút. Bởi nơi đặt mộ thường có âm khí nặng nên chúng ta cần đi đông người để dương khí  cân bằng. 
  • Khi đi tạ mộ cần phải có lòng thành tâm, kính cẩn trước sau tránh dẫm đạp lên phần mộ người khác. 
  • Trước khi bày lễ cúng tạ mộ cần dọn dẹp sạch sẽ phần mộ và khu vực xung quanh. Đồng thời, không nên ăn đồ cúng ngay tại mộ bởi rất dễ bị lạnh bụng gây đau bụng. 
  • Không nên mang trẻ con đi tảo mộ, không đùa giỡn hay ngồi lên phần mộ. 
  • Con gái bị hành kinh và phụ nữ đang mang thai, người mệt mỏi uể oải không đi tảo mộ. 
  • Sau khi đi tảo mộ về cần bước qua chậu lửa, rắc nước lá bưởi, tắm nước lá gừng để tránh điều xui rủi.  

Lễ tạ mộ là gì_ Sắm lễ tạ mộ cần những gì_ Lưu ý khi cúng (6)

Người không nên đi lễ tạ mộ

Không phải ai cũng có thể đi tạ mộ bởi nơi có mộ phần chứa âm khí nặng. Do đó, một số đối tượng sau nên hạn chế đi tạ mộ để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mình:

  • Phụ nữ có thai, người ốm yếu hay bệnh tật…
  • Trẻ em dưới 10 tuổi 
  • Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt

Lễ tạ mộ là nghi thức tâm linh đòi hỏi sự tỉ mỉ, cầu kỳ, kỹ càng khi chuẩn bị và thực hiện. Hy vọng mỗi người đã có cho mình những kinh nghiệm hữu ích để buổi lễ cúng tạ mộ diễn ra thuận lợi nhất.

Đăng ký cầu an

Quý Phật tử có thể phát tâm công đức cho
Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo thông tin sau:

STK: 12 12 12 5577

Tên tài khoản: Văn phòng Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

54 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm

Tết An Viên 13/02/2024 13:59:47

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’

Sự kiện 12/02/2024 11:52:27

Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người

Sự kiện 12/02/2024 10:02:41

Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí

Tết An Viên 10/02/2024 17:57:10

Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn

Tết An Viên 10/02/2024 00:16:38