Lễ tảo mộ là gì? Ngày tảo mộ là ngày bao nhiêu 2024? Sắm lễ, ý nghĩa 

25/10/2023 15:57:49 854 lượt xem

Từ xưa đến nay, nghi lễ tảo mộ là nét văn hóa cổ truyền tốt đẹp của người dân Việt Nam. Vậy lễ tảo mộ là gì? Ngày tảo mộ năm 2024 là ngày bao nhiêu? Ý nghĩa như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích. 

Lễ tảo mộ là gì?

Tảo mộ chính là hoạt động sửa sang, dọn dẹp phần mộ của ông bà tổ tiên, người thân đã mất trong gia đình trước khi Tết đến. Đây là tục lệ có từ bao đời nay và thường được thực hiện từ ngày 10 tháng chạp tới 30 tết khi gia đình đã đông đủ cháu con.

Vào lễ tảo mộ, mọi người cùng phát cỏ, trang trí lại mộ phần tươm tất rồi mời ông bà, tổ tiên về nhà đón tết với con cháu. Công việc phải xong xuôi trước chiều 30 nếu tháng đủ và chiều 29 nếu tháng thiếu để kịp đón giao thừa.  

Lễ tảo mộ là gì_ Ngày tảo mộ là ngày bao nhiêu 2024_ Sắm lễ, ý nghĩa

Ngày tảo mộ là ngày bao nhiêu năm 2024?

Ngày tảo mộ năm 2024 được thực hiện từ sau ngày 23 tháng Chạp đến chiều 30 Tết. Ngoài ra, các gia đình có thể làm vào nhiều thời điểm khác như Tết Thanh Minh, Rằm tháng 7…  

Lễ tảo mộ là gì_ Ngày tảo mộ là ngày bao nhiêu 2024_ Sắm lễ, ý nghĩa (2)

Ý nghĩa phong tục tảo mộ của dân tộc Việt

Tục lệ tảo mộ ngày tết của người dân Việt thể hiện tinh thần tôn kính, hiếu thảo với người đã khuất. Đây cũng là cách để giáo dục tốt cho các lớp con cháu sau này về nguồn cội của mình. 

Lễ này cũng là dịp răn dạy mỗi người cần nhìn lại đạo đức chính mình, nhắc nhở chúng ta sống tốt với mọi người, cha mẹ, người thân. Đây cũng là thời khắc để gia đình có thể quây quần bên nhau ôn lại kỷ niệm xưa.

Xem thêm: Chuyên mục Tết An Viên

Lễ tảo mộ là gì_ Ngày tảo mộ là ngày bao nhiêu 2024_ Sắm lễ, ý nghĩa (3)

Sắm lễ tảo mộ gồm những gì?

Cụ thể, khi đi tảo mộ bạn cần mang theo xẻng, cuốc nhằm sửa sang, dọn dẹp xung quanh phần bia mộ. Sau đó, gia chủ cần chuẩn bị thêm mâm cúng gồm các lễ vật sau

  • 10 bông hoa tươi màu đỏ
  • 3 lá trầu, 3 quả cau
  • 1/2 lít rượu, 5 chén đựng rượu và 10 lon bia
  • 2 bao thuốc, 2 gói trà
  • 2 nến màu đỏ
  • 5 con ngựa 5 màu, trên mỗi con ngựa có 10 lễ tiền vàng như tiền xu, tiền âm phủ và tiền vàng lá.
  • 5 bộ quần áo vàng mã
  • 4 đĩa để tiền vàng

Chuẩn bị đầy đủ lễ vật thể hiện sự kính trọng bề trên, tổ tiên khi làm lễ cúng.

Xem thêm: Bài văn khấn cúng tảo mộ cuối năm chi tiết chuẩn phong tục Việt

Lễ tảo mộ là gì_ Ngày tảo mộ là ngày bao nhiêu 2024_ Sắm lễ, ý nghĩa (4)

Những điều kiêng kỵ khi đi lễ tảo mộ

Việc thực hiện lễ tảo mộ cần tiến hành đúng và cẩn thận để tránh những điều kiêng kỵ không tốt lành. Trong đó, một số lưu ý bạn cần quan tâm khi đi như sau:

  • Không thực hiện vào những ngày trời u ám để tránh nhiễm khí lạnh gây tác động xấu đến sức khỏe.
  • Không nên đùa giỡn, cười nói to khi đi, không gọi kêu tên nhau rất thất kính với tổ tiên.
  • Không mặc trang phục hở hang, ngắn cũn thiếu tôn trọng và thành kính với  người đã khuất.
  • Người chủ gia đình hoặc người lớn tuổi cần thắp nhang, đèn xin phép và đọc văn khấn. Trong khi đợi hương tàn, con cháu tiến hành dọn dẹp phần mộ và khi nhang cháy 2/3 thì gia chủ hóa vàng, xin lộc.
  • Khi hóa vàng nên kêu tên người đã khuất để họ nhận được đồ bạn muốn gửi và cảm thấy lòng ấm áp hơn.
  • Sau khi tảo mộ về nên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo để tránh hàn khí ám vào người, tránh điều xui xẻo trong cuộc sống.

Lễ tảo mộ là gì_ Ngày tảo mộ là ngày bao nhiêu 2024_ Sắm lễ, ý nghĩa (5)

Tóm lại, lễ tảo mộ là gì, ý nghĩa lễ tảo mộ và điều kiêng kỵ khi đi tảo mộ đã được giải đáp cụ thể ở trên. Thực hiện nghi lễ này để chúng ta bày tỏ lòng thành kính với người đã khuất, giúp răn dạy con cháu biết ơn về tổ tiên, nguồn cội.

Đăng ký cầu an

Quý Phật tử có thể phát tâm công đức cho
Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo thông tin sau:

STK: 12 12 12 5577

Tên tài khoản: Văn phòng Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

31 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm

Tết An Viên 13/02/2024 13:59:47

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’

Sự kiện 12/02/2024 11:52:27

Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người

Sự kiện 12/02/2024 10:02:41

Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí

Tết An Viên 10/02/2024 17:57:10

Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn

Tết An Viên 10/02/2024 00:16:38