Cách chuẩn bị mâm cúng 30 Tết ba miền Bắc, Trung, Nam

22/11/2023 10:57:07 593 lượt xem

Theo quan niệm xa xưa, đêm giao thừa gia đình nào cũng đều gác lại mọi việc để chuẩn bị mâm cúng 30 Tết thật tươm tất, đầy đủ và chi tiết với mong muốn chia tay năm cũ để đón chào một năm mới bình an, hạnh phúc. Vậy mâm cúng 30 Tết cần chuẩn bị những gì, chúng ta hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Cúng tất niên hay tiệc tất niên (30 Tết) là một nét đẹp văn hoá truyền thống lâu đời của người Việt. Tiệc tất niên là bữa tiệc cuối năm đánh dấu sự kết thúc của một năm cũ và chào đón một năm mới với mong ước những điều may mắn, tốt đẹp nhất đến với gia đình. Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình sum vầy và cùng nhau chuẩn bị mâm cúng thịnh soạn dâng lên ông bà, tổ tiên. 

Mâm cúng 30 Tết miền Bắc

Với người miền Bắc, trong mâm cúng 30 Tết luôn đầy đủ 4 bát, 4 đĩa (mâm cỗ nhỏ), 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa với mâm cỗ lớn. Cũng có một số gia đình chuẩn bị mâm cao, cỗ đầy xếp cao từ 2 đến 3 tầng. 

Ở miền Bắc một mâm cúng tất niên truyền thống thường gồm những món ăn cơ bản bao gồm: 

  • Bánh chưng
  • Dưa hành
  • Giò nạc, giò thủ
  • Món xào
  • Nem
  • Rau nộm
  • Măng ninh lưỡi lợn
  • Mọc nước
  • Cơm 3 bát

Cách chuẩn bị mâm cúng 30 tết 3 miền Bắc, Trung, Nam

Ngoài ra còn có những món mặn và một số lễ khác như:

  • Hoa tươi
  • Cành đào nhỏ
  • Trầu cau
  • Trà rượu
  • Gạo, muối

Với gia đình cúng chay thì có thể dâng mâm cỗ chay đơn giản hơn như:

  • Bánh chưng chay
  • Chè kho
  • Chè bà cốt (chè con ong)
  • Cơm
  • Đậu rán
  • Giò chay
  • Canh củ quả chay hoặc canh măng chay
  • Nộm đu đủ
  • Xôi đậu xanh

Xem thêm: 6 bài văn khấn cúng 30 Tết chuẩn phong tục Việt

Mâm cúng 30 tết miền Trung

Mâm cúng 30 Tết tại miền Trung cũng giống như người miền Bắc, gia đình cũng chuẩn bị sắm sửa đầy đủ. Thường trong mâm cỗ Tết miền Trung không yêu cầu số lượng 4-4, 6-6, 8-8 như miền Bắc nhưng sẽ có những món đặc sản không thể thiếu gồm:

  • Bánh chưng, bánh tét
  • Dưa món củ kiệu
  • 3 Giò lụa
  • Thịt đông
  • Gỏi gà bóp rau răm
  • Nem
  • Măng ninh khô
  • Canh miến
  • Cá chiên hay ram
  • Cơm 3 bát

Cách chuẩn bị mâm cúng 30 tết 3 miền Bắc, Trung, Nam (2)

Mâm cúng 30 tết miền Nam

Mâm cỗ cúng 30 Tết miền Nam cũng rất nhiều món đặc trưng của vùng miền. Trong đó món ăn không bao giờ thiếu chính là canh măng, thịt kho tàu, chả, giò, nem, bánh tét,….

Bên cạnh đó, mâm cúng 30 Tết sẽ bao gồm:

  • Bánh tét
  • Dưa giá củ kiệu
  • Thịt heo luộc
  • Thịt kho tàu
  • Gỏi cuốn
  • Nem
  • Gỏi tôm thịt
  • Măng tươi ninh
  • Khổ qua nhồi thịt
  • Cơm 3 chén

Xem thêm: 3 bài văn khấn mời các cụ, ông bà tổ tiên về ăn Tết

Cách chuẩn bị mâm cúng 30 tết 3 miền Bắc, Trung, Nam (3)

Lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng 30 Tết

Nghi lễ cúng 30 Tết cũng giống như các nghi lễ khác trong năm không quá cầu kỳ trong quá trình chuẩn bị cũng như thực hiện nhưng gia chủ cần phải lưu ý một số điều sau:

  • Dù Tất niên không cần quá trang trọng, cầu kỳ nhưng cũng không vì vậy mà chuẩn bị sơ sài. Tuỳ vào từng điều kiện gia đình mà gia chủ chuẩn bị mâm cúng ít hay nhiều nhưng phải có những món ăn truyền thống trong ngày Tết và được bày viện, chuẩn bị chu đáo, sạch sẽ.
  • Để lễ cúng Tất niên thành kinh và trang nghiêm trước khi làm lễ cúng gia chủ cần dọn dẹp, bao sái lại ban thờ sạch sẽ. 
  • Tất niên là bữa cơm sum vầy của gia đình cần phải có đầy đủ các thành viên trong gia đình để thể hiện sự ấm cúng, sum họp.
  • Tất niên chính là thời điểm gia đình đoàn tụ sau một năm đi làm vất vả, xa nhà. Bởi vậy tránh cãi nhau, chửi mắng thay vào đó nên nói những câu chuyện tốt lành và vui tươi.

Xem thêm: 9 điều cần làm vào giao thừa 30 Tết để năm mới bình an, may mắn

Cách chuẩn bị mâm cúng 30 tết 3 miền Bắc, Trung, Nam (4)

Tết là dịp quan trọng nhất trong năm và buổi tất niên không chỉ là bữa cơm sum vầy của gia đình mà còn là lúc chào đón ông Táo trở về và kính mời tổ tiên về nhà ăn Tết. Nó không chỉ là một phong tục truyền thống của dân tộc Việt mà còn là dịp mọi người tôn vinh và duy trì một cách trang trọng, tươm tất. Đừng quên cập nhật thêm nhiều bài viết hay tại bchannel.vn nhé!

Đăng ký cầu an

Quý Phật tử có thể phát tâm công đức cho
Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo thông tin sau:

STK: 12 12 12 5577

Tên tài khoản: Văn phòng Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

35 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Ni sư Thích Tâm Trí: Chữ “Duyên” với đạo Phật của vị Ni sư tận tâm

Tết An Viên 13/02/2024 13:59:47

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: ‘Mỗi người Việt Nam đều là một đại sứ văn hoá’

Sự kiện 12/02/2024 11:52:27

Tiến sĩ Phan Bích Thiện: Nỗ lực mang Tết Việt tới xứ người

Sự kiện 12/02/2024 10:02:41

Hành trình trở về quê hương của Ni sư Thích Tâm Trí

Tết An Viên 10/02/2024 17:57:10

Đức Pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng chúc mừng Tết Giáp Thìn

Tết An Viên 10/02/2024 00:16:38